Powered by Techcity

Bảo đảm điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng


Việt Nam có lợi thế rất lớn với trữ lượng rừng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết Net-Zero, thông qua việc xây dựng các dự án tín chỉ các-bon. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành lâm nghiệp đang tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng…

Với tổng diện tích rừng hơn 14,8 triệu héc-ta, độ che phủ rừng đạt 42,02%, ước tính mỗi năm, rừng Việt Nam hấp thụ trung bình từ 50 đến 70 triệu tấn các-bon (CO2). Thông qua thị trường các-bon, rừng có thể tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nếu xuất khẩu thành công, mang lại giá trị rất lớn phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và thu nhập cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Tiềm năng lớn nhưng khó triển khai

Tín chỉ các-bon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải khí nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ các-bon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường các-bon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.

Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, tập trung giảm phát thải được tạo ra từ các hoạt động bảo vệ rừng; hạn chế mất rừng, suy thoái rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tăng hấp thụ được tạo ra từ các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng mới, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng…

Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam đang triển khai chương trình chuyển nhượng kết quả tín chỉ các-bon rừng, đó là “Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA)” được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB). Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam. Để thực hiện ERPA này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021. Theo đó, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Về các chương trình, đề án chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ các-bon rừng, thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng và triển khai đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon rừng. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này chưa thực hiện do thiếu quy định pháp luật và các hướng dẫn chi tiết. Hiện đang có những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai dịch vụ các-bon rừng.

Đó là, chính sách và quy định pháp lý đã hình thành nhưng thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ. Trong đó, bao gồm quyền sở hữu các-bon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng các-bon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ các-bon rừng; hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ các-bon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Cùng với đó, thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ các-bon rừng còn nhiều hạn chế như: thế nào là tín chỉ các-bon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ…

Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, cùng với hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi trọng và đẩy mạnh, tiềm năng về chuyển nhượng tín chỉ các-bon của Việt Nam đang được thế giới đánh giá rất cao và mong muốn chia sẻ, lan tỏa đến các nước có rừng khác trên thế giới. Với những nỗ lực của mình, các địa phương và ngành lâm nghiệp đang tập trung đẩy mạnh các thủ tục, cơ chế pháp lý liên quan nhằm nghiên cứu, hoàn thiện điều kiện kinh doanh tín chỉ các-bon rừng theo lộ trình mà Chính phủ đã đề ra.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý

Để các địa phương chủ động trong xây dựng, triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, ngày 26/7, Cục Lâm nghiệp đã có Công văn số 1108/LN-KH&HTQT, gửi ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố. Trong đó nêu rõ, thời gian qua, một số địa phương đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (dịch vụ các-bon rừng), bao gồm việc đo đạc, báo cáo, thẩm định, phát hành và thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết, Cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham khảo và cùng quan tâm hợp tác, triển khai đối với loại dịch vụ này. Hiện nay, các bộ, ngành đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới như xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon trong nước…

Để chuẩn bị và sẵn sàng triển khai dịch vụ các-bon rừng, Cục Lâm nghiệp thông tin, khuyến nghị dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng là vấn đề mới, hiện mới được thí điểm tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phát thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ.

Do đó, đề nghị các địa phương chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp để triển khai các biện pháp giảm phát thải, tăng hấp thụ trên diện tích rừng quản lý để triển khai Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp tại Quyết định số 1693/KH-BNN-KHCN ngày 28/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở đề xuất, triển khai các dự án chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng…

Thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đồng thời hoàn thiện thể chế, chính sách để triển khai dịch vụ các-bon rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC.

Tập trung xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các-bon rừng. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ các-bon rừng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về phương thức tạo và trao đổi, thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị về việc hoàn thiện “Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam” đã nêu rõ, phát triển thị trường các-bon phù hợp với điều kiện đất nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước. Đề án sau khi được phê duyệt sẽ là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cụ thể, sớm hình thành thị trường các-bon trong nước, là công cụ chính sách quan trọng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, góp phần đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tham gia thị trường các-bon thế giới, đồng thời tạo thêm dòng tài chính mới.

Tuy vậy, đây là vấn đề mới, khó, phức tạp, nếu không tạo được các khung khổ pháp lý đồng bộ để quản lý phù hợp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó đạt các mục tiêu đã đề ra. Thực tiễn này đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ lưỡng bối cảnh, tình hình trong nước, khu vực và thế giới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đã vận hành thị trường các-bon, để thị trường các-bon Việt Nam được thành lập, vận hành và quản lý chặt chẽ, phù hợp, hiệu quả, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân…





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/bao-dam-dieu-kien-de-kinh-doanh-tin-chi-cac-bon-rung-t8YbwGjIg.html

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Mường Giàng trở thành thị trấn của huyện Quỳnh Nhai

Ngày 14/1, huyện Quỳnh Nhai đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Mường Giàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Mường Giàng. Đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tới dự và phát biểu chúc mừng. Cùng dự có đồng chí Bùi Minh Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng...

