Powered by Techcity

Hiệu quả từ Dự án hỗ trợ canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Sau gần 2 năn triển khai thực hiện, Dán CRAS “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các nhóm nghèo sản xuất cà phê tại Sơn La và Điện Biên, xem xét tác động của dịch Covid-19” đã góp phần nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, HTX, nhóm hộ nông dân xây dựng vùng chuyên canh cà phê bền vững.

Với 20.000 ha cà phê, Sơn La có diện tích cà phê Arabica lớn nhất cả nước. Trong đó, gần 18.000 ha được cấp chứng nhận bền vững và tương đương, sản lượng đạt trên 200.000 tấn quả tươi, giá trị sản phẩm quả tươi ước đạt trên 2.045 tỷ đồng. Cây cà phê góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng nguyên liệu tập trung, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế, cũng như tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ nông dân.

Người dân xã Chiềng Cọ, Thành phố thu hái cà phê.

Tuy nhiên, canh tác cà phê theo phương pháp truyền thống, dựa vào kinh nghiệm tác động xấu đến môi trường, như: Việc lạm dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón vô cơ liên tục qua nhiều vụ sản xuất, ít sử dụng phân bón hữu cơ và nước tưới cho cà phê, mật độ trồng cà phê còn dày, cây già cỗi, thoái hóa, ít đốn tỉa, tạo tán, tỷ lệ có cây che bóng thấp dưới 30% diện tích canh tác trên đất dốc thiếu bền vững gây xói mòn, rửa trôi đất… làm đất trồng bị suy thoái nghiêm trọng.

Nhiều cơ sở chế biến cà phê quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng cà phê; khâu thu hái của người dân nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, dẫn tới ảnh hưởng năng suất, chất lượng cà phê; sản xuất cà phê tại Sơn La cũng chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu… Tất cả những điều này, làm cho sản xuất cà phê thiếu bền vững, hiệu quả kinh tế giảm sút, tác hại tiêu cực của biến đổi khí hậu, có nguy cơ đe dọa đến đời sống nhiều hộ sản xuất quy mô nhỏ, trong đó có nông dân trồng cà phê. 

Dự án mở lớp tập huấn TOF cho nông dân trồng cà phê.

Tháng 8/2022, Dự án CRAS “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các nhóm nghèo sản xuất cà phê tại Sơn La và Điện Biên, xem xét tác động của dịch COVID19“ do tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ; Cục Trồng trọt đơn vị điều phối dự án; Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Nomafsi), đã triển khai, thực hiện tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố. Dự án thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2023.

Dự án đặt mục tiêu nâng cao năng lực cho 1.600 nông dân thông qua 40 lớp TOF (20 lớp huyện Mai Sơn, 10 lớp ở thành phố Sơn La, 10 lớp ở Thuận Châu); mỗi lớp tập huấn 4 đợt trong năm về: Giống, trồng mới, tái canh và ghép cải tạo cà phê chè; kỹ thuật canh tác cà phê chè bền vững; quản lý dinh dưỡng và sinh vật gây hại cà phê chè; thu hoạch, chế biến, bảo quản. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trồng, chế biến biến cà phê tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk cho 36 đại biểu tỉnh Sơn La gồm có các đơn vị Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cơ quan chuyên môn và quản lý nông nghiệp cấp huyện, 1 số HTX và nông dân tham gia dự án. Xây dựng 2 mô hình trình diễn, quy mô 5ha/mô hình, gồm: Mô hình cà phê sản xuất kinh doanh dưới 15 tuổi tại bản Ten Nghịu, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn và mô hình cà phê già, cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh trên 15 tuổi, tại bản Sàng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu.

Dự án tổ chức cho cán bộ ngành Nông nghiệp và một số HTX tham quan học tập kinh nghiệm trồng, chế biến biến cà phê tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk.

Chị Nguyễn Thị Vân, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, cho biết: Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nhóm dự án đã xây dựng mô hình cà phê sản xuất kinh doanh dưới 15 tuổi tại bản Ten Nghịu, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn. Mô hình xây dựng thiết kế cảnh quan; trồng cây đai rừng chắn gió bão, tăng cường khả năng giữ nước bằng giổi, lát; trồng các cây che bóng đa dụng, như: Mắc ca, trám đen có tác dụng che bóng và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất cà phê, sử dụng vôi cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong đất; xử lí nấm bệnh trong đất thông qua sử dụng các chế phẩm EM (trichodemar…) tiêu diệt nấm tuyến trùng trong đất, giúp phân giải nhanh hữu cơ trong đất giúp cây trồng có thể hấp thụ được. Với mô hình cà phê cuối chu kỳ thực hiện tại bản Sẳng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, nhóm dự án cải tạo vườn cà phê bằng cách cưa đốn, ghép cải tạo giống cà phê lai TN1 và TN2 cho năng suất cao; đối với phần già cỗi không thể ghép cải tạo, tiến hành trồng mới bằng giống THA1.

Dự án tổ chức cho đại diện cán bộ ngành Nông nghiệp và một số HTX trồng cà phê của tỉnh Sơn La thăm quan, học tập mô hình tại  tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk.

Là một trong những hộ được lựa chọn tham gia mô hình cải tạo cà phê của dự án, ông Quàng Văn Hòa, bản Sẳng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, cho biết: Nhà tôi có hơn 1 ha cà phê Arabica trên 16 năm tuổi. Tham gia dự án, gia đình được hỗ trợ 900 cây cà phê THA1 trồng mới cải tạo, thực hiện kỹ thuật đốn ghép 300 gốc cà phê bằng giống THA1. Tôi được cán bộ cho đi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cà phê đảm bảo năng suất, chất lượng, có lợi cho sức khỏe, môi trường khi hạn chế sử dụng phân vô cơ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoại mục; liên kết với các công ty để tiêu thụ quả cà phê tươi. Tôi mong muốn, dự án tiếp tục được nhân rộng.

Cán bộ Dự án hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật tái ghép tái canh cà phê già cỗi

Ông Lò Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, thông tin: Toàn xã có trên 400 ha cà phê, đây là cây trồng chủ lực của xã. Chúng tôi rất vui vì Dự án CRAS đã lựa chọn xã Muổi Nọi triển khai mô hình tái canh cà phê già, cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh trên 15 tuổi, tại bản Sàng. Sau gần 2 năm triển khai, mô hình đã thành công, đã tái canh diện tích cà phê già cỗi để nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với BĐKH, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.

Còn tại Thành phố Sơn La, dự án xây dựng 2 ha mô hình vườn giống đầu dòng cà phê chè TN1, TN2 bằng ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi trên 15 năm tuổi. Tập huấn cho 20 học viên là các hộ nông dân tham gia mô hình và cán bộ khuyến nông trên địa bàn về giống, kỹ thuật ghép cải tạo, chăm sóc sau khi ghép và quản lý, khai thác vườn giống gốc.

Ông Lưu Ngọc Quyến, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Nomafsi), cho biết: Sau gần 2 năm triển khai, dự án đã đạt mục tiêu đề ra, đó là xây dựng bộ tài liệu ToT, ToF cho cán bộ và nông dân trồng cà phê, xây dựng 10 ha mô hình trình diễn CSA (nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH) cho cà phê là địa điểm tham quan, học tập của người dân tại địa phương; xây dựng 2 ha mô hình vườn cây đầu dòng cà phê chè TN1, TN2; hỗ trợ xây dựng 2 vườn ươm sản xuất giống cà phê THA1 và cây lâm nghiệp che bóng đa dụng tại HTX Quyết Thắng và HTX Thuận Sơn, quy mô 200 m2 nhà lưới, 100.000 cây giống. Thông qua các hoạt động của dự án, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh về: Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất cà phê chè tại Tây Bắc; kỹ thuật sản xuất cà phê chè bền vững thích ứng với BĐKH; phát triển liên kết thị trường, kỹ năng thương thảo, ký kết hợp đồng; kỹ năng khuyến nông trong tập huấn, đào tạo…

Cán bộ Dự án hướng dẫn hộ nông dân xã Chiềng Cọ, Thành phố kỹ thuật chăm sóc cây cà phê thời kỳ ra quả.

Thực hành canh tác cà phê thích ứng với BĐKH tại Sơn La là một dự án ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh, hàng nghìn ha cà phê của tỉnh Sơn La cần được tái canh. Đặc biệt, ngày 16/5/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), theo đó, cà phê khi nhập khẩu vào thị trường phải có thông tin định vị GPS đến từng vườn, dựa trên đó, xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám.

Minh Thu



Nguồn

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Đảng bộ Đài PT-TH Sơn La sinh hoạt chính trị dưới cờ

Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra ngay từ ngày đầu năm mới, sáng nay, Đảng ủy Đài PT-TH tỉnh Sơn La đã tổ chức sinh hoạt chính trị dưới cờ. Tại buổi sinh hoạt đại diện Đảng ủy, Ban Giám đốc Đài đã thông tin quán triệt tới cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động trong đơn vị nội dung cơ bản của cuốn sách “Xây...

Khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng

Những năm gần đây thương hiệu Khoai sọ Thuận Châu được người tiêu dùng biết đến, đặc biệt yêu thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi, sản phẩm khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc tiêu thụ củ tươi, người dân Thuận Châu đã linh hoạt sơ chế củ khoai sọ tươi, như sản phẩm khoai sọ hút chân không,...

