Powered by Techcity

Vinatea Mộc Châu làm nên thương hiệu chè Mộc Châu


Cây chè được trồng trên cao nguyên Mộc Châu của Công ty Chè Mộc Châu (nay là Vinatea Mộc Châu) đến nay đã gần 7 thập kỷ. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Vinatea Mộc Châu đã làm nên thương hiệu chè Mộc Châu, chinh phục thị trường, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Trụ sở Vinatea Mộc Châu.

 Gần 7 thập kỷ xây dựng và phát triển

Để hiểu rõ hơn về lịch sử của cây chè trên cao nguyên Mộc Châu, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Đức Vinh, tiểu khu 40, thị trấn Nông trường Mộc Châu. Ông Vinh là một trong số gần 1.700 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 280, Sư đoàn 335 tình nguyện ở lại cao nguyên này để xây dựng Nông trường Quân đội, tiền thân của Nông trường quốc doanh Mộc Châu, sau này được chia tách thành Vinatea Mộc Châu ngày nay.

Năm nay, đã gần 90 tuổi, nhưng ông Vinh vẫn còn minh mẫn và nhớ như in ngày bắt đầu khai hoang, mở đất trồng cây, cũng là ngày thành lập Nông trường Quân đội 8/4/1958. Ông Vinh kể: Thời điểm đó, cao nguyên còn hoang sơ lắm, chủ yếu là đồng hoang, cỏ dại, cây cối um tùm, khí hậu khắc nghiệt, nhất là mùa đông, giá rét, sương mù.

Việc khai hoang, mở đất cũng gian nan bởi đều bằng sức người với dụng cụ lao động thô sơ. Cùng với khai hoang trồng ngô, sắn, Nông trường thử nghiệm trồng cây chè; chè được đào hố, trồng bằng hạt. Sau một thời gian, trên vùng đất cao nguyên những mầm chè đầu tiên đã vươn lên. 

Sau một năm thành lập, cán bộ, chiến sĩ Nông trường vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm và động viên. Ngày 8/5/1959, Bác Hồ cùng Đoàn cán bộ của Trung ương Đảng và Chính phủ đến thăm các đội sản xuất, nói chuyện và dặn dò cán bộ, chiến sĩ Nông trường. Tại đây, Bác đã ghi vào sổ truyền thống của Nông trường 16 chữ vàng “Luôn luôn cố gắng; Khắc phục khó khăn; Tiến lên thật hăng; Làm tròn nhiệm vụ”.

Vùng chè nguyên liệu Vinatea Mộc Châu.

Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ của Nông trường luôn đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất xây dựng Nông trường ngày càng phát triển. Cùng với chăn nuôi bò sữa, Nông trường quyết định lựa chọn phát triển cây chè là hướng đi lâu dài. Từ đó, diện tích chè tiếp tục mở rộng theo từng năm, trong đó được trồng nhiều nhất là ở thị trấn Nông trường Mộc Châu và các xã: Chiềng Sơn, Tân Lập, Phiêng Luông.

Tiếp đó, Nông trường Quân đội đổi thành Nông trường quốc doanh Mộc Châu, trải qua nhiều năm, đến nay đã được chuyển đổi và chia tách làm nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, gồm: Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu; Vinatea Mộc Châu; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Mộc Châu; Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ Mộc Châu; Công ty dâu tằm tơ Mộc Châu…

Tiếp nối các thế hệ, cán bộ, công nhân Vinatea Mộc Châu đã và đang có những bước phát triển mới, khẳng định thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công ty đã cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ cho những hộ dân liên kết.

Thương hiệu Vinatea Mộc Châu

Hiện nay, Vinatea Mộc Châu có công ty quản lý trên 550 ha chè nguyên liệu, chủ yếu là giống chè Shan Tuyết Mộc Châu được trao Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 10.000 tấn, sản xuất 2.300 tấn chè thành phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ cho toàn bộ 1.952 hộ trồng chè đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội.

Ông Lê Chí Long, Giám đốc Vinatea Mộc Châu, thông tin: Nhiều năm qua, công ty đã thực hiện mô hình sản xuất chè theo chuỗi giá trị. Các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hái đến thu gom chế biến và phân phối tiêu thụ đều được kiểm soát theo hợp đồng nhằm tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có truy xuất nguồn gốc, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại, mang lại giá trị kinh tế cao.

Bây giờ, các hộ làm chè đều ký hợp đồng và tham gia chuỗi liên kết sản xuất chè với công ty; 100% diện tích sử dụng máy làm đất; chè được thu hái bằng máy; toàn bộ diện tích vùng trồng áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng; 100% sản lượng chè búp tươi được vận chuyển bằng phương tiện cơ giới về nhà máy; hệ thống đường trục chính vào khu sản xuất, đường nội đồng đều được cứng hóa… Với những nỗ lực của Vinatea Mộc Châu và các hộ trồng chè, ngày 15/2/2022, UBND tỉnh đã có quyết định công nhận Vùng chè ứng dụng công nghệ cao Vinatea Mộc Châu với tổng diện tích hơn 329 ha chè của 1.179 hộ dân trồng chè tại thị trấn Nông trường Mộc Châu liên kết sản xuất với Vinatea Mộc Châu.

Thu hái chè nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Với nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, cũng như vì sức khỏe của người tiêu dùng, công ty chú trọng sản xuất các sản phẩm chè theo tiêu chí “sạch – ngon – lành” với nhiều sản phẩm đa dạng như: Chè Ôlong Vân Sơn, Chè Tuyết thế kỷ và sản phẩm Pouchung dành cho xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Đài Loan.

Một hướng đi khác cũng được Vinatea Mộc Châu tích cực triển khai, đó là kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái với việc xây dựng làng chè Mộc Châu. Xây dựng các ki ốt giới thiệu sản phẩm để du khách trực tiếp được thưởng thức hương vị chè và trải nghiệm, ngắm cảnh tại làng chè. Làng chè đã trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách khi có dịp đến tham quan, trải nghiệm tại cao nguyên Mộc Châu.

Du khách trải nghiệm tại Làng chè Vinatea Mộc Châu.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và thương hiệu vùng nguyên liệu chè công nghệ cao; nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mục tiêu đưa sản phẩm đến các thị trường có giá trị cao như Nhật Bản, EU. Năm 2023, Vinatea Mộc Châu được tỉnh Sơn La trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án nhà máy chế biến chè Mộc Châu – Tổng Công ty Chè Việt Nam, quy mô 2,5 ha, công suất 125 tấn chè tươi/ngày, tổng vốn đăng ký 85 tỷ đồng. Theo đó, công ty sẽ đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, dây chuyền khép kín góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của Chè Mộc Châu, nâng cao đời sống người lao động và bà con trồng chè.

Gần 7 thập niên xây dựng và phát triển, Vinatea Mộc Châu luôn kiên định với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và thương hiệu vùng nguyên liệu chè công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến các thị trường có giá trị cao. Đồng thời, phát triển du lịch sinh thái, gắn với thưởng thức hương vị chè và trải nghiệm, ngắm cảnh trên các đồi chè, tăng giá trị của cây chè Mộc Châu.





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te-video/vinatea-moc-chau-lam-nen-thuong-hieu-che-moc-chau-Ql5Q4nvHg.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Trao tặng Mái ấm Syngenta và khánh thành điểm trường mầm non

Ngày 7/1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La phối hợp cùng Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, một số nhà tài trợ tổ chức chương trình thiện nguyện trao tặng Mái ấm Syngenta tại xã Chiềng On, huyện Yên Châu và khánh thành Điểm trường mầm non Phiêng Khàng, Trường Mầm non Phiêng Pằn, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn. Tại xã Chiềng On, huyện Yên Châu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ...

Chàng trai người Mông cho thuê đào chơi Tết kiếm tiền tỷ

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, khắp các phố phường Hà Nội đang trang hoàng đón Tết; cây cảnh, hoa đào, quất, bưởi… tràn ngập mang lại không khí Tết rộn ràng trên các nẻo đường. Chàng trai người dân tộc Mông Thào A Sáng tỉa tót những cây đào được đưa từ vùng núi xuống thành phố để cho thuê. Ngày Tết, hoa đào là một nét đặc trưng, điểm nhấn dường như không thể thiếu đối...

Đảm bảo rau an toàn phục vụ Tết nguyên đán

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân tăng cao. Để chủ động cung ứng nguồn rau xanh phục vụ thị trường Tết, hiện nay bà con nông dân tại các địa phương đang tích cực chăm sóc diện tích rau màu với mong muốn một vụ rau được mùa, được giá. Anh Linh đang tất bật chăm sóc những luống súp lơ...

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến hết năm 2024, thành phố Sơn La có 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 1 sản phẩm OCOP 5 sao, tăng gấp đôi so với năm 2023. Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tạo việc...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo rau an toàn phục vụ Tết nguyên đán

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân tăng cao. Để chủ động cung ứng nguồn rau xanh phục vụ thị trường Tết, hiện nay bà con nông dân tại các địa phương đang tích cực chăm sóc diện tích rau màu với mong muốn một vụ rau được mùa, được giá. Anh Linh đang tất bật chăm sóc những luống súp lơ...

Hội thảo đầu bờ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây FL 2215, tại huyện Vân Hồ

Ngày 03/1, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ phối hợp với Công ty Cổ phần Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Vân Hồ. Vụ đông 2023-2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Hồ đã liên kết với Công ty Cổ phần logistics Viettrans trồng thử nghiệm giống khoai tây FL...

Quan tâm giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

Triển khai Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các khóa học như chăm sóc cây, chăn nuôi gia cầm không chỉ giúp người dân nâng cao tay nghề mà còn định hướng cho họ những ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Nhờ đó, nhiều lao động nông...

Chi tiêu thông minh, Tết thêm trọn vẹn

Làm thế nào để quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động cuối năm là mối quan tâm của nhiều người trong thời điểm này. Nhằm hỗ trợ khách hàng đón Tết sung túc, trọn vẹn, các ngân hàng đã giới thiệu các gói hỗ trợ tài chính phù hợp được thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng. Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Eo pi Bank) đã...

Huyện Yên Châu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, huyện Yên Châu đã khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Giai đoạn 2021-2025, nhân dân các xã trên địa bàn huyện Yên Châu đã triển khai trồng mới trên 2.380 ha cây ăn quả; duy trì...

Sản xuất bền vững gia tăng giá trị cho cây cà phê

Cà phê không chỉ là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương mà còn là nguồn sinh kế của hàng ngàn hộ nông dân. Tuy nhiên, để phát triển cà phê theo hướng bền vững, cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất, chế biến và tiêu thụ, từ đó gia tăng giá trị cho sản phẩm cà phê của Sơn La trên thị trường. Trước đây, khi chưa biết đến phân bón...

Khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng

Những năm gần đây thương hiệu Khoai sọ Thuận Châu được người tiêu dùng biết đến, đặc biệt yêu thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi, sản phẩm khoai sọ hút chân không hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc tiêu thụ củ tươi, người dân Thuận Châu đã linh hoạt sơ chế củ khoai sọ tươi, như sản phẩm khoai sọ hút chân không,...

Tiềm năng từ các loại nông sản địa phương

Sản xuất sạch, tiêu dùng sạch đang dần trở thành xu hướng trong xã hội hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, các mô hình chăn nuôi vịt bản, gà đen, lợn đen mang lại nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Gia đình ông Lả đã có truyền thống nuôi vịt bản cổ xanh hơn chục năm nay, trước đây chỉ nuôi nhỏ lẻ, phục...

Triển khai công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La

Sáng ngày 31/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Công đã chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Ban Chỉ đạo 598 về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và tổ công tác chỉ đạo triển khai Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp và chế biến nông sản tỉnh Sơn La. Hội nghị được tổ chức trực...

Cây ngô gắn bó với người dân Sơn La

Cây ngô từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân vùng cao Sơn La cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Với điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, ngô không chỉ cho năng suất cao mà còn đa dạng về giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài. Đặc biệt, nhiều giống ngô có khả năng bảo quản vượt trội, giữ được chất lượng tốt ngay cả khi phơi khô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất