Powered by Techcity

Đông về nhớ vị thắng cố vùng cao

Sẽ thật thiếu sót khi nói về ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc mà không nhắc đến món ăn thắng cố của đồng bào dân tộc Mông. Thắng cố là một món ăn đặc trưng của đồng bào miền núi, là một phần trong đời sống và văn hóa của dân tộc Mông. Bát thắng cố nóng hổi bốc khói nghi ngút, thưởng thức cùng chén rượu ngô thơm nồng, giúp ấm bụng những ngày trời đông của vùng núi Tây Bắc.

Thắng cố, món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông

“Đã là người Mông thì ai cũng biết món thắng cố. Đã là trai người Mông thì ai cũng một lần trong đời được nấu thắng cố”. Đó là những lời mà đồng bào Mông vẫn thường nói đến khi được hỏi về món ăn đặc trưng của dân tộc mình. Để làm được món thắng cố thơm ngon, phải chọn con ngựa béo khỏe để lấy thịt, lọc ra thành từng phần, dùng cho từng công đoạn khi nấu. Phần thịt thăn được thái miếng vuông vức, ướp cùng với gia vị gồm mắm, muối, mỳ chính, sả, gừng, hạt tiêu, mắc khén và không thể thiếu 3 loại gia vị tạo nên sự khác biệt của nồi thắng cố là lá đắng, thảo quả, rau răm. Phần xương, nội tạng, tiết, được ninh bằng chảo gang to trên bếp củi cháy lớn.

Theo ông Giàng A Đùa, bản Co Lóng, xã Lóng Luông (Vân Hồ), một người có kinh nghiệm nhiều năm nấu thắng cố, thì bí quyết để nồi thắng cố ngon là ở nồi nước dùng. Ông cho biết: Nước hầm xương nấu thắng cố đặc biệt ở chỗ, tiết ngựa phải được cho vào đun cùng với xương và ngũ tạng ngay từ đầu để có vị ngọt và độ xốp nhất định. Khi đã bắt đầu ninh xương, phải luôn canh lửa giữ cho lửa cháy đều, cháy đượm để nồi nước dùng luôn sôi sùng sục trong vài tiếng đồng hồ. Nước dùng ngon thường có màu sẫm nhưng không đục, ngọt vị thịt và xương, thơm mùi gia vị đặc trưng dành riêng cho món thắng cố.

Thắng cố một khi đã nấu thì phải nấu bằng chảo lớn, đủ cho vài chục người ăn. Thế nên, món ăn này trước đây chỉ xuất hiện trong những ngày lễ hội, ngày tết, hay ngày cả dòng họ tụ họp đông đủ. Những người đàn ông trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc nấu thắng cố. Nồi thắng cố có ngon hay không không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nấu, mà còn ngon ở không khí ấm cúng, tụ họp đông người, ai nấy cũng hào hứng tất bật cùng chuẩn bị, cùng nấu và cùng thưởng thức kết quả mà mình tạo ra.

Thắng cố phải được thưởng thức khi còn nóng hôi hổi, múc ra từng bát, miếng thịt ngọt mềm ăn kèm cùng rau đắng, bát chấm làm từ muối rang, tỏi nướng, ớt chỉ thiên giã nhuyễn. Bát thắng cố hấp dẫn từ mùi thơm của thảo quả, lá đắng và những gia vị đặc biệt mang đặc trưng núi rừng cho đến vị béo ngậy, thơm bùi, thịt ngọt mềm, da và ngũ tạng dai giòn, càng ăn càng thấy hương vị cuốn hút, hấp dẫn. Vào những ngày đông, không có điều gì thú hơn khi được ngồi hàn huyên bên hiên nhà, hít hà mùi thơm từ nồi thắng cố đang bốc khói nghi ngút hòa trong làn sương mù giăng giăng, nhâm nhi chén rượu ngô thơm nồng. Vị ngọt ngon cứ giữ trong cuống họng, hơi ấm lan khắp cơ thể, xua đi cái lạnh thấu xương của mùa đông vùng cao.

Thắng cố ngày nay được chế biến theo những cách khác nhau, không hiếm thấy những nhà hàng chuyên thắng cố thu hút đông đảo thực khách quanh năm. Người ta có thể thay đổi trong pha chế gia vị, cách thức chế biến, thêm thắt nguyên liệu, hoặc gọi theo cách khác là “lẩu ngựa” thì vẫn phải giữ được những hương vị truyền thống, nguyên bản vốn có.

Anh Nguyễn Minh Tiến, du khách đến từ Hà Nội, nói: Thắng cố ở Tây Bắc có hương vị rất đặc biệt và ngon hơn thắng cố tại một số nhà hàng ở Hà Nội. Có thể do ở đây, người bản địa có bí quyết chế biến độc đáo hơn, nguyên liệu tươi ngon hơn và nhất là được thưởng thức món ăn trong tiết trời se lạnh trên cao nguyên giúp cho những du khách như chúng tôi cảm thấy ngon miệng và yêu mến vùng đất này.

Từ một món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông, thắng cố đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn, trở thành món ăn đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm danh sách đặc sản các dân tộc Sơn La, mời gọi du khách đến thưởng thức ẩm thực và nét văn hóa độc đáo của đồng bào không chỉ một lần.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với tổng thiệt hại...

Ngập úng tại thung lũng mận hậu Nà Ka

Thung lũng mận hậu Nà Ka là vùng trồng mận lớn nhất huyện Mộc Châu với diện tích trên 100 ha. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 1 phần diện tích ở đây bị ngập lụt nặng, kéo dài. Cả cây ăn quả và hoa màu người dân chìm trong biển nước, bà con đang rất lo lắng cho diện tích cây trồng của gia đình. Gia đình anh Tráng A Phà có 3 ha trồng mận...

Kiểm tra, năm bắt tình hình, tập trung phòng chống sinh vật gây hại lúa sau bão

Theo thống kê sau bão số 3, diện tích lúa của huyện Phù Yên bị ngập úng, ngã đổ trên 40,3 ha, chủ yếu tại các xã Huy Tân, Mường Cơi và Tường Phù… Qua kiểm tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại trên các xứ đồng, mặc dù chưa xuất hiện các loại dịch bệnh do sinh vật gây hại gây ra, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới  một số đối tượng sinh...

Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI làm việc với Huyện ủy Phù Yên,...

Ngày 16/9, Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Huyện ủy các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và các...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

  Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều trường hợp khi mưa tạnh, thời tiết nắng sau vài ngày nhưng vẫn xảy ra trượt lở đất đá do nền đất chưa được ổn định. Do vậy chính quyền các cấp địa phương, đặc biệt là...

Cùng tác giả

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Đưa du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai “cất cánh”

Quỳnh Nhai được xác định là một trong những huyện có khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện thực mục tiêu này, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trải nghiệm dù lượn “bay trên miền cổ tích”

“Bay trên miền cổ tích” là chủ đề của hoạt động trải nghiệm dù lượn lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La, Sơn La năm nay.

Tin nổi bật

Tin mới nhất