Powered by Techcity

Thủy văn – Tài nguyên nước

Sơn La có nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú, có mạng lưới sông suối dày, nhưng do đặc điểm địa hình và khí hậu nên mạng lưới sông suối phân bố không đều trên lãnh thổ. Mật độ sông suối trung bình từ 0,5 đến 1,8km/km2.

Những vùng núi đá vôi, mật độ sông suối thấp hơn như Mộc Châu: 0,5km/km2. Sông ngòi có lưu lượng nước lớn, dòng chảy xiết, nhiều thác ghềnh. Thủy chế sông thất thường, có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, mùa kiệt từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Các sông suối đều có giá trị lớn trong thủy điện, nhưng ít có giá trị về giao thông.

Các sống phần lớn đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Đà, Sông Mã là hai sông chính, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La.

Phần lưu vực sông Đà thuộc địa phận tỉnh Sơn La có diện tích 9.298km. Dòng chính sống và trong tỉnh Sơn La dài 238km, chảy theo hướng tây bắc – đông nam, qua các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu và Vân Hồ. Dòng có 14 phụ lưu lớn, các phụ lưu có diện tích trên 500km của sông Đà thuộc tỉnh Sơn La là Nậm Muội, Nậm Mu, Nậm Bú, Nậm Sập và Suối Tấc.

Chế độ nước của dòng chảy sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa và phân bổ lượng mưa trên lưu vực chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chậm hơn mùa mưa 1 tháng, trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam. Lượng dòng chảy lớn nhất vào tháng 7,8, trung bình mỗi tháng chiếm 23% tổng lượng mưa cả năm. Mùa kiệt trên sông Đà kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tổng lượng dòng chảy của 7 tháng mùa cạn chiếm 22% lượng mưa cả năm.

Do ảnh hưởng của kiểu địa hình, khí hậu, sự phân bố lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà không đều. Các sống suối bên bờ trái có lượng dòng chảy rất lớn, modul dòng chảy bình quân nhiều năm biến đổi từ 40l/s/km2 đến 60 – 70l/s/km2 ở vùng cao.

Các phụ lưu chính của sông Đà là:

Nậm Muội: Là phụ lưu cấp 1 đổ vào bờ phải sông Đà. Lưu vực sông có diện tích 712km. Dòng chính sông dài 50km bắt nguồn từ Bản San ở độ cao 600m và nhập lưu với sông Đà tại vị trí cách cửa sông 305,8km.

Nậm Mu: Là phụ lưu lớn nhất của sông Đà trên địa phận tỉnh Sơn La. Lưu vực có mạng lưới sông suối khá phát triển, mật độ đạt 1,16km/km2. Tổng diện tích lưu vực là 3.400km, tổng chiều dài sông suối là 3.944km.

Nậm Bú: Diện tích lưu vực:1.410km. Dòng chính sông bắt nguồn từ dãy Su Xung Chảo Chai, độ cao 1.100m, dài 81,5km, nhập lưu với sông Đà ở bờ phải.

Nậm Sập: Đây cũng là phụ lưu bờ phải sông Đà. Chiều dài 83km, bắt nguồn từ biên giới Việt – Lào, huyện Mộc Châu qua Yên Châu và đổ vào bờ phải của sông Đà. Diện tích lưu vực đạt 1.110km, thuộc địa phận huyện Mộc Châu và Yên Châu, Bắc Yên.

Suối Tấc: Diện tích lưu vực 524km, nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Phù Yên. Dòng chính sông dài 56,5km, bắt nguồn từ Phu Lầy Vong đổ vào bờ trái sông Đà tại Gềnh Hêu.

Ngoài các sông suối trên sông Đà còn có nhiều phụ lưu nhỏ khác. Các phụ lưu này đều có độ dốc khá lớn, vì vậy có thể xây dựng được các trạm thủy điện nhỏ trên các dòng sông suối này.

Sông Mã

Lưu vực sông Mã nằm ở phía cực tây và tây nam khu Tây Bắc, có diện tích 28.400km, chiều dài dòng chính 512km, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích lưu vực 17.600km, chiều dài dòng chính 410km. Trong địa phận tỉnh Sơn La, sông Mã chảy chủ yếu trong huyện Thuận Châu và Sông Mã với 17 phụ lưu như Nậm Khoai, Nậm Ty, Nậm Soi, Nậm Le, Nậm Công… Diện tích lưu vực sông Mã thuộc địa phận tỉnh Sơn La là 4.849km,

Nậm Khoai: Đây là phụ lưu lớn nhất của sông Mã thuộc địa phận tỉnh Sơn La. Dòng chính sông có chiều dài 62,5km, đổ vào bờ trái sông Mã, cách cửa sông 434,5km. Lưu vực sông Có diện tích 1.640km2.

Nậm Ty: Lưu vực sông có diện tích 705km, nằm ở tả ngạn sông Mã, cách cửa sông 411km. Lưu vực sông có độ cao bình quân 984m. Dòng chính có chiều dài 47,5km.

Nậm Công (Nậm Ban): Dòng chính sông dài 52km bắt nguồn từ độ cao 1.500m, đổ vào bờ phải sống Mã, cách cửa sông 385km. Diện tích lưu vực là 893km2.

Ngoài ra, sông Mã còn có các phụ lưu nhỏ khác, các phụ lưu có độ dốc nhỏ hơn so với sông Đà, trung bình dưới 20%, tiềm năng thủy điện hạn chế hơn so với các sông suối thuộc lưu vực sông Đà.

Các hồ lớn trong tỉnh Sơn La

Sơn La có 61 hồ chứa thủy lợi, nhưng hầu hết các hồ có dung tích nhỏ, chỉ có 8 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m3. Các hồ lớn bao gồm:

Hồ Suối Chiếu ở huyện Phù Yên được xây dựng xong năm 2009. Diện tích mặt hồ 51ha, cung cấp nước tưới cho 800ha lúa chiêm và lúa mùa. Hồ thủy lợi Suối Chiếu ngoài nhiệm vụ tưới phục vụ phát triển nông nghiệp còn cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thị trấn Phù Yên và là một điểm du lịch trong cụm du lịch của huyện Phù Yên.

Hồ Tiền Phong thuộc huyện Mai Sơn ngoài việc cung cấp nguồn nước cho vùng hạ lưu, hồ còn được quy hoạch thành điểm du lịch sinh thái.

Hồ Chiềng Khoi nằm ở phía đông nam huyện Yên Châu, thuộc bản Pút, xã Chiềng Khoi, diện tích hồ 40ha.

Hồ Bản Muông tại xã Bản Muông có diện tích mặt nước 14,7 ha.

Hồ Huổi Vanh huyện Yên Châu có dung tích 2,8.106  m3.

Hồ Thủy điện Hòa Bình diện tích trên mặt hồ trên địa phận tỉnh Sơn La 8.000ha, chiều dài dọc sông thuộc địa phận tỉnh 135km.

Hồ Thủy điện Sơn La diện tích lưu vực hồ rộng 43.760km2.

Chế độ thủy văn ở Sơn La phụ thuộc vào chế độ mưa, vì thế nên chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa kiệt. Qua số liệu quan trắc ở 4 trạm thủy văn (3 trạm trên sông Đà: Tạ Bú, Tà Hộc, Vạn Yên; 1 trạm trên sông Mã: Xã Là), mùa lũ thường kéo dài 7 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, mùa kiệt kéo dài 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa dòng chính và các phụ lưu. Chế độ thủy văn của hai hệ thống sông Đà và sông Mã cũng có sự khác biệt.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối ngày 21/11, Tại Trung tâm thương mại Royalcity số 72A, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội chợ có sự tham gia của tỉnh Sơn La với 24 gian hàng là các đặc sản đặc trưng của các huyện, thành phố trong tỉnh do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Sơn La...

Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII 

Ngày 22/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Chung kết cuộc thi Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024. Cuộc thi “Dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên tỉnh Sơn La lần thứ VII năm 2024” được triển khai từ tháng 5 đến tháng...

Nỗ lực đưa tín dụng nông nghiệp nông thôn đến vùng cao

Là một trong hai huyện nghèo của tỉnh, thời gian qua, triển khai Nghị định 55 của Chính phủ về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đưa chính sách tín dụng đến với khách hàng ở vùng cao. Qua đó, đã tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu...

Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

  Ngày 16/11, Tỉnh đoàn Sơn La đã khai mạc hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP của thanh niên Sơn La và tổ chức Livestream Chợ phiên OCOP Sơn La với sự tham gia của các đơn vị đồng hành và các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Tại chương trình khai mạc, Tỉnh đoàn Sơn La phát động chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu...

Hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình trồng ngô trên đất lúa nương 1 vụ tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu có 98 ha đất sản xuất lúa nương. Trước đây, mỗi năm bà con chỉ làm 1 vụ, sau thu hoạch thường để đất trống hoặc làm nơi thả trâu bò. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, năm 2024, xã Chiềng Hắc đã tuyên truyền,vận động, nông dân chuyển đổi, đưa cây rau màu và ngô lấy hạt vào trồng trên diện tích đất lúa...

Cùng tác giả

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Đưa du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai “cất cánh”

Quỳnh Nhai được xác định là một trong những huyện có khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện thực mục tiêu này, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trải nghiệm dù lượn “bay trên miền cổ tích”

“Bay trên miền cổ tích” là chủ đề của hoạt động trải nghiệm dù lượn lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La, Sơn La năm nay.

Tin nổi bật

Tin mới nhất