Powered by Techcity

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng
Chi trả DVMTR tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương

Lợi ích “kép”

Xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện có 2.200ha rừng được quản lý. Hằng năm, xã được chi trả trên 600 triệu đồng DVMTR. Trước đây, bảo vệ rừng đôi lúc chỉ được xem là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, còn người dân sinh sống gần rừng ít quan tâm. Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.

Ông Lường Văn Dùi, Chủ tịch UBND xã Mường Bằng cho biết: Từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn có sự chuyển biến tích cực. Chính quyền xã đã rà soát, bổ sung quy định nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Các cộng đồng bản có thêm điều kiện hỗ trợ bà con sinh kế, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương.

Theo tổng hợp của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 7 tỉnh Tây Bắc, trong năm 2023, nguồn thu DVMTR tại 7 tỉnh đạt 1.270 tỷ đồng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 7 tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan mở tài khoản và chi trả tiền DVMTR (nguồn năm 2023) đến 124.702 chủ rừng với tổng số tiền 1.144 tỷ đồng.

Tại bản Phang Hụm Có, xã Mường Bằng được giao quản lý gần 900ha rừng, trong đó, có 800ha rừng được chi trả trên 220 triệu đồng DVMTR rừng/năm.

Theo ông Cà Văn San, Bí thư Chi bộ – Trưởng bản Phang Hụm Có, xã Mường Bằng, mỗi năm, khi nhận được tiền từ DVMTR, bản đều họp bàn với người dân để sử dụng số tiền được chi trả.

“Số tiền nhận về bản đã đầu tư xây dựng cầu treo qua suối, bê tông gần 7km đường giao thông, mua giống cây phân tán về trồng dọc tuyến đường nội bản và chi trả công cho 26 người đội quần chúng bảo vệ rừng”, ông San cho biết.

Chính sách chi trả DVMTR còn mở ra cơ hội tăng thu nhập ổn định cho người dân sinh sống gần rừng. Khoản tiền chi trả không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống vật chất mà còn giảm bớt áp lực kinh tế, từ đó giảm thiểu các hoạt động khai thác rừng trái phép vì lợi ích trước mắt.

Theo ông Và A Tú – cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Sơn, tỉnh Sơn La, từ khi có chính sách chi trả DVMTR đã giúp bà con nơi đây nhận thức tốt hơn, ý thức cao hơn về bảo vệ rừng.

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng 1
Người dân phát dọn thực bì trên diện tích rừng được giao khoán chi trả DVMTR

“Nhờ chính sách chi trả DVMTR, cùng với phương án phòng cháy chữa cháy rừng được xây dựng bài bản, các tổ đội bảo vệ rừng hoạt động tích cực vào mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, thì người dân thường xuyên tuần tra, canh gác các địa điểm rừng dễ cháy. Khi người dân có tiền đó giúp họ cải thiện được đời sống và góp phần hạn chế khai thác rừng trái phép”, ông Tú cho biết.

Gìn giữ tài nguyên rừng

Hiện nay, tại huyện Mai Sơn có trên 43.000ha rừng đang được chi trả DVMTR. Năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi nhánh Mai Sơn – Yên Châu đã chi trả cho 5.975 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng, tổ chức chính trị xã hội và UBND các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Hiện huyện Mai Sơn đang tập trung quản lý 56.000ha rừng hiện có; chăm sóc 300ha rừng trồng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh khoảng 500ha rừng tự nhiên; tỷ lệ che phủ rừng năm 2024 đạt 39%.

Ông Hà Văn Thoát, Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi nhánh Mai Sơn – Yên Châu, cho biết: Đảm bảo đúng tiến độ, minh bạch trong việc chi trả, Quỹ đã phối hợp với các huyện, xã bản thực hiện, kiểm kê, rà soát các diện tích được chi trả đúng với hiện trạng. Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn thực hiện chi trả qua tài khoản cho các chủ rừng, với tổng số tiền trên 10,5 tỷ đồng.

“Với kinh phí DVMTR, Quỹ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt hướng dẫn các bản xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR, bảo đảm công khai, minh bạch. Từ nguồn kinh phí này, các bản đã xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống sinh hoạt của Nhân dân, như làm đường, xây dựng nhà văn hóa bản, công trình nước sinh hoạt, sân thể thao…”, ông Thoát cho hay.

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng 2
Kinh phí chi trả DVMTR được người dân sử dụng hiệu quả

Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng cải thiện diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn nói riêng, cả nước nói chung. Đây cũng là nguồn kinh phí quan trọng để các tổ, đội quần chúng ở cơ sở nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương và tăng thu nhập cho nhiều hộ dân, tạo động lực để người dân gắn bó, giữ gìn và phát triển rừng.

