Powered by Techcity

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh đạt 5.646,9 ha (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 1.299,3 ha; trồng rừng sản xuất 4.347,6 ha); qua đó đưa tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh cuối năm 2023 ước đạt 47,5%. Đồng thời, với nhiều chính sách khuyến khích, tỉnh đã thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ở một số địa bàn khó khăn của tỉnh (Doanh nghiệp chế biến gỗ khu công nghiệp Tà Xa (huyện Mai Sơn), Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm công nghệ cao của Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần Liên Việt…).

Sự phát triển của ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La có sự trợ lực kịp thời từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Với việc triển khai các nội dung của Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân (Tiểu Dự án 1); Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (Tiểu Dự án 2), ngành Lâm nghiệp của tỉnh có thêm nguồn lực quan trọng để phát triển.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, tổng kinh phí của cả giai đoạn 2021 – 2025 thực hiện Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh là hơn 1.789 tỷ đồng. Trong đó, vốn thực hiện Tiểu Dự án 1 là 624,172 tỷ đồng; thực hiện Tiểu Dự án 2 là gần 1.165 tỷ đồng.

“Trừ Tp. Sơn La thì nguồn vốn thực hiện Dự án 3 được phân bổ chi tiết cho 11 huyện trên địa bàn theo Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Sơn La về thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 – 2025”, ông Huệ cho biết.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển trồng cà phê theo chuỗi giá trị. Ảnh minh họa
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển trồng cà phê theo chuỗi giá trị. Ảnh minh họa

Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Nguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này cho thấy, quyết tâm của tỉnh trong mục tiêu hoàn thành Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I theo đúng lộ trình.

Nhưng trước mắt, tỉnh Sơn La phải tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án 3 trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, khi thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, các địa phương trên địa bàn tỉnh lúng túng trong việc xây dựng dự án, phương án hỗ trợ một số nội dung, nhiệm vụ.

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, một khó khăn của tỉnh Sơn La cũng như các địa phương khi triển khai Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 là một số văn bản hướng dẫn, dẫn chiếu tới nhiều văn bản, thông tư khác nhau; cùng một nội dung nhưng lại thuộc nhiều chương trình MTQG.

Thực hiện Tiểu Dự án 2 của Dự án 3, năm 2024, tỉnh Sơn La sẽ triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Vân Hồ; với tổng kế hoạch vốn là 118,214 tỷ đồng; trong đó, ngân sách hỗ trợ 56,414 tỷ đồng, còn lại là vốn tín dụng chính sách và vốn huy động hợp pháp khác.

Chỉ riêng nội dung hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị (Nội dung số 01 thuộc Tiểu Dự án 2), đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thì thực hiện theo Khoản 3, Điều 6 - Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thì thực hiện theo Khoản 2, Điều 11 - Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính; đối với Chương trình 1719 thì thực hiện theo Khoản 1, Điều 11 - Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính.

Sau khi có hướng dẫn của Trung ương, ngày 29/8/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định rõ, đối với nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719 được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 - Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính.

Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND được ban hành sẽ tháo gỡ những khó khăn, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719. Đây là tiền đề để tỉnh Sơn La hoàn thành mục tiêu của Chương trình, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp vùng DTTS của tỉnh.

Việt Nam – Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tác phẩm Vườn hồng Mộc Châu

- Tác giả: Nguyễn Đăng Giang - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

Hỗ trợ dê giống cho các hộ nghèo tại xã Mường Sại

Từ tháng 8 năm 2024, Văn phòng Tỉnh ủy đã triển khai hỗ trợ mô hình nuôi dê sinh sản cho các hộ nghèo tại xã Mường Sại phát triển kinh tế gia đình. Trong đợt đầu tiên, 6 hộ nghèo đã được nhận 12 con dê giống với tổng giá trị 60 triệu đồng. Tiếp tục trong đợt này, 24 hộ nghèo khác của xã cũng được hỗ trợ, mỗi gia đình nhận 1 cặp dê giống, tổng...

Tác phẩm Đón ánh bình minh

- Tác giả: Nguyễn Đăng Giang - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

UBMTTQ huyện Mai Sơn tiếp nhận tiền ủng hộ khắc phục hậu quả bão lũ

Thực hiện Lời kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La, phát động ngày 02/8/2024. Với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” sau hơn 2 tháng phát động đến ngày 14/10, UBMTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn đã tiếp nhận ủng hộ từ các nguồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ...

Tác phẩm Trên đường chạy giữa rừng hoa

- Tác giả: NGUYỄN TUẤN HUY - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 đưa ra mục tiêu xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra. Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực...

Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân khu vực biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) – Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 2, từ ngày 11 – 15/10, Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 6 (Quân khu 2), lực lượng quân y Bộ đội Biên phòng và Quân y Quân đội nhân dân Lào đã tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn...

Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) – Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) chủ trì họp báo. Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí. Dự buổi gặp mặt báo chí có lãnh đạo Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng; Tùy viên quốc...

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào. Ảnh: Internet. Ngày 13/10, thực hiện chương trình kế hoạch phối hợp, lực lượng quân y Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào tiếp tục triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Pa Háng – Huổi Hiềng, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan (Lào). Đến Trạm xá quân dân y hữu nghị biên...

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy, nông sản địa phương này trong những năm gần đây chiếm vị trí dẫn đầu cả nước, đặc biệt là cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến 9 tháng đầu năm 2024 đạt 83.757ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 63.207 ha, sản lượng ước đạt trên 379.000 tấn. Các loại cây ăn quả được trồng tại Sơn La đều có sản lượng lớn như...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhận giấy báo trúng tuyển, mẹ cậu từ Sơn La phải đi Bắc Ninh. Bà Lò Thị Hải xin được một chân làm thời vụ trong một nhà máy sản xuất bánh kẹo. “Tôi phải đi làm để có thêm tiền cho con đóng học” – bà Hải cho hay. Phạm Hoàng Việt...

Bộ GDĐT kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học tại Hà Tĩnh

Tại đây, đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, làm việc với các Phòng GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi làm...

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55 tỷ hoàn toàn đạt được, thậm chí có thể kỳ vọng đạt mốc 58 – 60 tỷ USD trong năm 2024. Để...

Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững

Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh Từ việc xây dựng địa chỉ kinh doanh uy tín Một trong những kênh được đánh giá tiêu thụ hiệu quả thời gian qua là “Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn”, do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng và...

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Theo ông, vì sao dự án này cần phải có chính sách đặc thù? Chính sách đặc thù nghĩa là luật chưa có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất