Powered by Techcity

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo sát sao và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách an sinh xã hội. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, tín dụng ưu đãi, tiền điện, nhà ở, trợ giúp pháp lý, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ về giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội trong dịp lễ, tết…

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Sau 3 năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 21,34% năm 2021 xuống còn 10,9% vào cuối năm 2024. Dự kiến đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 8,1%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; có 4 huyện thoát nghèo (Bắc Yên, Mường La, Vân Hồ, Thuận Châu), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu ý kiến.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ kết nối việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho 91.114 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho 8.758 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo… 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 17,4%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 96,3% đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 56,25%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,2%…

Đến nay, tỉnh Sơn La còn 2 huyện nghèo là huyện Thuận Châu và huyện Sốp Cộp; trong đó, huyện Thuận Châu đăng ký thoát nghèo và được hỗ trợ thoát nghèo theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

Đồng chí Nguyễn Đắc Lực, Bí thư Huyện ủy Thuận Châu, nêu ý kiến tại Hội nghị.

Thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, trong 3 năm, hai huyện Thuận Châu, Sốp Cộp đã triển khai đầu tư 317 tỷ đồng, xây dựng 55 công trình hạ tầng; thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho 85 công trình hạ tầng các loại. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở huyện nghèo ngày càng được củng cố, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đồng chí Đào Đình Thi, Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, phát biểu ý kiến.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về các giải pháp giúp các huyện nghèo thoát nghèo trong thời gian tới; phát triển giáo dục nghề nghiệp, giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất… Trong đó, huyện Thuận Châu đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục ưu tiên nguồn đầu tư để đến năm 2025, huyện Thuận Châu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Huyện Sốp Cộp đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2025-2030, phấn đấu mỗi năm giảm 4% hộ nghèo…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Tập trung ưu tiên các nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, bố trí trọng tâm, trọng điểm; đầu tư các công trình thiết yếu phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo. Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức, kỹ năng nghề, có việc làm bền vững, thu nhập và chỗ ở ổn định. Vận động các nguồn lực trong xã hội, từng bước xã hội hóa công tác giảm nghèo…

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chuyển trao quyết định về công tác cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đồng chí Nguyễn Huy Anh.

Trước đó, tại Hội nghị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố Quyết định số 1736-QĐNS/TW ngày 6/12/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ định đồng chí Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020-2025.

Vũ Tuấn – Mạnh Hùng





Nguồn: https://baosonla.org.vn/thoi-su-chinh-tri/hoi-nghi-so-ket-3-nam-thuc-hien-nghi-quyet-so-20-cua-ban-thuong-vu-tinh-uy-RIHbicINR.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Hòa Bình

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Gầu Tào của người Mông. Đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời, thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham gia. Thầy cúng làm lễ cầu bình an, sức khỏe, mùa màng cho người dân tại Lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN Lễ...

Triển khai nhiệm vụ Khoa học và công nghệ năm 2025

Năm 2024 hoạt động quản lý KH&CN cơ bản hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ kế hoạch đã xây dựng, tiếp tục đổi mới hoạt động trên các lĩnh vực được giao, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh. Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn...

Thăm, chúc tết cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần cao su Sơn La

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng ngày 10/1, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, chúc tết tại Công ty cổ phần cao su Sơn La. Thăm và chúc Tết Công ty cổ phần cao su Sơn La, đại diện các doanh nghiệp đã báo cáo với Đoàn công tác những kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2024, phương hướng triển khai nhiệm...

Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc điều động, bổ nhiệm ông Đào Văn...

Đào rừng Sơn La cổ thụ đua nhau khoe dáng ở Hà Nội, giá trăm triệu đồng/cây

(VTC News) – Những cây đào rừng cổ thụ hàng chục năm tuổi trồng ở Sơn La nay đã được vận chuyển xuống Hà Nội để bày bán Tết với giá lên tới cả trăm triệu đồng mỗi cây. Nhiều ngày nay trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều tiểu thương đã bày bán những gốc đào rừng cổ thụ Sơn La làm hút mắt người tiêu dùng. Ông Tuấn, chủ một gian hàng bán đào rừng cho...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Hòa Bình

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Gầu Tào của người Mông. Đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời, thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham gia. Thầy cúng làm lễ cầu bình an, sức khỏe, mùa màng cho người dân tại Lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN Lễ...

Đào rừng Sơn La cổ thụ đua nhau khoe dáng ở Hà Nội, giá trăm triệu đồng/cây

(VTC News) – Những cây đào rừng cổ thụ hàng chục năm tuổi trồng ở Sơn La nay đã được vận chuyển xuống Hà Nội để bày bán Tết với giá lên tới cả trăm triệu đồng mỗi cây. Nhiều ngày nay trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều tiểu thương đã bày bán những gốc đào rừng cổ thụ Sơn La làm hút mắt người tiêu dùng. Ông Tuấn, chủ một gian hàng bán đào rừng cho...

Tuổi trẻ Sơn La mang Tết ấm đến học sinh vùng cao

TPO – Hàng trăm em học sinh tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu (Sơn La) vừa được hỗ trợ khám bệnh miễn phí, tặng quà và tham gia các hoạt động trải nghiệm nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. 10/01/2025 | 20:16 TPO – Hàng trăm em học sinh The post Tuổi trẻ Sơn La mang Tết ấm đến học sinh vùng cao first appeared on Vietnam.vn.

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Chàng trai người Mông cho thuê đào chơi Tết kiếm tiền tỷ

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, khắp các phố phường Hà Nội đang trang hoàng đón Tết; cây cảnh, hoa đào, quất, bưởi… tràn ngập mang lại không khí Tết rộn ràng trên các nẻo đường. Chàng trai người dân tộc Mông Thào A Sáng tỉa tót những cây đào được đưa từ vùng núi xuống thành phố để cho thuê. Ngày Tết, hoa đào là một nét đặc trưng, điểm nhấn dường như không thể thiếu đối...

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến hết năm 2024, thành phố Sơn La có 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 1 sản phẩm OCOP 5 sao, tăng gấp đôi so với năm 2023. Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tạo việc...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Hương sắc biên cương – Vietnam.vn

“Lộc rừng” về phố Cữ 15 tháng Chạp, khi những cơn mưa phùn nặng hạt mang theo cái lạnh như cứa vào da, cũng là lúc bà con vùng cao rủ nhau đi hái lộc rừng. Ấy là lá dong, là cuộn giang… dùng để gói bánh; được thu hái tự nhiên từ rừng; để người người, nhà nhà thêm chút hương sắc ngày tết. Dẫu mỗi năm chỉ hái một lần, nhưng cũng đang mang lại nguồn thu nhập đáng...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất