Powered by Techcity

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP


Sau 5 năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước, được xem là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 6/2024, cả nước có 13.368 sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm hằng tháng đều tăng, cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi, trong đó có hơn 70% được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao, còn lại là sản phẩm 5 sao.

Ngành hàng cũng hết sức đa dạng, và đặc biệt chương trình có sự tham gia chặt chẽ của các hợp tác xã. Không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng nông thôn, chương trình OCOP còn có những đóng góp không nhỏ về mặt xã hội khi quy mô lao động ngày càng tăng lên, trong đó có 40% chủ thể là nữ và 18% chủ thể là người dân tộc điều hành,… Đến nay, chương trình OCOP cũng đã tạo nên những thay đổi về mặt thương mại mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững. Nhiều sản phẩm OCOP vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tại một số địa phương, sự chủ động vào cuộc của chính quyền còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm; nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng yếu tố chất lượng, nhất là gắn với thị hiếu tiêu dùng. Chưa kể, dòng vốn tín dụng vốn được coi là đòn bẩy giúp các sản phẩm OCOP vươn xa nhưng trong quá trình triển khai, các ngân hàng lại gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử, giấy chứng nhận OCOP chỉ cấp chung cho hợp tác xã và các thành viên, không cấp riêng cho từng thành viên, dẫn tới khó khăn trong việc vay vốn đối với từng thành viên hợp tác xã. Các đơn vị cũng khó tiếp cận thị trường, thực hiện chế độ thống kê, kế toán mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn tài chính, không bảo đảm chế độ phát hành hóa đơn của Nhà nước,.. Do đó, các ngân hàng cũng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay.

Để chương trình OCOP đạt hiệu quả và phát triển bền vững, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là cần thiết, trong đó hành lang pháp lý phải đi trước một bước. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Về phần mình, các chủ thể OCOP phải luôn có sự cải tiến sản phẩm, phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, góp phần đẩy mạnh kinh tế nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường.





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-cac-san-pham-ocop-YG9jfDXIR.html

Cùng chủ đề

Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI làm việc với Huyện ủy Phù Yên,...

Ngày 16/9, Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Huyện ủy các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và các...

Kiên quyết không để người dân quay lại nơi có nguy cơ bị sạt lở

Ngày 16/9, đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra sạt lở tại bản Ngậm, xã Song Pe, huyện Bắc Yên. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, gây mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Bắc Yên, ngày 11/9, tại bản Ngậm xuất hiện vết nứt hở rộng 10 cm, dài 10 m. Hiện nay, vết nứt đã mở rộng khoảng 4m,...

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Sơn La hình thành trên cơ sở hợp nhất, kiện toàn, sáp nhập của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh. Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành (16/9/1965-16/9/2024), Đảng bộ luôn nỗ lực xây dựng và phát triển các tổ chức cơ sở đảng ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng bộ Khối...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế -...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Hội nghị được trực tuyến đến 26 điểm cầu các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố. Dự hội nghị tại điểm...

Cùng tác giả

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với tổng thiệt hại...

Ngập úng tại thung lũng mận hậu Nà Ka

Thung lũng mận hậu Nà Ka là vùng trồng mận lớn nhất huyện Mộc Châu với diện tích trên 100 ha. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 1 phần diện tích ở đây bị ngập lụt nặng, kéo dài. Cả cây ăn quả và hoa màu người dân chìm trong biển nước, bà con đang rất lo lắng cho diện tích cây trồng của gia đình. Gia đình anh Tráng A Phà có 3 ha trồng mận...

Kiểm tra, năm bắt tình hình, tập trung phòng chống sinh vật gây hại lúa sau bão

Theo thống kê sau bão số 3, diện tích lúa của huyện Phù Yên bị ngập úng, ngã đổ trên 40,3 ha, chủ yếu tại các xã Huy Tân, Mường Cơi và Tường Phù… Qua kiểm tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại trên các xứ đồng, mặc dù chưa xuất hiện các loại dịch bệnh do sinh vật gây hại gây ra, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới  một số đối tượng sinh...

Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI làm việc với Huyện ủy Phù Yên,...

Ngày 16/9, Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Huyện ủy các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và các...

Cùng chuyên mục

Ngập úng tại thung lũng mận hậu Nà Ka

Thung lũng mận hậu Nà Ka là vùng trồng mận lớn nhất huyện Mộc Châu với diện tích trên 100 ha. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 1 phần diện tích ở đây bị ngập lụt nặng, kéo dài. Cả cây ăn quả và hoa màu người dân chìm trong biển nước, bà con đang rất lo lắng cho diện tích cây trồng của gia đình. Gia đình anh Tráng A Phà có 3 ha trồng mận...

Kiểm tra, năm bắt tình hình, tập trung phòng chống sinh vật gây hại lúa sau bão

Theo thống kê sau bão số 3, diện tích lúa của huyện Phù Yên bị ngập úng, ngã đổ trên 40,3 ha, chủ yếu tại các xã Huy Tân, Mường Cơi và Tường Phù… Qua kiểm tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại trên các xứ đồng, mặc dù chưa xuất hiện các loại dịch bệnh do sinh vật gây hại gây ra, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới  một số đối tượng sinh...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế -...

Sẵn sàng cho niên vụ cà phê 2024

Còn khoảng một tháng nữa, Sơn La sẽ vào vụ thu hoạch cà phê. Thời điểm này, các nhà máy đang khẩn trương duy tu, sửa chữa, nâng cấp dây chuyền chế biến; các nông hộ vùng chuyên canh tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hoạch cà phê. Quy mô sơ chế được mở rộng và tín hiệu vui từ thị trường Hiện nay, cà phê Sơn La được chế biến tập trung tại các cơ...

Phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp ở huyện biên giới

Phát triển thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu, đưa thông tin sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng; trở thành phương thức kinh doanh – tiêu dùng phổ biến của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nắm bắt xu thế đó, huyện Sông Mã chú trọng phát triển thương mại điện tử, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường. Trước đây, các...

Họp Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia 

Ngày 11/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025 đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố. Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ thực hiện 3...

Liên kết hơn 1.600 hộ dân trồng cà phê bền vững

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty cổ phần Phúc Sinh đã đầu tư, xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Côlômbia. Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy, Công ty liên kết với 1.600 hộ dân tại 20 bản của 7 xã thuộc huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu với 2.000 ha trồng theo...

Chuyển đổi số, động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Xin được giới thiệu với quý vị tóm tắt một số điểm chính của bài viết này. Theo nhận định của Tổng...

Cùng nông dân nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản

Kết nối tri thức khoa học với thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai đa dạng các mô hình trồng trọt, giúp nông dân thay đổi tư duy và phương pháp canh tác, chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Bằng nguồn ngân sách Trung ương và của...

Giảm lệ phí trước bạ, kích cầu thị trường ô tô

Từ năm 2020 đến cuối năm 2023, Chính phủ đã 3 lần áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngày 29/8/2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơmoóc hoặc sơmirơmoóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô được sản xuất, lắp ráp trong nước; trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất