Powered by Techcity

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ổn định tăng trưởng

Tại buổi họp báo, ông Bùi Huy Sơn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Công Thương cũng thông tin, tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59% so với quý III/2023.

Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,76% (quý I tăng 7,21%; quý II tăng 10,39%; quý III tăng 11,41%), đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (GDP 9 tháng ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,11%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,83%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,01%, làm giảm 0,22 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo. Ảnh: Cấn Dũng

Trong tháng 9/2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) đã làm đứt mạch tăng trưởng sản xuất sau 5 tháng tăng liên lục, khiến chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9 giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm (đạt 47,3 điểm so với mức 52,4 điểm của tháng 8). Do vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp (chỉ số IIP) trong tháng 9/2024 có sự giảm nhẹ so với tháng trước (giảm 0,2%).

Tuy nhiên, nhờ đà phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp trong những tháng vừa qua nên chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 9/2024 vẫn tăng tới 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số IIP ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,3%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,1% (cùng kỳ năm 2023 tăng 2,6%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2023 tăng 4,9%); riêng ngành khai khoáng giảm 6,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3%).

Cũng theo Bộ Công Thương, 9 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số IIP trong 9 tháng tăng ở 60/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao (chỉ số IIP của Lai Châu tăng 43,3%; Trà Vinh tăng 41,9%; Phú Thọ tăng 38,7%; Khánh Hòa tăng 36,4%; Bắc Giang tăng 27,7%; Sơn La tăng 27,3%; Thanh Hoá tăng 20,4%…).

Bên cạnh đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 tăng tới 12,5% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,6%). Trong khi đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2024 tăng 5,2% so với cùng thời điểm tháng trước và chỉ tăng 8,5% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng tới 19,4%). Đồng thời, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2024 là 76,8% (so với mức bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3%)… là những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi tích cực của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Chạy nước rút về đích

Bộ Công Thương đánh giá, quý IV/2024 là thời điểm ‘’vào mùa’’ của nhiều ngành sản xuất nhằm phục vụ cho các kỳ nghỉ, lễ tết, sản xuất có khả năng duy trì ở mức độ cao. Do vậy, sản xuất công nghiệp có khả năng tăng tốc tăng trưởng.

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%
Sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59% so với quý III/2023.

Tuy nhiên, giá cước vận tải biển chưa có xu hướng hạ nhiệt; những tác động tiêu cực của siêu bão Yagi đối với hoạt động sản xuất trong nước sẽ là khó khăn, thách thức không hề nhỏ đối với sản xuất công nghiệp.

Để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, Bộ Công Thương đưa ra nhiều giải pháp giúp ngành cơ hội thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2024.

Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế. Triển khai hiệu quả các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được phê duyệt; tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng.

Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Công Thương năm 2024. Đặc biệt là các dự án sửa đổi, bổ sung các luật (Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Hóa chất, hồ sơ xây dựng Luật phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả) và các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành.

Khẩn trương hoàn tất trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu) như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi, cơ chế giá điện 2 thành phần, cơ chế khung giá các loại hình điện năng.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm, khơi thông rào cản về thủ tục hành chính để triển khai các dự án sản xuất, khai khoáng mới, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, nhất là những khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đưa các dự án công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: https://congthuong.vn/quy-iii2024-gia-tri-tang-them-nganh-cong-nghiep-uoc-tang-959-354238.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Xem bộ đội biên phòng, cảnh sát diễn tập bắt tội phạm ma túy xuyên biên giới Việt Nam – Lào

Chiều 22-10, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La (Việt Nam) phối hợp với Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào) tổ chức diễn tập liên hợp đánh bắt tội phạm ma túy qua biên giới Việt Nam – Lào.  Tuoitre.vn The post Xem bộ đội biên phòng, cảnh sát diễn tập bắt tội phạm ma túy xuyên biên giới Việt Nam – Lào first appeared on Vietnam.vn.

Phấn đấu năm 2025 tăng trưởng GDP 7 – 7.5%

Đáng chú ý, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2024 đạt 6,82%, ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%). Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88%. Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đạt...

Tổng duyệt Giao lưu công tác chính trị và sỹ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam – Lào

Chương trình diễn ra gồm 2 phần: Phần 1: Giao lưu quốc phòng - ngày hội biên cương; Phần 2: Cùng chung biên giới, cùng chung ý tưởng. Tại các phần giao lưu sau các tiết mục văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, ca ngợi quê hương đất nước hai nước; các phóng sự khẳng định truyền thống của mối quan hệ liên...

Di sản của rừng ở Yên Bái

  Theo ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Mù Cang Chải, khu bảo tồn có tổng diện tích 20.108,2 ha, nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình và Lao Chải. Hiện khu hệ thực vật rừng ở khu bảo tồn có tổng số 764 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 462 chi, 149 họ...

Nguy cơ tụt hạng ở các tỉnh miền núi phía bắc

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ CHỈ SỐ GIÁO DỤC CÒN THẤP Vùng trung du và miền núi phía bắc (miền núi phía bắc) là vùng rộng lớn, với tổng diện tích 100.965 km², gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Giáo dục ở các tỉnh miền núi phía bắc gặp nhiều khó khăn do thiên...

Cùng chuyên mục

Xem bộ đội biên phòng, cảnh sát diễn tập bắt tội phạm ma túy xuyên biên giới Việt Nam – Lào

Chiều 22-10, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La (Việt Nam) phối hợp với Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào) tổ chức diễn tập liên hợp đánh bắt tội phạm ma túy qua biên giới Việt Nam – Lào.  Tuoitre.vn The post Xem bộ đội biên phòng, cảnh sát diễn tập bắt tội phạm ma túy xuyên biên giới Việt Nam – Lào first appeared on Vietnam.vn.

Di sản của rừng ở Yên Bái

  Theo ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Mù Cang Chải, khu bảo tồn có tổng diện tích 20.108,2 ha, nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình và Lao Chải. Hiện khu hệ thực vật rừng ở khu bảo tồn có tổng số 764 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 462 chi, 149 họ...

Nguy cơ tụt hạng ở các tỉnh miền núi phía bắc

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ CHỈ SỐ GIÁO DỤC CÒN THẤP Vùng trung du và miền núi phía bắc (miền núi phía bắc) là vùng rộng lớn, với tổng diện tích 100.965 km², gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Giáo dục ở các tỉnh miền núi phía bắc gặp nhiều khó khăn do thiên...

Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ Quân đội hai nước Việt Nam

(Bqp.vn) – Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ hai, tối 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã diễn ra Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ Quân đội hai nước Việt Nam – Lào. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath,...

Hai bộ trưởng chủ trì Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ hai

Hai bộ trưởng duyệt đội danh dự tại lễ đón – Ảnh: NAM TRẦN Lễ đón được tiến hành trang trọng tại khu vực cột mốc 255, dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang – ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đoàn đại biểu Lào do Đại tướng Chansamone Chanyalath – ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, phó thủ...

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng...

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS? Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Triển khai thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia...

Xây dựng khu vực biên giới Việt – Lào hòa bình, ổn định, hợp tác

Sáng 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Thời gian qua, Tỉnh ủy Sơn La đã lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên các nguồn lực tập trung xây dựng tỉnh trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc, trung tâm chế biến nông sản, trung tâm sữa, hoa quả, cây...

Sơn La: Phát triển kinh tế

(ĐCSVN) – Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu tỉnh Sơn La tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận về chiến lược quân sự, quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, tạo môi trường ổn định, thuận lợi để phát...

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với tỉnh Sơn La

Sáng 22/10, tại tỉnh Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh; Lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, Tổng...

Tổng duyệt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) – Ngày 21/10, lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Lào đã tổng duyệt, rà soát các hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ hai tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La, Việt Nam) và huyện Sop Bao (tỉnh Houaphanh, Lào). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Thượng tướng Vongkham Phommakone tại buổi tổng duyệt, rà soát các hoạt động trong khuôn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất