Powered by Techcity

EVN đề nghị được giao đầu tư thêm dự án nguồn điện mới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới.

Dự án không nhiều

Trong số các dự án đang thi công của EVN sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, thì Dự án Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) sẽ về đích sớm nhất.

Cụ thể, vào tháng 11/2024, dự án này sẽ phát điện Tổ máy 1 và tháng 12/2024 sẽ phát điện Tổ máy 2.

Tại Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), công việc thi công cũng đang bám sát tiến độ để phát điện 2 tổ máy vào năm 2025. Với Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200 MW), hiện tại, tiến độ tổng thể đạt khoảng 72%, EVN phấn đấu hòa lưới Tổ máy 1 vào tháng 8/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hoàn thành phát điện thương mại cả 2 tổ máy trong năm 2026.

Không chỉ ít dự án đang đầu tư, ở khối dự án chuẩn bị đầu tư cũng không có nhiều.

Hiện tai, EVN khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, thu xếp vốn để phấn đấu khởi công Dự án Thủy điện Trị An mở rộng (200 MW), Thủy điện tích năng Bác Ái (1.200 MW) vào cuối năm 2024.

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch II (1.500 MW) đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và đang triển khai công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, với mục tiêu khởi công năm 2026, hoàn thành năm 2029 – 2030. EVN và PVN đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu cấp khí LNG cho dự án này.

Đối với các dự án nhiệt điện khí Dung Quất I và III sử dụng nguồn khí Cá Voi Xanh, EVN đã hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị dự án, nhưng tới nay vẫn chưa xác định được tiến độ nguồn khí.

Với Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2 và 3, EVN đã hoàn thành các hạng mục xây dựng và lắp đặt tấm pin, dự kiến đóng điện vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, hai dự án này chưa được cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII. EVN đang bám sát giải trình Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về tình hình khắc phục các tồn tại, hạn chế theo Kết luận thanh tra để kiến nghị Bộ Công thương bổ sung, cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, EVN cũng đang phối hợp với các địa phương nghiên cứu và báo cáo cấp thẩm quyền để triển khai các dự án Thủy điện Tuyên Quang mở rộng (120 MW), Thủy điện Sê San 3 mở rộng (130 MW), Thủy điện Sê San 4 mở rộng (120 MW) và Thủy điện Sơn La mở rộng (400 MW).

Đồng thời, EVN đề xuất được làm Dự án Điện gió ngoài khơi khu vực Bắc bộ với quy mô khoảng 810 – 1.000 MW và Nhà máy Điện linh hoạt 300 MW tại Ninh Bình.

Thách thức vai trò chính đảm bảo cấp điện

EVN cho hay, hiện tại, Tập đoàn được giao nhiệm vụ giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nhân dân.

Tính đến nay, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN chiếm 38% (31.360 MW) trong tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống.

Theo Quy hoạch Điện VIII, với các nguồn điện EVN được giao làm chủ đầu tư (10 dự án/6.793 MW), đến năm 2030, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và các đơn vị thành viên chỉ còn chiếm khoảng 25,4% tổng công suất nguồn của hệ thống điện, trong đó EVN quản lý trực tiếp chiếm khoảng 13,4%.

Bởi vậy, chính EVN cũng rất lo lắng rằng, nếu không tiếp tục được Chính phủ giao triển khai thêm các nguồn điện mới, thì EVN rất khó có thể phát huy vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện.

Bên cạnh đó, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đến nay đạt khoảng 80.900 MW, song do cơ cấu nguồn điện phân bố không đồng đều, nên khu vực miền Bắc hiện không tự cân đối cung – cầu nội miền. EVN và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3, nhưng năng lực truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc cũng chỉ tăng thêm khoảng 3.000 MW. Như vậy, chỉ có thể cơ bản đáp ứng được mức độ tăng trưởng phụ tải của miền Bắc trong 1 – 2 năm. Đó là chưa kể, khu vực miền Trung cũng phải có dư thừa điện để chuyển ra thì đường dây mới phát huy được hiệu quả.

Do đó, theo lãnh đạo EVN, việc cung ứng điện trong các năm tới là hết sức khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt công suất đỉnh vào thời điểm cuối mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm) và có nguy cơ thiếu hụt điện năng nếu các nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch Điện VIII không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Nguồn: https://baodautu.vn/evn-de-nghi-duoc-giao-dau-tu-them-du-an-nguon-dien-moi-d228083.html

Cùng chủ đề

Sẽ giảm tối đa độc quyền trong ngành điện

Hồi âm băn khoăn của đại biểu Quốc hội là sửa Luật Điện lực có chống được độc quyền không, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền một số lĩnh vực xương sống, như điều độ và vận hành hệ thống điện, còn lại sẽ xã hội hóa. Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 35 kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên...

Cùng tác giả

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong PCCC  

Phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La có địa bàn rộng, đông dân cư. Phường luôn xác định công tác PCCC và CNCH là của cả hệ thống chính trị, không phải chỉ riêng của lực lượng Công an, do đó đã chỉ đạo thực hiện phân loại, rà soát lập danh sách, đưa vào quản lý các cơ sở mới phát sinh; đồng thời, đánh giá lại để đưa cơ sở vào quản lý hoặc bàn giao quản...

Khi vịt bản được gắn tem truy xuất

Mô hình nuôi vịt bản (hay còn gọi là vịt cổ xanh) tại xã Chiềng La được triển khai từ tháng 3/2024, tham gia mô hình có 5 hộ, với quy mô 700 con. Quá trình nuôi, các hộ được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn vịt phát triển khỏe mạnh. Khi vịt trưởng thành nặng khoảng 1,6-1,8 kg; xương nhỏ, thịt chắc, ngọt và có vị thơm riêng biệt. Theo các hộ, việc...

Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Trong giai đoạn từ 2013 đến 2023, công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đã có những chuyển biến rõ rệt. 10 năm qua, cả nước đã đầu tư 36.000 phòng học, 1.300 phòng công vụ cho giáo viên, với tổng kinh phí xã hội hóa là 33.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, tỷ lệ kiên cố hóa phòng học tăng lên 86,6%. Việc xã hội...

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024 hút người tiêu dùng Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hóa, liên kết, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2024, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương chủ trì tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố, nhằm hỗ trợ sản phẩm các tỉnh, thành phố quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, trái cây,...

Hài hòa các loại quy hoạch, tạo không gian phát triển

Đơn giản hóa thủ tục ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao nội dung của dự thảo Luật lần này đã tích hợp, giảm số lượng các loại quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục lập phê duyệt, điều chỉnh các loại quy hoạch cũng như đẩy mạnh phân quyền cho các địa phương trong công tác lập và quản lý các loại quy hoạch. Theo bà Thuỷ, cần nhận thức rõ vai trò của nội thành,...

Cùng chuyên mục

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024 hút người tiêu dùng Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hóa, liên kết, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2024, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương chủ trì tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố, nhằm hỗ trợ sản phẩm các tỉnh, thành phố quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, trái cây,...

Hài hòa các loại quy hoạch, tạo không gian phát triển

Đơn giản hóa thủ tục ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao nội dung của dự thảo Luật lần này đã tích hợp, giảm số lượng các loại quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục lập phê duyệt, điều chỉnh các loại quy hoạch cũng như đẩy mạnh phân quyền cho các địa phương trong công tác lập và quản lý các loại quy hoạch. Theo bà Thuỷ, cần nhận thức rõ vai trò của nội thành,...

86,6% phòng học được kiên cố hóa nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Cùng dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động,...

Đảm bảo sự thống nhất của quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch quốc gia

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện gồm 6 chương và 65 điều; bỏ 2 điều và bổ sung 2 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.  Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Quy...

“Bí thư không gây áp lực để người dân phải làm theo”

Thực tế cho thấy, việc “mở cửa” cho Đảng viên làm kinh tế những năm trước đã giúp những Đảng viên, bí thư chi bộ dám nghĩ, dám làm vượt lên trong làm kinh tế hộ, lan tỏa những mô hình mới tới cộng đồng… Đến huyện Trấn Yên, Yên Bái, chúng tôi nhận thấy điểm chung của không ít bí thư chi bộ ở đây là đều có kinh tế hộ khá giả nhờ nguồn thu từ diện tích...

Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Với sự đầu tư nghiêm túc, hiện giá cà phê Arabica tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Sơn La đang giao động từ 11-15 nghìn đồng/kg quả tươi. Từ cuối năm 2023 đến nay, giá cà phê trên thế giới có xu hướng cao, kéo theo cà phê trong nước tăng mạnh, ổn định trong khoảng 120.000 đồng/kg, gấp 3 lần mức trung bình nhiều năm. Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê – Ca Cao...

Xúc động với câu chuyện “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em Lào

Chương trình “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn của nước bạn Lào trong chương trình “Giao lưu công tác chính trị và sĩ...

Khánh thành khu phòng học Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lóng Sập

Đoàn Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thị Kim Chi cùng tham dự. Các đại biểu và giáo viên, học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tại lễ khánh thành khu phòng học Đoàn Lào do Đại tướng Chansamone...

Việt Nam-Lào tăng cường quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, du lịch

Tối 23/10, tại thị xã Phonsavanh thuộc tỉnh Xiengkhouang, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang phối hợp với các tỉnh Bắc Lào, một số tỉnh của Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Lào và Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, tổ chức Hội chợ Thương mại Việt Nam-Lào năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ...

Ngôi trường vùng biên ấm áp nghĩa tình Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ hai, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước đã tới dự lễ khánh thành công trình Khu phòng học...

Tin nổi bật

Tin mới nhất