Powered by Techcity

Tạo nguồn lực tài chính từ thị trường các-bon


LTS: Phát triển thị trường các-bon nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong việc tham gia chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo ra nguồn lực tài chính hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng, giúp người dân có thêm nguồn thu, giảm tình trạng xâm hại rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững. Phóng viên Báo Sơn La có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh về vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Hội nghị tổng kết kế hoạch xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

PV: Xin ông cho biết về tín chỉ các-bon rừng và phát triển thị trường các-bon?

Ông Trần Đức Thuận: Theo Cục Lâm nghiệp Việt Nam, đến nay Việt Nam đang triển khai duy nhất một chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ các-bon rừng. Đó là thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), với đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD; trong đó, 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào đóng góp quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC). Để thực hiện ERPA, ngày 28/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), Cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021. Theo đó, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Thời gian qua, một số tỉnh đã đề xuất xây dựng và triển khai Đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ các bon rừng, trong đó có tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh chưa thực hiện được do thiếu quy định pháp luật và các hướng dẫn chi tiết.

PV: Tiềm năng phát triển thị trường các-bon của tỉnh Sơn La như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Đức Thuận: Ngày 9/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-TTg phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Theo đó, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La là 694.741 ha; trong đó, có 334.100 ha đất rừng phòng hộ, 87.831 ha đất rừng đặc dụng và 272.810 ha đất rừng sản xuất. Đến hết năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 47,5% và đến hết năm 2024, sẽ tăng lên 48%. Như vậy, cùng với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thì tỉnh Sơn La có tiềm năng lớn huy động các nguồn tài chính thông qua việc tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế khi có đầy đủ các điều kiện về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chi tiết, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết NDC. Nguồn tài chính này sẽ góp phần trực tiếp vào công tác bảo vệ, và phát triển rừng bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng, tháo gỡ khó khăn cho các ban quản lý rừng, doanh nghiệp và giảm đầu tư từ ngân sách của nhà nước cho lĩnh vực lâm nghiệp.

PV: Xin ông cho biết cơ sở pháp lý để tỉnh Sơn La triển khai kinh doanh tín chỉ các-bon rừng?

Ông Trần Đức Thuận: Ngày 17/6/2022, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 176/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Sơn La xây dựng và thực hiện Đề án “Thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng”. Đây là đề xuất cho phép triển khai một trong các cấu phần của thị trường tín chỉ các-bon (hấp thụ các-bon từ rừng), với cơ chế thí điểm, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và cho phép đánh giá tính hiệu quả trước khi Nhà nước ban hành một quy phạm chính thức đối với toàn bộ thị trường tín chỉ các-bon. Việc xây dựng và triển khai thí điểm Đề án cho phép đặt quá trình thực hiện dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước tại địa phương, đảm bảo tính khả thi, cũng như sự tin cậy cho các chủ thể tham gia thị trường tín chỉ các-bon rừng.

PV: Mục tiêu phát triển thị trường các-bon của tỉnh như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Đức Thuận: Với mục tiêu tạo được trên 7 triệu tín chỉ các-bon rừng trong cả giai đoạn, trung bình mỗi năm tỉnh ta sẽ thu về khoảng trên 100 tỷ đồng, đây sẽ là nguồn lực ngoài ngân sách rất lớn phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Đồng thời, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ ít phát thải khí các-bon, sản xuất khép kín, sử dụng chất thải của sản phẩm trước làm nguyên liệu cho sản phẩm sau, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng và triển khai Đề án “Thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng tại tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2030”. Đề án được xây dựng trên cơ sở các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mục tiêu, xác lập quan hệ chi trả giữa bên phát thải khí CO2 và bên hấp thụ và lưu giữ các-bon theo nguyên tắc tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ phải được chi trả cho bên cung ứng dịch vụ; tạo ra cơ chế huy động các nguồn tài chính ổn định, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng. Đồng thời, từng bước hình thành tín chỉ các-bon đáp ứng được các tiêu chuẩn và tính thanh khoản trên thị trường các-bon nội địa và quốc tế. Thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; phát huy nguồn lực của nhà nước; thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh hợp tác công tư trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Đặc biệt, có thêm nguồn kinh phí phục vụ trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bằng các loài cây bản địa để tăng khả năng hấp thụ các-bon.

Việc xây dựng và triển khai Đề án “Thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng tại tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng, đóng góp tích cực vào thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; góp phần hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP 26 “Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính của cả nước bằng “0” vào năm 2050”. Lợi ích của thị trường tín chỉ các-bon sẽ tạo ra nguồn thu nhập mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải, thúc đẩy phát triển bền vững và khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.

P.V: Xin cảm ơn ông.

Ngọc Thuấn (Thực hiện)





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/tao-nguon-luc-tai-chinh-tu-thi-truong-cac-bon-V3RF4vgHg.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Giải bóng đá nữ VĐQG 2024: Huỳnh Như đón sinh nhật không trọn vẹn

Chiều 19/11, các trận đấu đầu tiên của vòng bảng Cúp Quốc gia nữ 2024 đã diễn ra. Ở bảng A, trận đấu giữa TP.HCM và Phong Phú Hà Nam thu hút nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Bên phía TP.HCM, Huỳnh Như trở lại trên hàng công và mang đến nhiều hy vọng cho cô trò huấn luyện viên Đoàn Thị Kim Chi. Ở hiệp 1, hai đội thi đấu chắc chắn và đảm bảo sự an...

Họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Sơn La

(MPI) – Để đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Văn bản số 6228/VPCP-CN, ngày 27/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Sơn La. Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: MPI Phát biểu tại cuộc họp, ông Tăng Ngọc Tráng, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư,...

Nông dân Mường La tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Thời gian qua, cùng với việc hỗ trợ vốn, cây, con giống cho hội viên phát triển sản xuất, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Mường La đã vận động, hỗ trợ hội viên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân. Gia đình anh Cà Văn...

Xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường

Những năm năm gần đây, ngành chăn nuôi ở tỉnh Sơn La không chỉ có quy mô nông hộ nhỏ lẻ, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Để thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động gây ảnh...

Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, thi đua làm kinh tế giỏi

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, CCB Dương Tự Thanh ở bản Tây Hồ, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã cùng gia đình đã phát triển mô hình kinh tế trồng cây ăn quả trên đất dốc. Hiện tại gia đình ông có hơn 2 ha trồng nhãn, bưởi, xoài, mỗi năm trừ chi phí thu nhập từ 300-400 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho bản...

Cùng chuyên mục

Nông dân Mường La tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Thời gian qua, cùng với việc hỗ trợ vốn, cây, con giống cho hội viên phát triển sản xuất, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Mường La đã vận động, hỗ trợ hội viên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân. Gia đình anh Cà Văn...

Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, thi đua làm kinh tế giỏi

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, CCB Dương Tự Thanh ở bản Tây Hồ, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã cùng gia đình đã phát triển mô hình kinh tế trồng cây ăn quả trên đất dốc. Hiện tại gia đình ông có hơn 2 ha trồng nhãn, bưởi, xoài, mỗi năm trừ chi phí thu nhập từ 300-400 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho bản...

Chính sách tín dụng tạo việc làm cho người lao động

Cùng với việc triển khai các chương trình tín dụng phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh luôn quan tâm triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, bước đầu tạo sinh kế cho lao động tại chỗ. Gia đình anh Phong có 4 lao động chính, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào canh tác 2ha cây ăn quả và cây cà...

Đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp cuối năm

Thực hiện Công điện 99 ngày 23/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, Công ty Xăng dầu Sơn La đã có những phương án đảm bảo sản lượng xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm Công ty...

Tổ vay vốn cầu nối gắn kết giữa Ngân hàng và nhân dân

Thời gian qua, mô hình liên kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, đang tiếp tục phát huy được hiệu quả, góp phần tạo kênh dẫn vốn và quản lý vốn an toàn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Gia đình chị Bền, nếu như trước đây hằng quý phải đến tận trụ...

Động lực sản xuất xoài chất lượng cao

Ngày 24/10 vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2219 công nhận vùng sản xuất xoài ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Hát Lót và ở các xã Hát Lót, Chiềng Mung của huyện Mai Sơn, đem đến niềm vui lớn cho những người trồng xoài, tạo động lực giúp cho người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị từ...

Nông dân Phù Yên phấn khởi vì cam được giá

Huyện Phù Yên, hiện có hơn 190 ha trồng cây ăn quả có múi, trong đó có hơn 130 ha cây cam. Thời điểm từ tháng 10, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, những quả cam chuyển sang sắc vàng thì vụ thu hoạch cam đã đến; năm nay, người trồng cam trên địa bàn huyện phấn khởi hơn vì cam vừa được mùa, vừa được giá.   Trên những sườn đồi vườn cam của gia đình Đặng Văn...

Sơn La đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)  là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Từ Chương trình này đã góp phần nâng cao giá trị nhiều mặt hàng nông sản chủ lực ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Sơn La, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Mục...

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối ngày 21/11, Tại Trung tâm thương mại Royalcity số 72A, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội chợ có sự tham gia của tỉnh Sơn La với 24 gian hàng là các đặc sản đặc trưng của các huyện, thành phố trong tỉnh do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Sơn La...

Nỗ lực đưa tín dụng nông nghiệp nông thôn đến vùng cao

Là một trong hai huyện nghèo của tỉnh, thời gian qua, triển khai Nghị định 55 của Chính phủ về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đưa chính sách tín dụng đến với khách hàng ở vùng cao. Qua đó, đã tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất