Powered by Techcity

Bộ GDĐT kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học tại Hà Tĩnh

Tại đây, đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, làm việc với các Phòng GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh

Trước đó, ngày 30/9/2024, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 2687/QĐ-BGDĐT về việc kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025.

Theo Quyết định này cùng với Quyết định số 2757/QĐ-BGDĐT ngày 4/10/2024 về việc điều chỉnh đối tượng kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025, Bộ GDĐT thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 4 Sở GDĐT: Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Sơn La.

Nội dung kiểm tra về công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.

Làm tốt công tác chuẩn bị, triển khai có hiệu quả nhiệm vụ đầu năm học

Theo báo cáo của Sở GDĐT Hà Tĩnh, năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 668 trường mầm non và phổ thông, trong đó có 28 trường ngoài công lập. So với năm học trước, hệ thống mạng lưới trường học ổn định.

Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT làm việc vởi Sở GDĐT Hà Tĩnh về việc ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai năm học mới sáng 10/10/2024

Tổng số học sinh các cấp học là 348.885 em. Trong đó, mầm non có 2952 nhóm, lớp với 71.182 trẻ, giáo dục tiểu học 4156 lớp với 135.275 học sinh, THCS 2485 lớp với 88.255 học sinh, THPT 1214 lớp với 45.477 học sinh, giáo dục thường xuyên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT 266 lớp với 10.958 học viên. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục Hà Tĩnh là 25.284 người.

Công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho năm học mới được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thể hiện ở nội dung trong các văn bản ban hành, công tác chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, giao chỉ tiêu biên chế, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ và tuyển dụng giáo viên.

Cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học trong năm học mới. Số phòng học kiên cố chiếm tỷ lệ khá cao: mầm non 94,1%, tiểu học 96,8%; THCS 98,7%; THPT 100%. 100% trường học của tỉnh đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/1 lớp.

Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT làm việc với Phòng GDĐT thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh chiều ngày 10/10/2024

Với nhiều giải pháp đồng bộ, đội ngũ giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 cơ bản đảm bảo số lượng, chất lượng để triển khai chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. Đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng có chất lượng, nhất là giáo viên dạy lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Một số khó khăn đầu năm học của tỉnh Hà Tĩnh là việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được thực hiện kịp thời; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi xuống cấp, thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng; còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ theo bộ môn; chưa có đủ giáo viên được đào tạo để dạy môn tích hợp cấp THCS; phải điều động giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cấp THCS lên dạy THPT; phát hành tài liệu giáo dục địa phương còn gặp khó khăn do vướng mắc về luật đấu thầu…

Qua kiểm tra thực tế tại các trường học, địa phương, thay mặt đoàn kiểm tra Bộ GDĐT, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Phó Trưởng đoàn thường trực đánh giá: Sở GDĐT Hà Tĩnh đã tiếp nhận đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn của Trung ương để tham mưu địa phương ban hành các văn bản phát triển giáo dục và đào tạo; đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trên các lĩnh vực cụ thể, rõ ràng tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện.

Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT làm việc với Trường THPT Cẩm Bình sáng ngày 11/10/2024

Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thừa thiếu cục bộ, Sở GDĐT đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 về việc phê duyệt chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng viên chức giáo dục và điều chuyển, biệt phái giáo viên năm học 2024-2025. Đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nghiêm túc trước khi vào năm học mới.

Đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nội dung về lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 bài bản, nghiêm túc, đúng quy định. Huy động có hiệu quả từ các tổ chức, cá nhân để trao tặng sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện đối tượng chính sách. Bước vào năm học mới, 100% học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ đều có sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

Tuyển sinh đầu cấp thực hiện hiệu quả đối với mẫu giáo và học sinh tiểu học 100% trẻ em mầm non và học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Công tác thu chi thực hiện dịch vụ giáo dục thực hiện theo đúng quy định (Nghị quyết số 107/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT báo cáo về kết quả kiểm tra 

“Mặc dù vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định nhưng thời gian qua, Hà Tĩnh đã làm tốt công tác chuẩn bị, chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025”, ông Nguyễn Bá Minh đánh giá.

Từ nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế, Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT đã kiến nghị một số nội dung tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục thực hiện để đảm bảo triển khai hiệu quả năm học 2024-2025; đồng thời giải đáp nhiều nội dung kiến nghị, đề xuất của địa phương.

Quyết liệt tham mưu, chấp nhận cái khó để làm

Trao đổi tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chia sẻ, giáo dục Hà Tĩnh luôn nhận được sự hỗ trợ của Bộ GDĐT, không chỉ qua các văn bản, hướng dẫn mà còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp. Giáo dục Hà Tĩnh những năm qua cũng luôn đạt được kết quả tốt, ngành Giáo dục nhận được sự hài lòng của phụ huynh, người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Châu phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT

Nhấn mạnh, Hà Tĩnh là mảnh đất hiếu học, ở mỗi địa phương, dòng họ luôn lấy việc học làm đầu, ông Nguyễn Ngọc Châu khẳng định, tỉnh Hà Tĩnh coi giáo dục là trách nhiệm của tỉnh và vì sự phát triển của địa phương, do đó luôn dành sự quan tâm và ưu tiên cho giáo dục.

Thống nhất với báo cáo kết quả, các đề xuất kiến nghị của Đoàn kiểm tra Bộ GDĐT, ông Nguyễn Ngọc Châu đồng thời cũng trao đổi cụ thể về một số vấn đề như chi ngân sách cho giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên… Từ các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở, ngành triển khai rà soát, làm rõ và đề xuất giải pháp khắc phục.

Ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 của tỉnh Hà Tĩnh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nêu một số ví dụ cụ thể như việc ban hành các văn bản hướng dẫn đầu năm học được thực hiện đầy đủ, làm căn cứ cho việc triển khai thực tế; công tác tuyển sinh, chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… diễn ra bình thường, ổn định, tạo tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới.

Một điểm nhấn trong công tác chuẩn bị đầu năm học của tỉnh Hà Tĩnh được Thứ trưởng đặc biệt ghi nhận, đó là việc quyết liệt tham mưu, có cách làm riêng và dám chấp nhận cái khó để làm trong công tác chuẩn bị đội ngũ, cụ thể là việc điều chuyển, biệt phái giáo viên.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại buổi làm việc

“Đây là giải pháp tình thế nhưng cần trong thời điểm hiện tại để đảm bảo đủ định mức giáo viên. Then chốt của giáo dục là đội ngũ, là giáo viên, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã nhận ra điều này để quyết liệt tham mưu, đã chấp nhận cái khó để làm”, Thứ trướng nói.

Khẳng định vai trò của ngành Giáo dục địa phương, đội ngũ giáo viên trong triển khai các chủ trương, chính sách giáo dục và đào tạo, Thứ trưởng mong muốn ngành Giáo dục Hà Tĩnh, các thầy cô giáo sẽ luôn nhiệt huyết, yêu trường, yêu lớp để hoàn thành sự nghiệp trồng người vẻ vang nhưng cũng nhiều khó khăn, áp lực.

Chia sẻ “ngành Giáo dục làm nhiệm vụ chuyên môn, nếu không có người, không có tiền không thể làm được”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị và mong muốn, tỉnh Hà Tĩnh quan tâm đảm bảo chi ngân sách 20% cho giáo dục và đảm bảo điều tiết phân phối ngay từ đầu năm học để các nhà trường chủ động.

Thứ trưởng cũng đề nghị ngành Giáo dục và ngành Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh có sự rà soát, tính toán để thống nhất về số lượng giáo viên, tránh thiệt thòi cho ngành; đồng thời tránh cứng nhắc trong giảm biên chế 10% đối với ngành Giáo dục.

Mặc dù có những khó khăn trong triển khai, song Thứ trưởng lưu ý tỉnh Hà Tĩnh cần khẩn trương hơn trong công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học và phát hành tài liệu giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc sửa đổi một số Thông tư hiện hành, Thứ trưởng cho biết, hiện Bộ GDĐT đang tích cực chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện để sớm ban hành làm căn cứ để các Sở GDĐT chỉ đạo triển khai.

Cùng chủ đề

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh...

Hội thi “Cán bộ kiểm tra giỏi” năm 2024 thành công tốt đẹp

Sau 2 ngày diễn ra hội thi, 17 đội thi đã trải qua Phần thi hồ sơ nghiệp vụ và Phần thi trực tiếp trên sân khấu, với 3 phần thi: Chào hỏi, hiểu biết và xử lý tình huống về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng. Các đội thi đã có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và sử dụng hình thức sân khấu hóa, kết hợp trình chiếu, đạo cụ,...

Đoàn công tác huyện Vân Hồ học tập kinh nghiệm tại Thành phố Sơn La

Đoàn công tác của UBND huyện Vân Hồ và thành phố đã trao đổi một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai các lĩnh vực như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, phát triển đô thị và các mô hình phát triển kinh tế trong xây dựng Nông thôn mới. Là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, Thành phố có...

Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi thu hút sự tham gia của 10 đội thi đến từ 10 trường Tiểu học - Trung học cơ sở thuộc 10 xã nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi  năm 2024. Các đội trải...

Tác phẩm HÁI CHÈ Ô LONG

- Tác giả: Nguyễn Huy Kiên (Trung Kiên) - Ngày tham dự: 12/10/2024 ...

Cùng tác giả

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh...

Hội thi “Cán bộ kiểm tra giỏi” năm 2024 thành công tốt đẹp

Sau 2 ngày diễn ra hội thi, 17 đội thi đã trải qua Phần thi hồ sơ nghiệp vụ và Phần thi trực tiếp trên sân khấu, với 3 phần thi: Chào hỏi, hiểu biết và xử lý tình huống về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng. Các đội thi đã có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và sử dụng hình thức sân khấu hóa, kết hợp trình chiếu, đạo cụ,...

Đoàn công tác huyện Vân Hồ học tập kinh nghiệm tại Thành phố Sơn La

Đoàn công tác của UBND huyện Vân Hồ và thành phố đã trao đổi một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai các lĩnh vực như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, phát triển đô thị và các mô hình phát triển kinh tế trong xây dựng Nông thôn mới. Là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, Thành phố có...

Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi thu hút sự tham gia của 10 đội thi đến từ 10 trường Tiểu học - Trung học cơ sở thuộc 10 xã nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi  năm 2024. Các đội trải...

Tác phẩm HÁI CHÈ Ô LONG

- Tác giả: Nguyễn Huy Kiên (Trung Kiên) - Ngày tham dự: 12/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh...

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy, nông sản địa phương này trong những năm gần đây chiếm vị trí dẫn đầu cả nước, đặc biệt là cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến 9 tháng đầu năm 2024 đạt 83.757ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 63.207 ha, sản lượng ước đạt trên 379.000 tấn. Các loại cây ăn quả được trồng tại Sơn La đều có sản lượng lớn như...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhận giấy báo trúng tuyển, mẹ cậu từ Sơn La phải đi Bắc Ninh. Bà Lò Thị Hải xin được một chân làm thời vụ trong một nhà máy sản xuất bánh kẹo. “Tôi phải đi làm để có thêm tiền cho con đóng học” – bà Hải cho hay. Phạm Hoàng Việt...

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55 tỷ hoàn toàn đạt được, thậm chí có thể kỳ vọng đạt mốc 58 – 60 tỷ USD trong năm 2024. Để...

Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững

Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh Từ việc xây dựng địa chỉ kinh doanh uy tín Một trong những kênh được đánh giá tiêu thụ hiệu quả thời gian qua là “Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn”, do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng và...

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Theo ông, vì sao dự án này cần phải có chính sách đặc thù? Chính sách đặc thù nghĩa là luật chưa có...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời. Các đại biểu đại diện ngành giáo dục mầm non thành phố Sơn La tham dự Hội thảo. Được ghi danh vào “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, Sơn La...

Quy hoạch vùng dân cư và xây dựng bản đồ thiên tai để tránh sạt lở, lũ quét

 Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Đó là chia sẻ của PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện địa chất về những thiên tai địa chất sau mưa lũ và việc ứng dụng KHCN cũng như các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai. Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, mùa mưa năm nay thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét ảnh hưởng...

Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng

Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam lến tới gần 25 tỷ USD; Bến Tre khởi công cầu Ba Lai 8 vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hoàn tất thẩm định Dự án...

Tin nổi bật

Tin mới nhất