Mang “Đông ấm” đến với vùng cao

Ngày 03/01, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La đã phối hợp với Đoàn Thiện nguyện Triều Khúc, Hà Nội tổ chức chương trình thiện nguyện “Đông ấm vùng cao” trao quà cho người dân và trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Chiềng En, huyện Sông Mã. Tại chương trình, đoàn thiện nguyện đã tặng 5 máy lọc nước, 11 nghìn cây giống cà phê, 150 suất quà, hơn 3000 nghìn vở viết,...

Khẩn trương chữa cháy đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho nhân dân

Ngày 2/1/2025 tại Tổ 1 phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La đã xảy ra một vụ hỏa hoạn. Ngay sau khi nhận được tin báo từ nhân dân, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh, lực lượng Công an Thành phố, quân sự đã nhanh chóng huy động hàng trăm người và phương tiện đến hiện trường, khẩn trương thực hiện phương án chữa cháy. Đồng chí Nguyễn Thành Công,...

Thường trực tỉnh ủy thăm, tặng quà tết tại xã Long Hẹ, Thuận Châu

Ngày 3/1, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà tết tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu. Cùng đi có các đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí  Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thường trực UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và một số sở, ban,...

Cùng chuyên mục

Khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng

Những năm gần đây thương hiệu Khoai sọ Thuận Châu được người tiêu dùng biết đến, đặc biệt yêu thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi, sản phẩm khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc tiêu thụ củ tươi, người dân Thuận Châu đã linh hoạt sơ chế củ khoai sọ tươi, như sản phẩm khoai sọ hút chân không,...

Tiềm năng từ các loại nông sản địa phương

Sản xuất sạch, tiêu dùng sạch đang dần trở thành xu hướng trong xã hội hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, các mô hình chăn nuôi vịt bản, gà đen, lợn đen mang lại nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Gia đình ông Lả đã có truyền thống nuôi vịt bản cổ xanh hơn chục năm nay, trước đây chỉ nuôi nhỏ lẻ, phục...

Triển khai công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La

Sáng ngày 31/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Công đã chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Ban Chỉ đạo 598 về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và tổ công tác chỉ đạo triển khai Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp và chế biến nông sản tỉnh Sơn La. Hội nghị được tổ chức trực...

Cây ngô gắn bó với người dân Sơn La

Cây ngô từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân vùng cao Sơn La cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Với điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, ngô không chỉ cho năng suất cao mà còn đa dạng về giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài. Đặc biệt, nhiều giống ngô có khả năng bảo quản vượt trội, giữ được chất lượng tốt ngay cả khi phơi khô...

Triển vọng từ mô hình nuôi gà đen thuần chủng thả vườn tại Sông Mã

Thực hiện chương trình hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã đã triển khai Dự án nuôi gà đen thuần chủng thả vườn, đồi theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn xã Yên Hưng. Sau hơn 2 tháng triển khai, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng phát triển kinh tế cho bà con vùng cao nơi đây....

Chiềng Yên nỗ lực giảm nghèo

Là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Vân Hồ, tỷ lệ hộ nghèo cao, vì vậy, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Yên đã triển khai đồng bộ các chương trình, biện pháp giảm nghèo, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân địa phương, Chiềng Yên đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay. Trước đây, con đường vượt...

Mộc Châu tập trung sản xuất rau phục vụ thị trường dịp cuối năm

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, thời điểm này, nhu cầu tiêu thụ các loại rau, củ, quả tăng cao. Các hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, đa dạng các loại rau xanh an toàn, chất lượng để phục vụ thị trường. HTX rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang những ngày này không...

Hành trình thay đổi tư duy sản xuất – Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc

Huyện Sông Mã được biết đến như thủ phủ nhãn của tỉnh Sơn La. Với diện tích lớn, nguồn cung luôn vượt cầu, sản phẩm nhãn từng có thời điểm bị ép giá, thậm chí khi vào chính vụ phải bán tống, bán tháo, đây là câu chuyện của những năm trước đây, người trồng nhãn thường xuyên gặp phải. Trăn trở với điệp khúc “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” anh Lường Văn Mười, Giám đốc...

Đoàn 326 Quân khu 2 đồng hành cùng đồng bào vùng cao Sơn La

Với mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế - Quốc phòng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, trong những năm qua, Đoàn 326 Quân khu 2 đã tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình, dự án nhất là triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần giúp đồng bào các...

Huyện Mường La khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản

Những năm qua, huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền vận động nhân dân khai thác, sử dụng mặt nước lòng hồ để nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Với ưu thế lòng hồ thuỷ điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La đã tăng cường tuyên truyền phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ các công trình thuỷ điện; hỗ trợ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất