Powered by Techcity

Lợi ích từ chăn nuôi an toàn sinh học


Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chăn nuôi an toàn sinh học đang trở thành giải pháp hiệu quả để bảo vệ đàn vật nuôi và mang lại “lợi ích kép” cho người chăn nuôi, vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn người dân làm đệm lót sinh học nuôi gà.

Trang trại nuôi lợn của gia đình anh Lò Văn Sinh, bản Nà Ngần, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, luôn duy trì nuôi 10 con lợn nái và từ 150-170 con lợn thịt. Ngoài đầu tư hệ thống làm mát, quạt thông gió; việc phòng, chống dịch bệnh luôn được gia đình đặt lên hàng đầu và tuân thủ đúng quy trình, phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Lợn giống được tiêm phòng đầy đủ, thức ăn phù hợp với độ tuổi, giai đoạn phát triển của lợn, vừa tăng sức đề kháng, vừa đảm bảo chất lượng thịt.

Anh Sinh chia sẻ: Từ khi áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đàn lợn khỏe mạnh. Khoảng 3-5 ngày, phun tiêu độc khử trùng toàn bộ trang trại 1 lần, hạn chế tối đa người ra vào để tránh mầm bệnh từ nơi khác. Mỗi năm, gia đình xuất bán khoảng 500 con lợn thịt, trừ chi phí, thu lãi khoảng 500 triệu đồng.

Ngoài nuôi lợn, mô hình nuôi gia cầm an toàn sinh học cũng được nhiều hộ áp dụng. Trang trại nuôi gà của gia đình anh Lò Văn Hiệp, bản Tân Ban, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, hiện có 500 con gà thịt chuẩn bị xuất bán. Anh Hiệp cho biết: Cùng với tuân thủ chặt chẽ quy trình an toàn sinh học, từ con giống, vệ sinh chuồng trại, nguồn gốc thức ăn, chú ý tiêm phòng, bổ sung vitamin và men vi sinh cho đàn gà để tăng sức đề kháng.

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y, nhằm ngăn ngừa mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong cơ sở chăn nuôi; không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học của nông dân xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên.

Theo thống kê, toàn tỉnh đang duy trì nuôi hơn 675.000 con lợn, trên 7,7 triệu con gia cầm. Bên cạnh các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các hộ chăn nuôi chủ yếu xen lẫn với khu dân cư là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học là cần thiết, là điều kiện tiên quyết để xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh mới có 26 vùng, cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu xây dựng thêm 2 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh lở mồm long móng trâu, bò và 2 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh dại động vật.

Nông dân xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, thông tin: Thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn các hộ chăn nuôi quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời, hỗ trợ các hộ đủ điều kiện tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, như con giống, thức ăn, kỹ thuật sản xuất; phân bổ vắc xin và hướng dẫn tiêm phòng… Ngoài ra, thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các quy tắc trong chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ngành Nông nghiệp và PTNT đang đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi; chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi; tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.

Nguyễn Yến





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/loi-ich-tu-chan-nuoi-an-toan-sinh-hoc-FcWEnoGNR.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

“Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” mang công nghệ số đến người dân vùng đồng bào dân tộc

Xã Huy Thượng có gần 1.030 hộ, gần 4.600 nhân khẩu, 96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, các tổ chuyển đổi số cộng đồng trong xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân hoà mình vào công tác chuyển đổi số, góp phần từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm cũ, mang lại cuộc sống tiện ích, hiện đại trong vùng đồng bào...

Thay đổi diện mạo nông thôn ở xã lòng hồ sông Đà

Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực, xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu đã đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới. Đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể, phương thức sản xuất có nhiều thay đổi tích cực, ý thức của người dân về xây dựng NTM được nânh lên rõ rệt. Bản Suối Giăng 1 là 1 trong 3 bản đã đạt chuẩn nông thôn mới của xã Quy Hướng. Các hộ ở đây đều có...

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối ngày 21/11, Tại Trung tâm thương mại Royalcity số 72A, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội chợ có sự tham gia của tỉnh Sơn La với 24 gian hàng là các đặc sản đặc trưng của các huyện, thành phố trong tỉnh do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Sơn La...

Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII 

Ngày 22/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024. Cuộc thi “Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024” được triển khai từ tháng 5 đến tháng...

Nỗ lực đưa tín dụng nông nghiệp nông thôn đến vùng cao

Là một trong hai huyện nghèo của tỉnh, thời gian qua, triển khai Nghị định 55 của Chính phủ về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đưa chính sách tín dụng đến với khách hàng ở vùng cao. Qua đó, đã tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu...

Cùng chuyên mục

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối ngày 21/11, Tại Trung tâm thương mại Royalcity số 72A, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội chợ có sự tham gia của tỉnh Sơn La với 24 gian hàng là các đặc sản đặc trưng của các huyện, thành phố trong tỉnh do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Sơn La...

Nỗ lực đưa tín dụng nông nghiệp nông thôn đến vùng cao

Là một trong hai huyện nghèo của tỉnh, thời gian qua, triển khai Nghị định 55 của Chính phủ về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đưa chính sách tín dụng đến với khách hàng ở vùng cao. Qua đó, đã tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu...

Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

  Ngày 16/11, Tỉnh đoàn Sơn La đã khai mạc hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP của thanh niên Sơn La và tổ chức Livestream Chợ phiên OCOP Sơn La với sự tham gia của các đơn vị đồng hành và các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Tại chương trình khai mạc, Tỉnh đoàn Sơn La phát động chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu...

Hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình trồng ngô trên đất lúa nương 1 vụ tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu có 98 ha đất sản xuất lúa nương. Trước đây, mỗi năm bà con chỉ làm 1 vụ, sau thu hoạch thường để đất trống hoặc làm nơi thả trâu bò. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, năm 2024, xã Chiềng Hắc đã tuyên truyền,vận động, nông dân chuyển đổi, đưa cây rau màu và ngô lấy hạt vào trồng trên diện tích đất lúa...

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11/2024

Đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp chuyên đề của UBND tỉnh, cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; xem xét các tờ trình, dự thảo Nghị quyết...

Triển khai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Sơn La

Đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1404 đã chủ trì họp Tổ công tác triển khai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La. Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Nội vụ đã báo cáo tiến độ triển khai các bước lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị; lập Chương trình phát...

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh họp phiên thứ 85

Đồng chí Tráng Thị Xuân - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 85 cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền. Dự phiên họp có các đồng chí trong Thường trực UBND tỉnh; thành viên Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Phiên họp đã cho...

Đoàn Công tác Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm việc tại Sơn La

Đoàn Công tác của  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và công tác bảo đảm cung ứng điện phục vụ  phát triển kinh tế - xã hội và  bảo đảm an...

Tổng kết phong trào nuôi ong mật năm 2024

Hội Ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh năm 2024. Năm 2024 có nhiều yếu tố bất lợi với nghề nuôi ong mật: thời tiết diễn biến bất thường làm mất mùa hoa nhãn, năng suất, sản lượng mật giảm trên 50% so với năm 2023; Mật lá keo, mật cỏ kim dù thu được sản lượng lớn nhưng giá trị không cao; Thị trường...

Kiểm tra công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Yên Châu

Ngày 14/11, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực địa công tác quản lý và cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Yên Châu.  Hiện trên địa bàn huyện Yên Châu quy hoạch 6 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó có 2 mỏ đá đã được cấp phép khai thác. Cùng với đó, trên địa bàn huyện cũng có 5...

Tin nổi bật

Tin mới nhất