Sương muối, băng giá gây thiệt hại cà phê tại Sơn La

Không khí lạnh tăng cường bao trùm khắp miền Bắc trong những ngày qua, kèm theo sương muối, băng giá đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân. Tại thành phố Sơn La rét đậm kèm theo sương muối đã gây thiệt hại hàng chục ha cây cà phê ở xã Chiềng Cọ. Phản ánh của phóng viên thời sự.  Hơn 3 năm trước, khoảng 3.000 m2 cà phê của gia đình chị Thanh ở bản Muông...

Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại huyện Mai Sơn

Chiều ngày 13/1, Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Mai Sơn. Dự lễ trao tặng có đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La. Đợt này, Đảng bộ huyện Mai Sơn có 98 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng gồm: 1 đảng viên Huy hiệu 70...

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu. Theo đó, từ ngày 20/1/2025, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng sẽ dựa trên các báo cáo tổng hợp của...

Năm đầu nhận thưởng Tết, giáo viên được hưởng bao nhiêu tiền?

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Nghị định 73/2024 quy định rõ chế độ tiền thưởng của cán bộ, viên chức, nhà giáo thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác...

Cùng chuyên mục

Mường Giàng trở thành thị trấn của huyện Quỳnh Nhai

Ngày 14/1, huyện Quỳnh Nhai đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Mường Giàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Mường Giàng. Đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tới dự và phát biểu chúc mừng. Cùng dự có đồng chí Bùi Minh Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng...

Sương muối, băng giá gây thiệt hại cà phê tại Sơn La

Không khí lạnh tăng cường bao trùm khắp miền Bắc trong những ngày qua, kèm theo sương muối, băng giá đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân. Tại thành phố Sơn La rét đậm kèm theo sương muối đã gây thiệt hại hàng chục ha cây cà phê ở xã Chiềng Cọ. Phản ánh của phóng viên thời sự.  Hơn 3 năm trước, khoảng 3.000 m2 cà phê của gia đình chị Thanh ở bản Muông...

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu. Theo đó, từ ngày 20/1/2025, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng sẽ dựa trên các báo cáo tổng hợp của...

Trên 36.200 lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách

Trong năm 2024, toàn tỉnh có trên 36.200 lượt khách hàng được vay vốn ưu đãi qua Ngân hàng CS-XH với tổng doanh số cho vay thực hiện trên 2.061 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ tín dụng đạt trên 6.816 tỷ đồng, với trên 122.790 hộ còn dư nợ và trên 4 nghìn lao động được tạo việc làm, tăng thu nhập đời sống gia đình từng bước được cải thiện. Hiện nay, NHCSXH tỉnh Sơn La đang triển...

Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc điều động, bổ nhiệm ông Đào Văn...

Sẵn sàng cho vụ đào tết Ất Tỵ năm 2025

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Thời điểm này, các nhà vườn trồng đào trong tỉnh đang hoàn thiện những khâu cuối cùng, chăm sóc, dọn tỉa, tạo dáng để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ người dân đón tết.  Tết năm nay, gia đình ông Phạm Văn Hoàng ở tổ 7, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường hơn 4.000...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm, chúc Tết tỉnh Sơn La

Sáng nay, ngày 10/01/2024, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Huỳnh Kim Nhựt - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn cao su Việt Nam làm Trưởng đoàn đã tới thăm và chúc Tết tỉnh Sơn La. Tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thành Công,...

Đảm bảo rau an toàn phục vụ Tết nguyên đán

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân tăng cao. Để chủ động cung ứng nguồn rau xanh phục vụ thị trường Tết, hiện nay bà con nông dân tại các địa phương đang tích cực chăm sóc diện tích rau màu với mong muốn một vụ rau được mùa, được giá. Anh Linh đang tất bật chăm sóc những luống súp lơ...

Hội thảo đầu bờ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây FL 2215, tại huyện Vân Hồ

Ngày 03/1, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ phối hợp với Công ty Cổ phần Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Vân Hồ. Vụ đông 2023-2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Hồ đã liên kết với Công ty Cổ phần logistics Viettrans trồng thử nghiệm giống khoai tây FL...

Quan tâm giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

Triển khai Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các khóa học như chăm sóc cây, chăn nuôi gia cầm không chỉ giúp người dân nâng cao tay nghề mà còn định hướng cho họ những ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Nhờ đó, nhiều lao động nông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất