Powered by Techcity

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao


Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường được cải thiện.

 

Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ thủy canh tại Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về nông, lâm nghiệp huyện Mộc Châu.

Hiệu quả bước đầu

Mô hình được triển khai tại Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu, thuộc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh; với việc thử nghiệm trồng dưa lưới, cà chua và xà lách, sử dụng xơ dừa, thủy canh, tổng diện tích gần 2.000m² trong nhà kính. Mô hình áp dụng công nghệ tưới hồi lưu, dinh dưỡng được hòa tan trong các bồn chứa, được cài đặt tự động bơm tưới vào các giá thể xơ dừa để nuôi cây trồng; sau đó được thu hồi về bồn chứa và được xử lý bằng đèn chiếu tia cực tím UV để diệt vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh, trước khi được bơm ngược trở lại cấp dinh dưỡng nuôi cây.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cho biết: Thời gian qua, các nhà vườn trồng rau và quả ngắn ngày tại tỉnh đang đối mặt với nguy cơ cây bị nhiễm bệnh trong đất. Đặc biệt, vi khuẩn, nấm và tuyến trùng là các đối tượng gây bệnh, rất khó phòng trừ, do chưa có thuốc đặc hiệu, gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công nghệ trồng cây bằng giá thể không đất, sử dụng xơ dừa và thủy canh là giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

Kết quả bước đầu cho thấy, sau 75 ngày trồng dưa lưới bằng phương pháp sử dụng giá thể, đã cho thu hoạch, chất lượng đồng đều, có trọng lượng từ 1,8-2 kg/quả, độ ngọt cao, giòn, thơm. Đối với cây xà lách, cà chua sinh trưởng tốt, năng suất tăng 1,5 lần so với sản xuất trên đất, rút ngắn thời gian sinh trưởng 7-10 ngày/vụ. Trung bình 1.000 m2 nhà kính trồng cà chua, sau 4-6 tháng, doanh thu 100-120 triệu đồng; đối với cây dưa lưới, sau 2,5-3 tháng trồng, doanh thu đạt 120-150 triệu đồng.

Anh Vũ Ngọc Huy, Viện Nghiên cứu rau, quả, cho biết: Công nghệ thủy canh đã được nhiều cơ sở tại tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng rộng rãi, nhờ lợi thế giúp cây trồng ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Hiện tại, hầu hết hộ dân ở Mộc Châu vẫn chủ yếu trồng cây trên đất. Vì vậy, mô hình thí điểm, mở ra hướng đi mới, giúp các hộ dân nhận thức rõ hơn về vai trò của khoa học kỹ thuật và dần trang bị kiến thức để sẵn sàng tiếp cận thị trường khi có nhu cầu.

Nhân rộng mô hình

Vừa qua, Viện Nghiên cứu rau, quả phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn cho 45 hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu. Nông dân được trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất bằng công nghệ không đất, sử dụng giá thể xơ dừa, thủy canh, giúp nông dân hiểu rõ hơn về các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và mang lại cơ hội tăng năng suất trong canh tác rau, quả.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá mô hình trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừa.

Anh Nguyễn Văn Duyến, bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, chia sẻ: Năm 2023, gia đình tôi tham gia dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” và được hỗ trợ giống, nâng cấp 1.200 m2 nhà kính trồng cà chua. Trung bình mỗi vụ, sản lượng đạt 21 tấn quả. Sau đợt tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế, thấy kỹ thuật trồng cây không dùng đất này có nhiều ưu điểm vượt trội, cây trồng phát triển đồng đều, giảm sâu bệnh hại, đến tiết kiệm nước, phân bón, năng suất, chất lượng tăng lên so với phương pháp canh tác cũ. Gia đình sẽ tận dụng diện tích nhà kính đang có để áp dụng triển khai trồng cà chua theo phương pháp này.

Dự án ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn được triển khai từ tháng 4/2024 đến tháng 5/2025. Sau khi kết thúc mô hình, Viện Nghiên cứu rau, quả sẽ bàn giao lại toàn bộ tài sản là hệ thống thiết bị trồng rau không dùng đất đã đầu tư cho Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tiếp tục quản lý, sử dụng và chuyển giao nhân rộng.

Ông Lưu Bình Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Hiện tại, mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn đang phát huy hiệu quả. Sau thành công của mô hình, Sở sẽ chuyển giao quy trình trồng và chăm sóc một số loại rau, hoa quả có năng suất, chất lượng cao; từ đó đánh giá, nhân rộng chuyển giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân có nhu cầu.

Mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất là hướng đi hứa hẹn nhiều tiềm năng, bởi thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe, yêu cầu sản phẩm chất lượng cao hơn. Vì vậy, các mô hình trồng rau, quả bằng công nghệ thủy canh mở ra cơ hội mới cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Mộc Châu và các địa phương khác, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản của tỉnh.

Thanh Huyền





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/huong-di-moi-trong-san-xuat-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-e0iEayzHR.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

Ngày 3/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Cùng tác giả

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân 2024

Sáng ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới. Dự tại điểm cầu tỉnh Sơn La có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đại diện các...

Cây ngô gắn bó với người dân Sơn La

Cây ngô từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân vùng cao Sơn La cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Với điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, ngô không chỉ cho năng suất cao mà còn đa dạng về giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài. Đặc biệt, nhiều giống ngô có khả năng bảo quản vượt trội, giữ được chất lượng tốt ngay cả khi phơi khô...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại xã Mường Và

Đồn Biên phòng Nậm Lạnh huyện Sốp Cộp chủ trì phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Hội thập đỏ, UBND xã Mường Và cùng các nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản năm 2025 ”, tại xã Mường Và. Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” được tổ chức với những hoạt động ý nghĩa. Ban Chỉ huy quân sự huyện trao tặng 10 quà tặng cho gia...

Chiềng Mai nỗ lực cán đích nông thôn mới

Chiềng Mai là xã vùng III của huyện Mai Sơn, với 2 dân tộc Kinh, Thái cùng sinh sống. Từ một xã khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, Chiềng Mai đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Và ngày 31/12 này, xã Chiềng Mai sẽ tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới với niềm vui và phấn khởi của toàn thể nhân dân trong...

Triển vọng từ mô hình nuôi gà đen thuần chủng thả vườn tại Sông Mã

Thực hiện chương trình hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã đã triển khai Dự án nuôi gà đen thuần chủng thả vườn, đồi theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn xã Yên Hưng. Sau hơn 2 tháng triển khai, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng phát triển kinh tế cho bà con vùng cao nơi đây....

Cùng chuyên mục

Cây ngô gắn bó với người dân Sơn La

Cây ngô từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân vùng cao Sơn La cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Với điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, ngô không chỉ cho năng suất cao mà còn đa dạng về giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài. Đặc biệt, nhiều giống ngô có khả năng bảo quản vượt trội, giữ được chất lượng tốt ngay cả khi phơi khô...

Triển vọng từ mô hình nuôi gà đen thuần chủng thả vườn tại Sông Mã

Thực hiện chương trình hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã đã triển khai Dự án nuôi gà đen thuần chủng thả vườn, đồi theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn xã Yên Hưng. Sau hơn 2 tháng triển khai, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng phát triển kinh tế cho bà con vùng cao nơi đây....

Chiềng Yên nỗ lực giảm nghèo

Là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Vân Hồ, tỷ lệ hộ nghèo cao, vì vậy, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Yên đã triển khai đồng bộ các chương trình, biện pháp giảm nghèo, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân địa phương, Chiềng Yên đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay. Trước đây, con đường vượt...

Mộc Châu tập trung sản xuất rau phục vụ thị trường dịp cuối năm

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, thời điểm này, nhu cầu tiêu thụ các loại rau, củ, quả tăng cao. Các hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, đa dạng các loại rau xanh an toàn, chất lượng để phục vụ thị trường. HTX rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang những ngày này không...

Hành trình thay đổi tư duy sản xuất – Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc

Huyện Sông Mã được biết đến như thủ phủ nhãn của tỉnh Sơn La. Với diện tích lớn, nguồn cung luôn vượt cầu, sản phẩm nhãn từng có thời điểm bị ép giá, thậm chí khi vào chính vụ phải bán tống, bán tháo, đây là câu chuyện của những năm trước đây, người trồng nhãn thường xuyên gặp phải. Trăn trở với điệp khúc “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” anh Lường Văn Mười, Giám đốc...

Đoàn 326 Quân khu 2 đồng hành cùng đồng bào vùng cao Sơn La

Với mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế - Quốc phòng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, trong những năm qua, Đoàn 326 Quân khu 2 đã tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình, dự án nhất là triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần giúp đồng bào các...

Huyện Mường La khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản

Những năm qua, huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền vận động nhân dân khai thác, sử dụng mặt nước lòng hồ để nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Với ưu thế lòng hồ thuỷ điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La đã tăng cường tuyên truyền phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ các công trình thuỷ điện; hỗ trợ,...

Lên lộ trình đầu tư tuyến cao tốc Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên

Bộ Giao thông Vận tải vừa thông tin về kế hoạch triển khai các dự án cao tốc Mộc Châu - Sơn La và Sơn La - Điện Biên nhằm thúc đẩy kết nối vùng và phát triển kinh tế địa phương. Cao tốc Mộc Châu - Sơn La ( dự kiến dài 105km với quy mô 4 làn xe) dự kiến đầu tư trước năm 2030, với nguồn vốn được bố trí trong giai đoạn 2026-2030. Tuyến Sơn...

 Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa Sơn La và Thanh Hóa

  Ngày 20/12, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch năm 2024. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các vụ, cục của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và...

Phát triển giống lúa địa phương I1 Sông Mã

Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ nổi tiếng với những vườn cây ăn quả trù phú mà còn là nơi lưu giữ giống lúa tẻ địa phương I1 gắn liền với đời sống bao thế hệ người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của các giống lúa lai, giống lúa tẻ quý hiếm này từng đứng trước nguy cơ mai một. Trước thách thức đó, huyện Sông Mã đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất