Powered by Techcity

Cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch

5 tháng đầu năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước dịch Covid-19. Đây là tín hiệu vui cho thấy du lịch Việt Nam hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, du lịch tăng trưởng nhanh nhưng kèm theo lại tái phát những bất cập, hạn chế cũ: Nạn bắt chẹt khách, tăng giá tùy tiện, chỗ đông chỗ ít, quá tải ở điểm đến kỳ nghỉ lễ dài ngày, lộn xộn trong hoạt động du lịch…

Tuần trước, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố chỉ số phát triển du lịch 2024, cho thấy Việt Nam xếp thứ 59/119 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng sau Singapore (hạng 13), Indonesia (hạng 22), Malaysia (hạng 35) và Thái Lan (hạng 47). Các chuyên gia khẳng định, những chỉ số của WEF đã được tính toán và tiêu chuẩn hóa, vì thế du lịch Việt Nam cần nhìn vào để soi lại năng lực cạnh tranh thực tế. Cơ quan quản lý du lịch Việt Nam cần lắng nghe và tiếp tục khắc phục những hạn chế để giữ được sức hút với khách du lịch quốc tế và kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại Việt Nam. Muốn có giải pháp thật sự hiệu quả, phải dám nhìn thẳng vào kết quả và chấp nhận thực tế để tìm nguyên nhân.

Các chuyên gia và người trực tiếp làm du lịch đã lưu ý việc nổi lên của Malaysia, quốc gia dẫn đầu ASEAN về du lịch bền vững. Năm 2023 Malaysia dẫn đầu ASEAN khi đón 28 triệu lượt khách quốc tế, và là quốc gia duy nhất ở châu Á đón khách vượt mức trước dịch Covid-19 (28 so với 27 triệu lượt khách), mặc dù nước này cũng hạn chế bán rượu, bia và không có các điểm vui chơi xuyên đêm.

Cách làm du lịch của Malaysia (và trước đó là Thái Lan) đã giúp những người làm du lịch Việt Nam có được kinh nghiệm hay về “tính liên kết” – gồm liên kết trong ngành, liên kết địa phương và các vùng, liên kết với các ngành. Ở các nước, du lịch liên kết rất tốt với các ngành y tế (du lịch sức khỏe); giáo dục (du học): Thể thao (thi đấu, tập luyện, xem thi đấu); văn hóa (làm phim, dựng phim, các sự kiện); thương mại (hội chợ quốc tế); nông nghiệp (festival homestay, hội chợ OCOP)… Tổng cục Du lịch Malaysia (thuộc Bộ Du lịch-Nghệ thuật và Văn hóa nước này), hiện có 34 văn phòng khắp thế giới. Họ kết hợp truyền thông hiện đại với truyền miệng, làm dịch vụ thật tốt để lan tỏa kiểu “tiếng lành đồn xa”.

Câu chuyện liên kết phát triển du lịch ở Việt Nam đã có người đúc kết vui nhưng khá hài hước rằng, du lịch Việt có nhiều thế mạnh, nhưng “mạnh nhất là mạnh ai nấy làm!”. Xét về tài nguyên du lịch, Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển, nhưng sản phẩm du lịch của chúng ta lại khá nghèo nàn, nhiều chuyến famtrip được triển khai theo phong trào nhưng rồi không thể phát triển thành sản phẩm thương mại khai thác bền vững. Vì thế, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cần tập trung vào vấn đề làm sao để cải thiện năng lực du lịch Việt Nam hiện nay.

Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ đã có Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. Chỉ thị xác định các nhiệm vụ mà ngành du lịch cần tập trung cải thiện, trong đó chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực, sức khỏe… Đây chính là cơ hội để du lịch Việt Nam tham chiếu từ đó nhận biết rõ vị thế của mình.

 

Một thực tế đáng buồn là nhiều nơi vẫn làm du lịch theo kiểu chộp giật, chỉ muốn đầu tư ít, thu lợi nhuận nhanh nhất có thể; làm một thời gian rồi bỏ, tìm cái mới để câu khách… khiến du lịch Việt đánh mất bản sắc. Du khách quốc tế khi đến thăm nước ta, hầu hết đều muốn tìm hiểu về bản sắc các vùng miền, dân tộc. Ngành du lịch đã nỗ lực làm khá tốt về truyền thông, nhưng dường như vẫn thiếu sự chung tay của các địa phương, nên nạn bắt chẹt khách, nâng giá tùy tiện, tình trạng chèo kéo đeo bám và vệ sinh môi trường chưa được cải thiện nhiều trong mắt du khách quốc tế.

Vẫn biết là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng rõ ràng làm du lịch kiểu như hiện tại thì ngành du lịch nước ta rất khó nâng cao số lượng khách cũng như thiếu các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút sự quan tâm của du khách.

Để cải thiện năng lực cạnh tranh, du lịch Việt cần có các giải pháp đồng bộ; định vị lại cả về thương hiệu và sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, phù hợp xu hướng của khách. Ngành du lịch cần thay đổi tư duy về quy hoạch và có tầm nhìn dài hạn để phát triển thêm các tour, các sản phẩm du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu du khách quanh năm, tăng thời gian lưu trú và khiến du khách quốc tế quay lại Việt Nam; phát triển các điểm đến mới, điểm đến thứ cấp nhằm giảm tình trạng quá tải tại một số khu du lịch trọng điểm; khắc phục các hạn chế cố hữu, như chỉ số “Y tế và vệ sinh”, “Sự bền vững về môi trường”…, bằng sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của các địa phương nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh tại điểm đến. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Một vấn đề quan trọng nữa là đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch theo hướng hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh đồng bộ, thống nhất…

Phải có cuộc “cách mạng” thật sự về cách làm du lịch. Làm du lịch-ngành kinh tế tổng hợp-phải có liên kết, không thể để các khâu trong chuỗi giá trị du lịch chắp vá, rời rạc, thiếu chuyên nghiệp và không biết cùng chia sẻ lợi ích.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Gặp mặt khen thưởng vận động viên đạt thành tích cao

Ngày 14/1, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, tuyên dương huấn luyện viên , vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu thể thao quốc tế năm 2024. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của...

Mường Giàng trở thành thị trấn của huyện Quỳnh Nhai

Ngày 14/1, huyện Quỳnh Nhai đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Mường Giàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Mường Giàng. Đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tới dự và phát biểu chúc mừng. Cùng dự có đồng chí Bùi Minh Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng...

Sương muối, băng giá gây thiệt hại cà phê tại Sơn La

Không khí lạnh tăng cường bao trùm khắp miền Bắc trong những ngày qua, kèm theo sương muối, băng giá đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân. Tại thành phố Sơn La rét đậm kèm theo sương muối đã gây thiệt hại hàng chục ha cây cà phê ở xã Chiềng Cọ. Phản ánh của phóng viên thời sự.  Hơn 3 năm trước, khoảng 3.000 m2 cà phê của gia đình chị Thanh ở bản Muông...

Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại huyện Mai Sơn

Chiều ngày 13/1, Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Mai Sơn. Dự lễ trao tặng có đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La. Đợt này, Đảng bộ huyện Mai Sơn có 98 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng gồm: 1 đảng viên Huy hiệu 70...

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu. Theo đó, từ ngày 20/1/2025, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng sẽ dựa trên các báo cáo tổng hợp của...

Cùng chuyên mục

Tà Xùa, khi mùa xuân về

Tà Xùa - miền mây trời quyện với núi non - những năm gần đây trở thành điểm đến thu hút du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng Tây Bắc. Mây cuồn cuộn từng đợt sống động, dập dềnh, dâng tràn thung lũng như tấm chăn bông xốp trắng khổng lồ chở che, bao bọc. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi Tà Xùa là “cõi mây” - nơi du khách được trải...

5 điểm check-in ở Mộc Châu không thể bỏ lỡ mùa đông này

Đến Mộc Châu mùa này để hưởng trọn vẹn nét đẹp tinh khôi của mùa đông miền Tây Bắc. Đông đến, Mộc Châu ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa cải nở rộ khắp các triền đồi. Thời tiết chuyển mùa mang đến cái lạnh se sắt đặc trưng, làm cho không gian trở nên tĩnh lặng và bình yên đến lạ thường. Dưới đây là 5 địa điểm độc đáo mà du khách nên ghé thăm khi đến...

Kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã

Khi Mộc Châu được công nhận là thị xã, ngành du lịch địa phương được kỳ vọng phát triển bùng nổ trong năm 2025. Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng bùng nổ du lịch khi Mộc Châu trở thành thị xã. Ảnh: Minh Nguyễn Theo thông tin từ UBND tỉnh Sơn La, dự kiến lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu sẽ diễn ra...

Mộc Châu ngày đầu đông tinh khôi mùa hoa mận

Đầu đông, khi những cơn gió lạnh đầu tiên tràn về, Mộc Châu lại vẫy gọi du khách với nhưng bông hoa mận đầu mùa tinh khôi, sớm nở. Không đợi đến mùa xuân như thường lệ, những cánh hoa mận ở Mộc Châu dường như sốt sắng hơn, rủ nhau bung nở sớm, tạo nên khung cảnh mộng mơ phủ trắng cả núi rừng. Từ thung lũng Nà Ka, bản Pa Phách... đâu đâu cũng hiện lên vẻ đẹp thanh khiết...

Phân biệt 2 điểm săn mây cùng tên Tà Xùa nhưng khác xa nhau

Tà Xùa - cái tên gắn liền với thiên đường mây, thường bị nhầm lẫn khi cùng chỉ 2 địa danh ở huyện Bắc Yên (Sơn La) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Cách nhau 24 km, 2 địa danh cùng mang tên Tà Xùa, 1 nơi là đỉnh Tà Xùa với cung đường trekking hùng vĩ nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm còn lại ở xã Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn...

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất