Powered by Techcity

Đông về nhớ vị thắng cố vùng cao

Sẽ thật thiếu sót khi nói về ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc mà không nhắc đến món ăn thắng cố của đồng bào dân tộc Mông. Thắng cố là một món ăn đặc trưng của đồng bào miền núi, là một phần trong đời sống và văn hóa của dân tộc Mông. Bát thắng cố nóng hổi bốc khói nghi ngút, thưởng thức cùng chén rượu ngô thơm nồng, giúp ấm bụng những ngày trời đông của vùng núi Tây Bắc.

Thắng cố, món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông

“Đã là người Mông thì ai cũng biết món thắng cố. Đã là trai người Mông thì ai cũng một lần trong đời được nấu thắng cố”. Đó là những lời mà đồng bào Mông vẫn thường nói đến khi được hỏi về món ăn đặc trưng của dân tộc mình. Để làm được món thắng cố thơm ngon, phải chọn con ngựa béo khỏe để lấy thịt, lọc ra thành từng phần, dùng cho từng công đoạn khi nấu. Phần thịt thăn được thái miếng vuông vức, ướp cùng với gia vị gồm mắm, muối, mỳ chính, sả, gừng, hạt tiêu, mắc khén và không thể thiếu 3 loại gia vị tạo nên sự khác biệt của nồi thắng cố là lá đắng, thảo quả, rau răm. Phần xương, nội tạng, tiết, được ninh bằng chảo gang to trên bếp củi cháy lớn.

Theo ông Giàng A Đùa, bản Co Lóng, xã Lóng Luông (Vân Hồ), một người có kinh nghiệm nhiều năm nấu thắng cố, thì bí quyết để nồi thắng cố ngon là ở nồi nước dùng. Ông cho biết: Nước hầm xương nấu thắng cố đặc biệt ở chỗ, tiết ngựa phải được cho vào đun cùng với xương và ngũ tạng ngay từ đầu để có vị ngọt và độ xốp nhất định. Khi đã bắt đầu ninh xương, phải luôn canh lửa giữ cho lửa cháy đều, cháy đượm để nồi nước dùng luôn sôi sùng sục trong vài tiếng đồng hồ. Nước dùng ngon thường có màu sẫm nhưng không đục, ngọt vị thịt và xương, thơm mùi gia vị đặc trưng dành riêng cho món thắng cố.

Thắng cố một khi đã nấu thì phải nấu bằng chảo lớn, đủ cho vài chục người ăn. Thế nên, món ăn này trước đây chỉ xuất hiện trong những ngày lễ hội, ngày tết, hay ngày cả dòng họ tụ họp đông đủ. Những người đàn ông trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc nấu thắng cố. Nồi thắng cố có ngon hay không không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nấu, mà còn ngon ở không khí ấm cúng, tụ họp đông người, ai nấy cũng hào hứng tất bật cùng chuẩn bị, cùng nấu và cùng thưởng thức kết quả mà mình tạo ra.

Thắng cố phải được thưởng thức khi còn nóng hôi hổi, múc ra từng bát, miếng thịt ngọt mềm ăn kèm cùng rau đắng, bát chấm làm từ muối rang, tỏi nướng, ớt chỉ thiên giã nhuyễn. Bát thắng cố hấp dẫn từ mùi thơm của thảo quả, lá đắng và những gia vị đặc biệt mang đặc trưng núi rừng cho đến vị béo ngậy, thơm bùi, thịt ngọt mềm, da và ngũ tạng dai giòn, càng ăn càng thấy hương vị cuốn hút, hấp dẫn. Vào những ngày đông, không có điều gì thú hơn khi được ngồi hàn huyên bên hiên nhà, hít hà mùi thơm từ nồi thắng cố đang bốc khói nghi ngút hòa trong làn sương mù giăng giăng, nhâm nhi chén rượu ngô thơm nồng. Vị ngọt ngon cứ giữ trong cuống họng, hơi ấm lan khắp cơ thể, xua đi cái lạnh thấu xương của mùa đông vùng cao.

Thắng cố ngày nay được chế biến theo những cách khác nhau, không hiếm thấy những nhà hàng chuyên thắng cố thu hút đông đảo thực khách quanh năm. Người ta có thể thay đổi trong pha chế gia vị, cách thức chế biến, thêm thắt nguyên liệu, hoặc gọi theo cách khác là “lẩu ngựa” thì vẫn phải giữ được những hương vị truyền thống, nguyên bản vốn có.

Anh Nguyễn Minh Tiến, du khách đến từ Hà Nội, nói: Thắng cố ở Tây Bắc có hương vị rất đặc biệt và ngon hơn thắng cố tại một số nhà hàng ở Hà Nội. Có thể do ở đây, người bản địa có bí quyết chế biến độc đáo hơn, nguyên liệu tươi ngon hơn và nhất là được thưởng thức món ăn trong tiết trời se lạnh trên cao nguyên giúp cho những du khách như chúng tôi cảm thấy ngon miệng và yêu mến vùng đất này.

Từ một món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông, thắng cố đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn, trở thành món ăn đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm danh sách đặc sản các dân tộc Sơn La, mời gọi du khách đến thưởng thức ẩm thực và nét văn hóa độc đáo của đồng bào không chỉ một lần.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Đoàn 326 Quân khu 2 đồng hành cùng đồng bào vùng cao Sơn La

Với mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế - Quốc phòng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, trong những năm qua, Đoàn 326 Quân khu 2 đã tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình, dự án nhất là triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần giúp đồng bào các...

Thành phố Sơn La có xã thứ 4 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

“Chiềng Đen cần tập trung xây dựng các bản NTM kiểu mẫu, hướng tới xã NTM kiểu mẫu; quyết tâm giảm nghèo bền vững, xây dựng các mô hình kinh tế đi vào chiều sâu chất lượng” đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Công tại Lễ công bố xã Chiềng Đen đạt chuẩn NTM 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy,...

Cử tri kiến nghị sớm triển khai Dự án tái định cư vùng thiên tai tại bản Ngậm

Sáng ngày 24/12, đồng chí Chá A Của, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và tổ Hội đồng Nhân dân tỉnh ứng cử tại huyện Bắc Yên đã tiếp xúc cử tri xã Song Pe và Hồng Ngài, huyện Bắc Yên. Tại hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Song Pe báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải...

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 12/2024

Sáng nay 25/12, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 12/2024. Dự buổi tiếp có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; UBND thành phố và các đơn vị liên quan. Tại buổi tiếp, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp công dân Vũ Quang Trung, tại tổ 2, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La. Với...

Ban Dân tộc thẩm tra các nội dung trình kỳ họp chuyên đề thứ 26, HĐND tỉnh khóa XV

Sáng nay 25/12, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã Thẩm tra các nội dung trình kỳ họp chuyên đề thứ 26, HĐND tỉnh khóa XV. Dự cuộc thẩm tra có đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan. Dự án thủy điện Nậm Hóa I nằm trong ranh giới...

Cùng tác giả

5 điểm check-in ở Mộc Châu không thể bỏ lỡ mùa đông này

Đến Mộc Châu mùa này để hưởng trọn vẹn nét đẹp tinh khôi của mùa đông miền Tây Bắc. Đông đến, Mộc Châu ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa cải nở rộ khắp các triền đồi. Thời tiết chuyển mùa mang đến cái lạnh se sắt đặc trưng, làm cho không gian trở nên tĩnh lặng và bình yên đến lạ thường. Dưới đây là 5 địa điểm độc đáo mà du khách nên ghé thăm khi đến...

Kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã

Khi Mộc Châu được công nhận là thị xã, ngành du lịch địa phương được kỳ vọng phát triển bùng nổ trong năm 2025. Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã. Ảnh: Minh Nguyễn Theo thông tin từ UBND tỉnh Sơn La, dự kiến lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu sẽ diễn ra...

Mộc Châu ngày đầu đông tinh khôi mùa hoa mận

Đầu đông, khi những cơn gió lạnh đầu tiên tràn về, Mộc Châu lại vẫy gọi du khách với nhưng bông hoa mận đầu mùa tinh khôi, sớm nở. Không đợi đến mùa xuân như thường lệ, những cánh hoa mận ở Mộc Châu dường như sốt sắng hơn, rủ nhau bung nở sớm, tạo nên khung cảnh mộng mơ phủ trắng cả núi rừng. Từ thung lũng Nà Ka, bản Pa Phách... đâu đâu cũng hiện lên vẻ đẹp thanh khiết...

Phân biệt 2 điểm săn mây cùng tên Tà Xùa nhưng khác xa nhau

Tà Xùa - cái tên gắn liền với thiên đường mây, thường bị nhầm lẫn khi cùng chỉ 2 địa danh ở huyện Bắc Yên (Sơn La) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Cách nhau 24 km, 2 địa danh cùng mang tên Tà Xùa, 1 nơi là đỉnh Tà Xùa với cung đường trekking hùng vĩ nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm còn lại ở xã Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn...

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Cùng chuyên mục

5 điểm check-in ở Mộc Châu không thể bỏ lỡ mùa đông này

Đến Mộc Châu mùa này để hưởng trọn vẹn nét đẹp tinh khôi của mùa đông miền Tây Bắc. Đông đến, Mộc Châu ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa cải nở rộ khắp các triền đồi. Thời tiết chuyển mùa mang đến cái lạnh se sắt đặc trưng, làm cho không gian trở nên tĩnh lặng và bình yên đến lạ thường. Dưới đây là 5 địa điểm độc đáo mà du khách nên ghé thăm khi đến...

Kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã

Khi Mộc Châu được công nhận là thị xã, ngành du lịch địa phương được kỳ vọng phát triển bùng nổ trong năm 2025. Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã. Ảnh: Minh Nguyễn Theo thông tin từ UBND tỉnh Sơn La, dự kiến lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu sẽ diễn ra...

Mộc Châu ngày đầu đông tinh khôi mùa hoa mận

Đầu đông, khi những cơn gió lạnh đầu tiên tràn về, Mộc Châu lại vẫy gọi du khách với nhưng bông hoa mận đầu mùa tinh khôi, sớm nở. Không đợi đến mùa xuân như thường lệ, những cánh hoa mận ở Mộc Châu dường như sốt sắng hơn, rủ nhau bung nở sớm, tạo nên khung cảnh mộng mơ phủ trắng cả núi rừng. Từ thung lũng Nà Ka, bản Pa Phách... đâu đâu cũng hiện lên vẻ đẹp thanh khiết...

Phân biệt 2 điểm săn mây cùng tên Tà Xùa nhưng khác xa nhau

Tà Xùa - cái tên gắn liền với thiên đường mây, thường bị nhầm lẫn khi cùng chỉ 2 địa danh ở huyện Bắc Yên (Sơn La) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Cách nhau 24 km, 2 địa danh cùng mang tên Tà Xùa, 1 nơi là đỉnh Tà Xùa với cung đường trekking hùng vĩ nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm còn lại ở xã Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn...

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất