Powered by Techcity

Xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”

Thời gian qua, tỉnh Sơn La mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng trồng mắc ca. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”, tạo động lực để người trồng mắc ca, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa loại hạt này chinh phục thị trường.

Hội thảo đánh giá chất lượng mắc ca trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Cây mắc ca đưa vào trồng tại Sơn La từ năm 2000, nhưng đến năm 2010, loại cây trồng này mới thực sự được người sản xuất quan tâm, mở rộng diện tích. Là cây có khả năng chịu được sương muối, chịu hạn, ít sâu bệnh, cây mắc ca còn có thể phát triển thành cây trồng rừng và trồng che bóng cho cây chè, cà phê…

Từ một vài nông hộ trồng thử nghiệm, đến nay diện tích mắc ca toàn tỉnh đã nâng lên gần 1.000 ha; tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Sông Mã; sản lượng trung bình đạt 8 tấn quả/ha/năm. Sản phẩm mắc ca của tỉnh đang khẳng định được chất lượng, có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận nên thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng.

Năm 2022, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt triển khai thực hiện Dự án đăng ký bảo hộ, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” cho sản phẩm mắc ca của tỉnh, nhằm xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hạt mắc ca theo hướng liên kết giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đại biểu tham quan các sản phẩm mắc ca được công nhận sản phẩm OCOP.

Là cơ quan quản lý nhà nước về dự án, đồng thời, là cơ quan chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, Sở Khoa học và Công nghệ thường xuyên kiểm tra tiến độ, đóng góp ý kiến về các nội dung hoạt động dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”. Đồng thời, lựa chọn mẫu, các tiêu chí chứng nhận, bản đồ vùng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cùng hệ thống quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận để hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”.

Ông Phan Ngọc Bắc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hạt mắc ca không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, địa phương, còn xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, từng bước quy hoạch lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị hợp lý cho mắc ca Sơn La; quảng bá, giới thiệu sản phẩm mắc ca trên thị trường trong nước. Mục tiêu xa hơn đăng ký bảo hộ sản phẩm “Mắc ca Sơn La” ở nước ngoài.

Mai Sơn có gần 300 ha, huyện chỉ đạo các đơn vị vận động các chủ rừng, hộ gia đình, HTX liên kết với doanh nghiệp trồng cây mắc ca, vừa phát triển trồng rừng, vừa tạo sinh kế cho nông dân. Đồng thời, thành lập các HTX, tổ hợp tác trồng mắc ca; áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến; hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho sản phẩm mắc ca địa phương, gắn với quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ.

Tích cực trong việc liên kết với các công ty, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mắc ca, HTX mắc ca Nà Ban, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn đã trồng 42 ha mắc ca, trong đó 8 ha đã cho thu hoạch. Năm 2022, HTX thu hơn 10 tấn mắc ca đã tách vỏ, thu gần 800 triệu đồng.

Ông Tạ Tiến Thường, Giám đốc HTX mắc ca Nà Ban, chia sẻ: Từ năm 2021, HTX đã ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Đạt Thủy, xã Cò Nòi. Được công ty cung ứng giống, hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, tỉa cành tạo tán nên cây mắc ca phát triển tốt, cho quả đồng đều. Quả mắc ca của HTX được Công ty cam kết thu mua với giá 70.000 đồng/kg quả đã xát vỏ, các thành viên HTX rất yên tâm.

Cũng theo ông Thường: Quả mắc ca được đưa vào chế biến thành nhiều sản phẩm như hạt mắc ca nguyên vỏ tách nứt, nhân mắc ca, rượu mắc ca, dầu ăn mắc ca. Một số sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh. Sắp tới, nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” được cấp, là điều kiện thuận lợi để HTX tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm cho các công ty, doanh nghiệp chế biến sâu, đưa sản phẩm chất lượng cao ra thị trường.

Các sản phẩm từ mắc ca của Công ty TNHH Đạt Thủy, huyện Mai Sơn. 

Còn tại huyện Thuận Châu, trên 230 ha cây mắc ca, chủ yếu được trồng thử nghiệm xen với các loại cây như chè, cà phê, sơn tra tại các xã: Mường É, Phổng Lái, Mường Bám, Nậm Lầu, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chịu được sương muối, hạn hán. Đến nay, 1/3 diện tích đã ra quả và thu hoạch, sản lượng trung bình 5-7 tấn/ha, giá bán 35.000-40.000 đồng/kg quả tươi, bước đầu cho nông dân thu nhập ổn định từ 100-150 triệu đồng/ha/năm.

Là một trong những hộ trồng mắc ca đầu tiên của xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, với 1,5ha, ông Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng phấn khởi: Nhờ trồng mắc ca, nay gia đình có thu nhập 120 triệu đồng/năm. Mắc ca được xây dựng nhãn hiệu sẽ giúp nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Mục tiêu phát triển bền vững các vùng trồng mắc ca, phấn đấu đến năm 2025, diện tích mắc ca của tỉnh đạt trên 5.000 ha; đến năm 2030, đạt khoảng 10.000 ha. Việc đăng ký bảo hộ, xây dựng, triển khai hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” sẽ góp phần đưa sản phẩm mắc ca mở rộng và tiếp cận thị trường lớn trong tương lai. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho người dân, doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Thanh Huyền



Nguồn

Cùng chủ đề

Chiềng Chung sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cây cà phê bén rễ trên đất Chiềng Chung từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Lúc đầu chỉ...

Doanh nghiệp phát tài, Sơn La phát triển

Từ con số khiêm tốn, 202 doanh nghiệp năm 2004, đến nay, toàn tỉnh có 3.667 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 77.080 tỷ đồng; hàng năm, đóng góp khoảng 35% GRDP, trên 60% số thu ngân sách trên địa bàn. Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sơn La về...

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường...

Báo Sơn La bắt nhịp chuyển đổi số

Những năm qua, thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí, Báo Sơn La đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất các sản phẩm và phát triển các nền tảng mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, titok của tòa soạn để truyền tải thông tin đến độc giả, phục vụ đa đối tượng. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ...

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị Mộc Châu

Ngày 4/10, Đoàn công tác liên Bộ do đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, đánh giá các tiêu chí đô thị loại IV và trình độ cơ sở hạ tầng dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Mộc Châu. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Học viện Chính trị Khu vực I Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tại Sơn La

Sáng ngày 7/2, Học viện Chính trị khu vực I đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K70.B02 Tỉnh ủy Sơn La, khóa học 2023-2025. Dự lễ bế giảng có Tiến sĩ Vũ Văn Hậu, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh. Tham gia khóa học từ...

Mường La chuẩn bị tổ chức Lễ hội hoa Sơn tra, lễ hội hoa Đỗ quyên 

Ngày 7/2, đoàn công tác của huyện Mường La đã có cuộc khảo sát thực tế, làm việc với UBND xã Ngọc Chiến về công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Sơn tra và Lễ hội hoa Đỗ quyên năm 2025, thu hút đầu tư phát triển du lịch tại bản Nặm Nghẹp, xã Ngọc Chiến nơi diễn ra Lễ hội hoa Sơn tra. Với 1.600 ha sơn tra, Nặm Nghẹp là bản có diện tích cây sơn tra...

Hướng tới vụ chiêm xuân thắng lợi

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh lại tích cực triển khai phong trào toàn dân ra quân xuống đồng tu sửa các công trình thủy lợi, nạo vét, khơi thông các tuyến kênh mương nội đồng, thu hút đông đảo người dân tham gia tạo nên khí thế thi đua sôi nổi hướng tới vụ chiêm xuân thắng lợi. Từ sáng sớm, hàng trăm người dân ở xã Chiềng...

Khai mạc Tuần văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025

Tối 7/2, huyện Quỳnh Nhai tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện năm 2025. Dự lễ khai mạc có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo một số huyện, thị xã của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng; các đồng chí nguyên là lãnh đạo...

Nông dân Sông Mã xuống đồng sản xuất vụ chiêm xuân

Ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân huyện Sông Mã đã khẩn trương xuống đồng sản xuất vụ chiêm xuân, đảm bảo đúng khung thời vụ. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, trước Tết Nguyên đán nông dân trong xã Chiềng Sơ đã xuống đồng cày bừa đất; chuẩn bị vật tư; ra quân nạo vết mương phai thủy lợi. Để giảm công lao động, chi phí, nhiều năm nay, nông dân đã sử dụng phương pháp...

Cùng chuyên mục

Hướng tới vụ chiêm xuân thắng lợi

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh lại tích cực triển khai phong trào toàn dân ra quân xuống đồng tu sửa các công trình thủy lợi, nạo vét, khơi thông các tuyến kênh mương nội đồng, thu hút đông đảo người dân tham gia tạo nên khí thế thi đua sôi nổi hướng tới vụ chiêm xuân thắng lợi. Từ sáng sớm, hàng trăm người dân ở xã Chiềng...

Nông dân Sông Mã xuống đồng sản xuất vụ chiêm xuân

Ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân huyện Sông Mã đã khẩn trương xuống đồng sản xuất vụ chiêm xuân, đảm bảo đúng khung thời vụ. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, trước Tết Nguyên đán nông dân trong xã Chiềng Sơ đã xuống đồng cày bừa đất; chuẩn bị vật tư; ra quân nạo vết mương phai thủy lợi. Để giảm công lao động, chi phí, nhiều năm nay, nông dân đã sử dụng phương pháp...

Nâng cao giá trị thương hiệu Thanh long Sơn La

Sau hơn 1 thập kỷ bén rễ tại mảnh đất Sơn La, cây thanh long đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Nhất là khi thương hiệu Thanh long Sơn La chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp cho thanh long Sơn La khẳng định uy tín, vị thế...

Nông dân Chiềng Ban Mai Sơn đẩy nhanh làm đất trồng rau màu vụ xuân

Mặc dù không khí Tết vẫn còn, nhưng tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân trên địa bàn xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn đã khẩn trương xuống đồng làm đất trồng rau màu vụ xuân để đảm bảo khung thời vụ tốt nhất với mong muốn một mùa vụ bội thu. Tại cánh đồng rau thôn 2, Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Ban chị Chu Thị Thịnh đang tất bật chăm sóc ruộng rau của gia...

Trái ngọt mùa xuân trên những triền đồi ở Lóng Sập

Mộc Châu không chỉ nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt, những cánh đồng hoa bạt ngàn mà còn là vùng đất của những mùa trái ngọt. Những năm gần đây, xã Lóng Sập đã đẩy mạnh thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, đặc biệt là các cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao. Những sườn đồi cằn cỗi nay đã được...

Yên Châu đẩy mạnh sản xuất vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngành Nông nghiệp huyện Yên Châu thời gian gần đây có nhiều khởi sắc, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tích cực; huyện đã được công nhận 3 vùng ứng dụng công nghệ cao đối với cây xoài, nhãn, mận hậu, diện tích gần 1.129 ha, khẳng định sự nỗ lực của các địa phương và là cơ sở quan trọng để các HTX và nông dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa,...

Mường La nâng tầm sản phẩm OCOP

Thời gian qua, triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Mường La đã tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Phát huy lợi thế địa phương, huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng và các xã rà soát, thẩm định, kiểm tra...

Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay đối với người nghèo

Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đây là nhấn mạnh của đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2025...

Thành phố Sơn La quan tâm phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, các chỉ tiêu về nông nghiệp; đồng thời quan tâm phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap và theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Hiện nay, thành phố có trên 5.100 ha cây cà phê; trên 4.000 ha cây ăn quả. Trong đó, có trên 220 ha cây trồng, gồm 54,5 ha cà phê; trên 166...

Cây dâu tây giúp nông dân làm giàu

Trước đây, khi nhắc đến dâu tây người ta sẽ nghĩ đến 1 thứ quà sa sỉ, được bày bán trên các quầy, kệ siêu thị và phải nhập từ nơi khác về. Thế nhưng, trong những năm gần đây dâu tây Sơn La đã trở thành mặt hàng nông sản đặc trưng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Diện tích dâu tây vì thế cũng tăng dần hàng năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ 1...

Tin nổi bật

Tin mới nhất