Ngoài những lợi ích nội tại, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần thúc đẩy thiện cảm cộng đồng và sự công nhận của quốc tế đối với những nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam. Khi cộng đồng tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng, họ không chỉ đóng góp vào nỗ lực quốc gia mà còn tạo ra hình ảnh một đất nước cam kết với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường toàn cầu. Sự thành công trong việc thực hiện chính sách này cũng có thể thu hút các nguồn lực quốc tế và các dự án hỗ trợ quốc tế vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy hơn nữa công tác bảo vệ rừng.

Trong thời gian tới, với những kết quả thí điểm của Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, kỳ vọng rằng DVMTR sẽ được mở rộng và hiện thực hóa thêm loại dịch vụ mới là hấp thụ và lữu giữ các-bon của rừng, sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và người dân có thêm niềm tin giữ rừng, sống gắn bó với rừng.

Nguồn: https://baodantoc.vn/chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-tao-dong-luc-de-nguoi-dan-giu-gin-va-phat-trien-rung-1731140142132.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Sơn La lên sóng bộ phim giờ vàng

Nối tiếp thành công của bộ phim Cuộc chiến không giới tuyến, huyện Mộc Châu tiếp tục là địa điểm được lựa chọn làm bối cảnh chính. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Mộc Châu đến đông đảo khán giả cả nước. "Không thời gian" là dự án phim đặc biệt được Đài THVN phối hợp cùng với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất. Bộ phim...

Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức sự kiện Tô cam “Chung tay hành động vì bình đẳng giới”

Tham dự sự kiện có lãnh đạo một số ban, ngành của huyện Thuận Châu và 250 đại biểu là đại diện thành viên các Tổ truyền thông cộng đồng, tình nguyện viên 27 xã triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn...

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), cụ thể 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Để thúc đẩy...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 1: Hệ lụy của ‘chọn món trên mâm’

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN Ở cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thường gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài 6 môn học bắt buộc (không kể hoạt động giáo dục bắt buộc), học sinh được chọn 4 trong số 9 môn học còn lại (nhóm môn học lựa chọn). Đây là thiết kế mềm dẻo, phân hóa mạnh hơn so...

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức sự kiện Tô cam “Chung tay hành động vì bình đẳng giới”

Tham dự sự kiện có lãnh đạo một số ban, ngành của huyện Thuận Châu và 250 đại biểu là đại diện thành viên các Tổ truyền thông cộng đồng, tình nguyện viên 27 xã triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn...

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), cụ thể 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Để thúc đẩy...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 1: Hệ lụy của ‘chọn món trên mâm’

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN Ở cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thường gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài 6 môn học bắt buộc (không kể hoạt động giáo dục bắt buộc), học sinh được chọn 4 trong số 9 môn học còn lại (nhóm môn học lựa chọn). Đây là thiết kế mềm dẻo, phân hóa mạnh hơn so...

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Người Việt chinh phục những đỉnh núi cao nhất thế giới

Chị Nguyễn Thanh Bình chinh phục thành công đỉnh Ama Dablam trên dãy Himalayas (Nepal) cùng nhà leo núi Phan Thanh Nhiên – Ảnh: NVCC Năm 2024 ghi nhận nhiều người Việt Nam chinh phục thành công (summit) các đỉnh núi khét tiếng về độ khó tại dãy tuyết sơn Himalayas vùng Nam Á. Một tuần trước khi lên được đỉnh Ama Dablam, chị Thanh Bình cũng chinh phục thành công đỉnh Lobuche cao 6.119m cách Ama hơn 10km đường chim bay. Ngày 14-11,...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định số 1416/QĐ-TTg ngày 16/11/2024, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Kỳ họp chuyên đề...

Bạn trẻ lập nhóm trekking đường rừng, tái tạo năng lượng

Các buổi trekking thu hút các bạn nhiều lứa tuổi cùng tham gia trải nghiệm – Ảnh: NVCC Những cơn mưa cuối năm tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng ở các cánh rừng sâu càng hấp dẫn các bạn trẻ tham gia trekking. Cảm thấy bình yên, cải thiện sức khỏe Sau kỳ thi, Hồ Tấn Thức (sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM) nói bị áp lực, có phần lạc lõng. Không để bản thân sống trong cảm xúc...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, thành viên Ban Tổ chức Chương trình và các thầy, cô giáo tiêu biểu Bày tỏ niềm vui được gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp trồng người cao cả. Nhấn mạnh nghề giáo là nghề cao quý, Thứ trưởng chia sẻ, sự nghiệp giáo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất