Powered by Techcity

Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững

Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh

Từ việc xây dựng địa chỉ kinh doanh uy tín

Một trong những kênh được đánh giá tiêu thụ hiệu quả thời gian qua là “Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn”, do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng và duy trì hoạt động tại Trụ sở Cơ quan Hội Nông dân tỉnh từ năm 2016.

Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn
Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ của lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh, xuất phát từ xu thế tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao, hướng đến các sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe; với mong muốn giới thiệu, kinh doanh sản phẩm sạch, sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã giao Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp đảm nhận xây dựng, duy trì mô hình Cửa hàng giới thiệu và bán nông sản an toàn.

Sau 8 năm hoạt động, cửa hàng đã trở thành địa chỉ tin cậy, có được lượng khách hàng thường xuyên đông đảo. Sản phẩm tại đây đều được gắn nhãn mác, tem, giúp người tiêu dùng tìm hiểu kỹ về quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Cũng tại đây, người tiêu dùng có thể tìm kiếm, nắm bắt những địa chỉ sản xuất sản phẩm uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và lan tỏa việc sử dụng, tiêu dùng sản phẩm OCOP đặc trưng của Bắc Ninh.

Theo ông Đào Trọng Đại – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh: “Để đảm bảo chất lượng nguồn hàng cung ứng tại cửa hàng, chúng tôi đã lựa chọn những đơn vị cung ứng có uy tín, có chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng; đồng thời ký hợp đồng cung ứng, cử cán bộ trực tiếp giám sát và tham gia trong quá trình nhập hàng, kiểm hàng…”.

Để đa dạng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng, ngoài các sản phẩm nông sản trong tỉnh, cửa hàng cũng lựa chọn những sản phẩm đặc sản ở một số vùng miền đã được xếp hạng OCOP như: Mì gạo sạch của tỉnh Bắc Giang; mộc nhĩ, nấm hương… của tỉnh Cao Bằng; miến dong, măng nứa khô của tỉnh Bắc Kạn; măng chua của Hòa Bình; nước tương của Hải Dương; tương ớt Mường Khương (Lào Cai) và nhiều sản phẩm đặc sản của các tỉnh, thành, vùng miền khác.

Chị Trần Thị Hải – nhà ở phường Suối Hoa (TP. Bắc Ninh) – cho biết: Lúc đầu ghé qua mua hàng tại đây chỉ là tiện chờ đón con tan trường, nhưng sau vài lần mua thì đến nay cửa hàng đã trở thành địa chỉ tin cậy mua thực phẩm của gia đình chị.

Sau thời gian triển khai có hiệu quả, đến nay, nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã ra đời, nhận được phản ứng tích cực của người tiêu dùng. Có thể kể đến như: Cửa hàng bán rau an toàn tại huyện Gia Bình; Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn tại xã Hoàn Sơn (huyện Tiên Du)…

Các cửa hàng cam kết thực hiện nghiêm túc quy định đã ký kết với tổ chức Hội nông dân đảm bảo chất lượng hàng hóa; thường xuyên giới thiệu nguồn gốc nông sản, thực phẩm an toàn của các cơ sở sản xuất trong và ngoài huyện; chia sẻ thông tin hàng hóa với khách hàng…

Đến quảng bá sản phẩm

Cùng với “Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn”, những năm qua, Bắc Ninh liên tiếp tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn, nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ; tạo điều kiện cho các cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có cơ hội kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững
Năm 2024, Bắc Ninh tổ chức 3 phiên chợ nông sản an toàn

Riêng trong năm 2024, Bắc Ninh tổ chức 3 phiên chợ nông sản an toàn. Phiên chợ thứ nhất diễn ra những ngày đầu năm nay với chủ đề “Phiên chợ đón xuân – Nông dân vững mạnh”. Trong phiên chợ lần đầu tiên của năm 2024 đã có sự tham gia của 22 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh và 5 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Hà Giang, Hải Phòng.

Những ngày đầu tháng 5/2024, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn lần thứ 2 năm 2024, với sự tham gia của 21 gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hải Phòng, Lào Cai…

Điểm đặc biệt là khi bước vào phiên chợ, hội viên nông dân và người tiêu dùng sẽ được cán bộ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tư vấn, hướng dẫn tải, cài đặt và sử dụng nền tảng số “Nông dân Việt Nam”. “Qua App “Nông dân Việt Nam”, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh mong muốn thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh – đánh giá: Quy mô chợ phiên nông sản an toàn tỉnh Bắc Ninh không quá lớn nhưng trong thời gian chợ phiên diễn ra đều nhận được sự đồng tình của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Nhằm tiếp tục quảng bá cũng như kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con, dự kiến từ ngày 14 – 16/10/2024, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn lần thứ 3 – năm 2024 tại khuôn viên Thư viện tỉnh Bắc Ninh (đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh).

Phiên chợ lần thứ 3 này sẽ có sự tham gia của 20 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh và các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Tuyên Quang và TP. Hải Phòng.

Là người tham gia nhiều hội chợ phiên nông sản an toàn của tỉnh Bắc Ninh, bà Nguyễn Thị Tân – Giám đốc Công ty TNHH Silic Tân Phát – chia sẻ: Mỗi phiên chợ như một sân chơi bổ ích để người tiêu dùng biết đến thương hiệu nông sản của địa phương mình cũng như các tỉnh bạn. Tôi mong muốn có thêm nhiều sân chơi như thế này hơn nữa để người tiêu dùng biết đến nhà vườn không phải qua thương lái nhưng vẫn tiếp cận được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.

Điểm nổi bật của chợ phiên là công tác kiểm soát chất lượng chặt chẽ, ngoài yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận phải kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất. Đây là hoạt động thường niên nhằm xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh; thúc đẩy giao thương trong lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề; liên kết trong sản xuất, tìm kiếm cơ hội hợp tác và tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP của địa phương; góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm không an toàn” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Nguồn: https://congthuong.vn/bac-ninh-da-dang-hoa-kenh-tieu-thu-nong-san-theo-huong-hien-dai-va-ben-vung-351315.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào. Ảnh: Internet. Ngày 13/10, thực hiện chương trình kế hoạch phối hợp, lực lượng quân y Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào tiếp tục triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Pa Háng – Huổi Hiềng, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan (Lào). Đến Trạm xá quân dân y hữu nghị biên...

Tác phẩm Em đi vui Tết Độc lập

- Tác giả: Nguyễn Đức Toàn - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

Tập trung khắc phục thiên tai khôi phục sản xuất nông nghiệp

Dù không nằm trong diện ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 3, nhưng hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, ngập úng, kéo dài ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Như tại gia đình này, đã bị tổn thất đến 40% diện tích cây trồng bởi ngập úng. Anh Cà Văn Xoán, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La: “Trong...

Tác phẩm THẮNG CUỘC – Happy Vietnam!

- Tác giả: Nguyễn Vũ Hậu - Ngày tham dự: 14/10/2024 ...

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú

Trung bình mỗi ngày bếp ăn này cung cấp khoảng 300 suất ăn cho trẻ mầm non. Xác định rõ an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu, nhà trường đã thực hiện tốt quy định về bếp ăn 1 chiều, từ khâu tiếp nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm. Thực đơn được thay đổi theo ngày dựa trên nhu cầu của các lứa tuổi. Toàn bộ nhân viên nhà bếp được trang bị các kiến thức...

Cùng chuyên mục

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào. Ảnh: Internet. Ngày 13/10, thực hiện chương trình kế hoạch phối hợp, lực lượng quân y Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào tiếp tục triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Pa Háng – Huổi Hiềng, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan (Lào). Đến Trạm xá quân dân y hữu nghị biên...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh...

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy, nông sản địa phương này trong những năm gần đây chiếm vị trí dẫn đầu cả nước, đặc biệt là cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến 9 tháng đầu năm 2024 đạt 83.757ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 63.207 ha, sản lượng ước đạt trên 379.000 tấn. Các loại cây ăn quả được trồng tại Sơn La đều có sản lượng lớn như...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhận giấy báo trúng tuyển, mẹ cậu từ Sơn La phải đi Bắc Ninh. Bà Lò Thị Hải xin được một chân làm thời vụ trong một nhà máy sản xuất bánh kẹo. “Tôi phải đi làm để có thêm tiền cho con đóng học” – bà Hải cho hay. Phạm Hoàng Việt...

Bộ GDĐT kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học tại Hà Tĩnh

Tại đây, đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, làm việc với các Phòng GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi làm...

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55 tỷ hoàn toàn đạt được, thậm chí có thể kỳ vọng đạt mốc 58 – 60 tỷ USD trong năm 2024. Để...

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Theo ông, vì sao dự án này cần phải có chính sách đặc thù? Chính sách đặc thù nghĩa là luật chưa có...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời. Các đại biểu đại diện ngành giáo dục mầm non thành phố Sơn La tham dự Hội thảo. Được ghi danh vào “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, Sơn La...

Quy hoạch vùng dân cư và xây dựng bản đồ thiên tai để tránh sạt lở, lũ quét

 Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Đó là chia sẻ của PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện địa chất về những thiên tai địa chất sau mưa lũ và việc ứng dụng KHCN cũng như các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai. Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, mùa mưa năm nay thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét ảnh hưởng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất