Powered by Techcity

Hương sắc biên cương – Vietnam.vn

Một cơ sở thu mua lá dong chuẩn bị cung ứng về xuôi
Một cơ sở thu mua lá dong chuẩn bị cung ứng về xuôi

“Lộc rừng” về phố

Cữ 15 tháng Chạp, khi những cơn mưa phùn nặng hạt mang theo cái lạnh như cứa vào da, cũng là lúc bà con vùng cao rủ nhau đi hái lộc rừng. Ấy là lá dong, là cuộn giang… dùng để gói bánh; được thu hái tự nhiên từ rừng; để người người, nhà nhà thêm chút hương sắc ngày tết.

Dẫu mỗi năm chỉ hái một lần, nhưng cũng đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Giá thu mua lá dong của thương lái tùy thuộc vào từng năm. Như năm nay, thương lái thu mua cho bà con từ 300 – 400 đồng/lá. Mỗi người có thể thu về 300 – 400 nghìn đồng/ngày từ hái lá dong. Còn ống giang, giá bán là 1.000 đồng/ống, mỗi ngày 1 người có thể lấy được 250 – 300 ống giang, cũng cho thu về từ 250.000 – 300.000 đồng.

Rồi cả đào, những vùng bạt ngàn đào như Quế Phong, Kỳ Sơn… cũng đang rục rịch chặt cành, đào gốc… vận chuyển về xuôi. Ở miền biên viễn xứ Nghệ, những nương đào đã bắt đầu nhuộm thắm bản làng, tô điểm thêm bức tranh xuân ngày tết thêm ấm áp. Đào ở Kỳ Sơn, Quế Phong… từ nhiều năm nay đang là mặt hàng chưng tết khó thiếu của nhiều gia đình miền xuôi, dẫu giá cả không hề dễ thở.

Anh Xồng Bá Lẩu-bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) khoe: Nhà ta có gần 1.000 gốc đào, mỗi năm bán cành vào dịp tết cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Cái đó, nghèo cũng vì thế mà dần lùi xa.

Những gốc đào của anh Lẩu và bao hộ dân ở Kỳ Sơn được trồng trên nương, quanh nhà sàn, quần cư với người trong cuộc sống bồn bề nơi miền biên cương xa lắc. Ngoài những cành đào bạc thếch, mốc xì quanh gốc, được chằng néo cẩn thận trên những chuyến xe đổ về xuôi; còn là những bao nếp nương, gừng, nghệ, măng khô, và cả bầu, bí… cũng hối hả vượt núi, vượt rừng về với thị thành.

Những nương đào bộn tiền ở Na Ngoi (Kỳ Sơn)
Những nương đào bộn tiền ở Na Ngoi (Kỳ Sơn)

Những sản phẩm ấy, là chắt chiu một nắng hai sương khó nhọc của những lão nông miền sơn cước. Để rồi vào dịp cuối năm, thương lái từ nhiều địa phương ở miền xuôi, ngược các huyện miền núi Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn… để thu mua “lộc rừng” về cung ứng thị trường Tết.

 Có thâm niên nhiều năm “ăn hàng” hai chiều từ Con Cuông về các huyện miền xuôi và ngược lại, chủ xe tải Hùng Hương kể: Dịp tết bọn tôi rất bận, hàng đi về liên tục trong ngày. Chủ yếu là nhu yếu phẩm của bà con được vận chuyển về xuôi bán. Giá cả thường cao hơn ngày thường nên bà con cũng có thêm thu nhập.

Đến “sản vật” nhà làm

Lợn, bò, trâu… của đồng bào miền núi đang là những mặt hàng được yêu thích dịp tết đến xuân về. Đáp ứng nhu cầu này của người miền xuôi, người dân các huyện vùng cao đã chế biến thành những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Từ đầu tháng 12 âm lịch, các bản làng ở miền Tây xứ Nghệ đã đỏ lửa suốt ngày đêm chế biến các đặc sản cung ứng thị trường Tết Nguyên đán. Từ những món ăn truyền thống của người dân như, bò giàng, trâu giàng, lạp xườngng, rượu cần, rượu men lá… giờ đây đã trở thành những đặc sản được người dân miền xuôi ưa chuộng.

 Những món ăn này, cũng đã trở thành một loại quà biếu độc đáo trong dịp Tết nên đây cũng là thời điểm những loại đặc sản này được tiêu thụ mạnh nhất, nhiều cơ sở không đủ hàng để cung ứng cho khách.

Trong số đó, thịt bò giàng, trâu giàng (loại thịt gác bếp) ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương là món được giới sành ăn đánh giá cao. Việc chế biến sản phẩm này rất cầu kỳ, phải chọn phần thịt chắc, thớ dọc, tươi và ngon mà chỉ có loại thịt trâu, bò bản địa mới đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này.

Sau khi cắt thịt thành từng thớ, ướp các gia vị như gừng, riềng, ớt khô, mặc khén và muối trắng…, bà con sẽ gác thịt trên bếp củi, hong khô bằng than và khói bếp.

"Lộc rừng" được người dân bày bán nơi phố núi Mường Xén - Kỳ Sơn
“Lộc rừng” được người dân bày bán nơi phố núi Mường Xén – Kỳ Sơn

Chế biến từ những phần ngon nhất, qua nhiều công đoạn, thịt bò giàng, trâu giàng có vị đậm đà, được nhiều người ưa chuộng. Hiện giá 1kg bò giàng dao động từ 1-1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó, với ưu điểm tiện lợi, dễ cất trữ, vận chuyển… nên đang là món đặc sản được nhiều người chọn làm quà biếu trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, lạp xưởng là món ăn truyền thống thường được chế biến mỗi khi dân bản có lễ hội, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết. Những con lợn bản địa được làm thịt, chọn phần thịt nạc chen thớ mỡ, rửa sạch, cắt hình hạt lựu và ướp với gia vị truyền thống.

Sau khi ướp gia vị, phần thịt đó được dồn vào lòng non của lợn đã làm sạch và hong khô, tạo thành vỏ bọc bên ngoài. Sau đó, đem hong dưới nắng rồi hun bằng khói bếp tạo vị thơm đặc trưng. Đây cũng là món ăn tiêu thụ mạnh, được người dân miền xuôi đặt hàng nhiều vào dịp Tết.

Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ một cơ sở sản xuất lạp xưởng, bò giàng ở thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương cho biết: Mỗi dịp Tết Nguyên đán, cơ sở chúng tôi sản xuất khoảng hơn 1 tấn lạp xưởng, và cũng chừng ấy bò giàng… nhưng thường hết rất sớm vì nguyên liệu đầu vào được tuyển lựa rất kỹ.

Một thức uống đậm đà dư vị của người vùng cao… đang dần trở thành thứ khó thiếu với người miền xuôi mỗi dịp lễ, tết. Ấy là rượu cần, rượu men lá. Những vùng chuyên sản xuất rượu ở Con Cuông… đang là nơi cũng cấp nguồn rượu cần, rượu men lá nức tiếng.

Nấu rượu men lá là nghề truyền thống bao đời nay của đồng bào Thái bản Xiềng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Hiện nay, ở bản Xiềng có 3 tổ nấu rượu với 41 hộ tham gia. Rượu chủ yếu được các tư thương thu mua nhập cho các nhà hàng, các mối hàng quen ở thành phố Vinh và Hà Nội. 

Những năm gần đây, nghề làm rượu men lá bản Xiềng phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu/ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít đã mang lại thu nhập cho các hộ làng nghề, là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm.

Tết đang đến rất gần. Những chuyến xe hàng đổ về xuôi cũng vì thế mà thêm tấp nập, hối hả. Hương sắc biên cương đang trở thành sản phẩm đặc trưng, tô điểm thêm cho bức tranh ngày tết nhiều dự vị ngọt ngào. Nhưng cái ngọt ngào lớn nhất, là đang góp phần để cuộc sống người dân miền sơn cước bớt đói nghèo, khốn khó…

Rộn ràng đón Tết cổ truyền của đồng bào Mông ở Sơn La

Cùng chủ đề

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Khánh thành “Trường đẹp cho em”

Tỉnh đoàn Sơn La vừa phối hợp với Huyện đoàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường La, Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam, Dự án sức mạnh 2000, tổ chức khánh thành “Trường đẹp cho em” tại các điểm trường Tảo Ván và Chông Du Tẩu, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Chiềng Công, huyện Mường La. Hai điểm trường này được khởi công xây dựng từ tháng 10/2024...

Khai mạc Giải thi các môn thể thao dân tộc năm 2025

Ngày 7/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La tổ chức khai mạc Giải thi các môn thể thao dân tộc, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Giải thu hút trên 200 vận động viên đến từ 8 đoàn thể thao của các huyện, thành phố và Trường Đại học Tây Bắc tham gia. Các VĐV thi đấu ở 43 nội dung nam, nữ, nam - nữ phối hợp của các bộ môn: Kéo co,...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Triển khai nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025

Ngày 6/1, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lưu Minh Quân, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghi; cùng dự có lãnh đạo một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu...

Cùng tác giả

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Khánh thành “Trường đẹp cho em”

Tỉnh đoàn Sơn La vừa phối hợp với Huyện đoàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường La, Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam, Dự án sức mạnh 2000, tổ chức khánh thành “Trường đẹp cho em” tại các điểm trường Tảo Ván và Chông Du Tẩu, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Chiềng Công, huyện Mường La. Hai điểm trường này được khởi công xây dựng từ tháng 10/2024...

Khai mạc Giải thi các môn thể thao dân tộc năm 2025

Ngày 7/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La tổ chức khai mạc Giải thi các môn thể thao dân tộc, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Giải thu hút trên 200 vận động viên đến từ 8 đoàn thể thao của các huyện, thành phố và Trường Đại học Tây Bắc tham gia. Các VĐV thi đấu ở 43 nội dung nam, nữ, nam - nữ phối hợp của các bộ môn: Kéo co,...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Triển khai nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025

Ngày 6/1, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lưu Minh Quân, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghi; cùng dự có lãnh đạo một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu...

Cùng chuyên mục

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Bộ ảnh cưới trong đêm say chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngày 6-1, cư dân mạng liên tục bấm like bộ ảnh cưới chụp tại Hà Nội vào tối 5-1. Trong ảnh, chú rể mặc áo cờ đỏ sao vàng, đầu đeo băng rôn cổ vũ, tay cầm pháo sáng đang nắm tay cô dâu. Phía sau là đoàn người đang vẫy cờ trong men say chiến thắng, ăn mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024. Cô dâu chú rể trong đêm say chiến thắng của đội tuyển...

Trải nghiệm cuộc sống bình yên ở làng nguyên thủy Hang Táu ở Sơn La

Làng nguyên thủy Hang Táu thuộc xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, với phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Đón chào đoàn khách du lịch đầu tiên của Năm mới 2025 Năm Du lịch quốc gia 2025 mang đến vận hội mới cho “Con đường Di sản miền Trung” Chinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là Việt...

Bộ GD-ĐT phát động phong trào học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Chiều nay, 30/12, tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. Phát biểu phát động, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tới những kết quả tích cực trong dạy và...

Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024

(MPI) – Ngày 25/12/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2025. Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: MPI Tham dự Hội nghị có đại diện Công đoàn Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và các đồng chí ủy viên Ban chấp hành...

Phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; đại diện Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lãnh đạo một số Sở GDĐT cùng hơn 1.500 học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La. Quang cảnh lễ phát động Phát biểu tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt cho...

Cụm Thi đua số III

Cụm thi đua số III gồm Sở TN&MT 6 tỉnh Tây Bắc: Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Năm 2024, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái là đơn vị Cụm trưởng, Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình là Cụm phó. Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Long – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết: Thực hiện phong trào thi đua năm 2024, các Sở trong Cụm Thi đua số III...

HTX Sơn La mong chính sách hỗ trợ vay vốn lớn, ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi sản xuất

HTX ở Sơn La mong muốn có thêm cơ chế về nguồn vốn phát triển HTX Thành Cường, bản Mòn, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) được thành lập năm 2018, với 14 thành viên, sản xuất 12 ha dâu tây, cây ăn quả và gần 40 ha rau màu. Năm 2022, HTX Thành Cường được công nhận là một trong 235 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh Sơn La. Ông Lèo Văn Lếch, Giám...

Tin nổi bật

Tin mới nhất