Powered by Techcity

Đảm bảo sự thống nhất của quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch quốc gia

Chú thích ảnh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện gồm 6 chương và 65 điều; bỏ 2 điều và bổ sung 2 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. 

Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Vi Đức Thọ (Sơn La) nhấn mạnh, việc ban hành Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất để điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn; khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đối với sự phát triển của đất nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. 

Đáng chú ý, mối quan hệ giữa quy hoạch thuộc hệ thống Quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được quy định cụ thể tại Luật Quy hoạch năm 2017. Khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch quy định: quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến đánh giá, Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nhưng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về mối quan hệ giữa các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và giữa quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành với các quy hoạch khác thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó, các ý kiến thống nhất cho rằng, đây là nội dung cần xem xét hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng nhằm làm rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi xem xét chủ trương đầu tư, tránh gây vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) cho biết, về quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị, dự thảo Luật có quy định các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch phân khu đô thị được lập theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/2.000. Tuy nhiên, theo Luật Nhà ở 2023, Luật Đất đai 2024, một trong các điều kiện để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là có quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, tại các khu vực thành phố đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 sẽ không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đất đai được. Để đảm bảo thống nhất giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai với lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, đại biểu kiến nghị bổ sung một khoản tại Điều 65 quy định chuyển tiếp để xử lý đối với các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 thì được phép tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 được phép lập lại quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Dương Khắc Mai phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cùng mối quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho ý kiến đối với Điều 36 của dự thảo về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Cơ bản thống nhất với quy định này, đại biểu Dương Khắc Mai nhận định, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về quy hoạch là hết sức cần thiết nhằm thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch và hoàn thiện tốt nhất cho việc quy hoạch. Song quy hoạch đô thị và nông thôn mang tính chuyên ngành, nhiều thuật ngữ, bản vẽ… và không phải người dân nào cũng hiểu rõ, cũng như trình độ dân trí chưa có sự tương đồng, việc tiếp cận quy hoạch của người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế…

Do đó, để có được quy hoạch tốt, đảm bảo sự đồng thuận của người dân, tránh được hình thức trong việc lấy ý kiến, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị ngoài việc quy định việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về quy hoạch đô thị và nông thôn như dự thảo, cần xem xét bổ sung cơ quan, tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm phân loại các nội dung cụ thể cần lấy ý kiến, chuyển hóa các nội dung đơn giản hơn, xác định các vấn đề chính về hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở… gắn với địa bàn dân cư để người dân có ý kiến.

Từ những bất cập quy hoạch trong thực tiễn hiện nay, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị, nội dung dự thảo Luật cần giải quyết tốt, hài hòa các loại quy hoạch như khoáng sản, đất đai, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh… nhằm tạo không gian phát triển tốt cho địa phương; tạo cơ sở tháo gỡ khó khăn và góp phần giải quyết những tác động tiêu cực đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch bauxite hiện nay như dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã đề cập để việc thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn được đồng bộ, thực sự tạo động lực phát triển.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng tập trung thảo luận về một số nội dung liên quan như: mối quan hệ giữa các quy hoạch; nguyên tắc lập đồng thời các quy hoạch chung; xử lý trường hợp có mâu thuẫn giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương; thời hạn lập quy hoạch; quy hoạch phân khu đô thị; quy hoạch chung xã; thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; quy định các trường hợp chuyển tiếp…

Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/dam-bao-su-thong-nhat-cua-quy-hoach-do-thi-va-nong-thon-voi-quy-hoach-quoc-gia-20241025124808148.htm

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1 huyện, 161 xã Trình bày tờ trình...

Cùng tác giả

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối ngày 21/11, Tại Trung tâm thương mại Royalcity số 72A, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội chợ có sự tham gia của tỉnh Sơn La với 24 gian hàng là các đặc sản đặc trưng của các huyện, thành phố trong tỉnh do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Sơn La...

Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII 

Ngày 22/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024. Cuộc thi “Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024” được triển khai từ tháng 5 đến tháng...

Nỗ lực đưa tín dụng nông nghiệp nông thôn đến vùng cao

Là một trong hai huyện nghèo của tỉnh, thời gian qua, triển khai Nghị định 55 của Chính phủ về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đưa chính sách tín dụng đến với khách hàng ở vùng cao. Qua đó, đã tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu...

Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

  Ngày 16/11, Tỉnh đoàn Sơn La đã khai mạc hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP của thanh niên Sơn La và tổ chức Livestream Chợ phiên OCOP Sơn La với sự tham gia của các đơn vị đồng hành và các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Tại chương trình khai mạc, Tỉnh đoàn Sơn La phát động chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu...

Hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình trồng ngô trên đất lúa nương 1 vụ tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu có 98 ha đất sản xuất lúa nương. Trước đây, mỗi năm bà con chỉ làm 1 vụ, sau thu hoạch thường để đất trống hoặc làm nơi thả trâu bò. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, năm 2024, xã Chiềng Hắc đã tuyên truyền,vận động, nông dân chuyển đổi, đưa cây rau màu và ngô lấy hạt vào trồng trên diện tích đất lúa...

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định số 1416/QĐ-TTg ngày 16/11/2024, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Kỳ họp chuyên đề...

Bạn trẻ lập nhóm trekking đường rừng, tái tạo năng lượng

Các buổi trekking thu hút các bạn nhiều lứa tuổi cùng tham gia trải nghiệm – Ảnh: NVCC Những cơn mưa cuối năm tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng ở các cánh rừng sâu càng hấp dẫn các bạn trẻ tham gia trekking. Cảm thấy bình yên, cải thiện sức khỏe Sau kỳ thi, Hồ Tấn Thức (sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM) nói bị áp lực, có phần lạc lõng. Không để bản thân sống trong cảm xúc...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, thành viên Ban Tổ chức Chương trình và các thầy, cô giáo tiêu biểu Bày tỏ niềm vui được gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp trồng người cao cả. Nhấn mạnh nghề giáo là nghề cao quý, Thứ trưởng chia sẻ, sự nghiệp giáo...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1 huyện, 161 xã Trình bày tờ trình...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Thuế VAT với mặt hàng phân bón: Bài cuối

Trăn trở của những người đại diện cho nông dân Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi đã được đưa ra thảo luận tại hội trường vào ngày 29/10/2024, trong đó, nội dung sửa đổi về thuế suất đối với mặt hàng phân bón là một nội dung được rất nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cho ý kiến. Vẫn còn ý kiến cho rằng, nếu điều chỉnh áp thuế suất VAT 5%, người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất