Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPSơn Tây phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Sơn Tây phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại.

Cách làm này góp phần mở ra cơ hội phát triển nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Sơn Tây phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
Sản xuất bánh tẻ Phú Nhi tại phường Phú Thịnh thị xã Sơn Tây <i>Ảnh Nguyễn Quang<i>

Nhiều sản phẩm đặc sắc

Bánh tẻ Phú Nhi của thị xã Sơn Tây là món quà dân dã, thân thiện và là nét văn hóa đặc trưng của người dân làng cổ trù phú ven sông Hồng. Nhiều người chọn mua bánh làm quà biếu người thân, bạn bè vào mỗi dịp lễ hội, Tết đến, xuân về. Bánh tẻ được làm từ những nguyên liệu quen thuộc là gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô… Song, để có được những chiếc bánh thơm ngon, đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo, chỉn chu của người thợ.

Nối tiếp và phát huy truyền thống làng nghề, các cơ sở sản xuất bánh tẻ Hùng Vân (hộ kinh doanh Nguyễn Xuân Hùng) và Thanh Bình (hộ kinh doanh Phạm Thị Bình), đều ở phường Phú Thịnh, chuyên cung cấp cho thị trường bánh tẻ chất lượng.

Ông Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ, quy trình sản xuất bánh cần sự tỉ mỉ và công phu, từ khâu ngâm gạo, quấy bột, làm nhân, gói, hấp bánh, đến khi ra thành phẩm. Nguyên liệu sản xuất bánh tẻ là loại gạo thơm ngon, nhân là thịt ba chỉ và gia vị được lựa chọn kỹ. Lá gói bánh là lá dong rừng tươi, lá chuối khô dẻo và phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, năm 2020 và 2021, các cơ sở sản xuất bánh tẻ Hùng Vân, Thanh Bình đã tham gia Chương trình OCOP và đều đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Nhờ đó, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng gấp 2-3 lần.

Bà Phạm Thị Bình cho hay, cơ sở tạo việc làm cho khoảng 20 lao động thường xuyên và thời vụ với thu nhập từ 200.000 đến 250.000 đồng/người/ngày. Theo quy định, sản phẩm OCOP của cơ sở đã hết thời hạn công nhận, nên năm 2024, cơ sở đăng ký tham gia đánh giá lại. Quyết tâm giữ vững hạng 4 sao, cơ sở đã đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, nhập nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc, in tem nhãn dán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Còn tại làng cổ Đường Lâm, du khách đến nơi đây được thưởng thức những món ăn cổ truyền, đậm hương vị xưa. Nổi bật là món cá trắm kho tộ được người dân Đường Lâm giữ gìn, truyền lại qua nhiều thế hệ.

Ông Khuất Văn Thắng (chủ hộ kinh doanh Bếp làng Đường Lâm) chia sẻ, cá trắm được kho theo công thức riêng của gia đình. Năm 2023, sản phẩm “cá trắm kho tộ” của cơ sở đã đạt OCOP 3 sao. Sau khi đạt sản phẩm OCOP 3 sao, lượng tiêu thụ “cá trắm kho tộ” của cơ sở tăng mạnh. Năm 2024, cơ sở đăng ký sản phẩm bánh chè lam tham gia Chương trình OCOP và dự kiến năm 2025 tiếp tục đăng ký tham gia đối với sản phẩm nước khế đóng bình thủy tinh.

Chủ tịch UBND xã Đường Lâm Phạm Thị Lệ Thủy cho biết, từ năm 2019 đến nay, xã có 9 sản phẩm: Kẹo lạc, kẹo dồi, gạo lứt, vừng trắng, vừng đen, gà mía, cá trắm kho tộ của 4 chủ thể tham gia Chương trình OCOP và đều đạt 3 sao. Xã Đường Lâm luôn khuyến khích các chủ thể có sản phẩm là đặc sản của địa phương đăng ký tham gia Chương trình OCOP và giới thiệu tới du khách tham quan làng cổ, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nhận diện thương hiệu

Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Bùi Hồng Hà thông tin, thị xã hiện có 103 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao; trong đó có 34 sản phẩm đã hết hạn chứng nhận, đang được thị xã tuyên truyền, vận động các chủ thể hoàn thiện hồ sơ để đánh giá lại. Năm 2024, thị xã có 21 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, sẽ được đánh giá, phân hạng dịp đầu tháng 12, trong đó có 10 sản phẩm đánh giá lại.

Từ hiệu quả rõ rệt khi các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, thị xã đã và đang tích cực tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm mới, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ cộng đồng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, làng nghề, làng nghề truyền thống. Tại xã nông thôn mới kiểu mẫu Kim Sơn, thị xã đã hỗ trợ xây dựng dịch vụ du lịch cộng đồng thôn Lòng Hồ, hoàn thiện các thủ tục liên quan để đề nghị thành phố công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm sản phẩm “Dịch vụ, du lịch cộng đồng”.

Đối với những chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, thị xã sẽ tiếp tục tư vấn, hướng dẫn xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thiết kế tờ rơi, mẫu mã, bao bì, in tem chứng nhận OCOP… Những sản phẩm đã được công nhận đạt OCOP được thị xã hỗ trợ xúc tiến thương mại, với các hình thức: Giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng; hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP trong và ngoài thành phố; hỗ trợ biển quảng cáo, nhận diện tại các điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã để du khách, người tiêu dùng biết đến, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

nguồn: https://hanoimoi.vn/son-tay-phat-trien-san-pham-ocop-lang-nghe-685912.html

Cùng chủ đề

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về của địa phương, phát...

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ và nhung hươu của nông dân huyện Xuyên Mộc: (Ảnh: Báo...

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ và nhung hươu của nông dân huyện Xuyên Mộc: (Ảnh: Báo...

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích trên 7.500ha. Các giống chủ lực như xoài Úc (khoảng 3.500ha), xoài...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Bắc Bình: Thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

UBND huyện Bắc Bình vừa tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện được thẩm định gồm: Sản phẩm Du lịch Bàu Trắng U&Me của chủ hộ kinh doanh ông Phạm Văn Trọng, thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng; sản phẩm Yến sào FATHI – chủ thể là hộ kinh doanh yến...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Cùng chuyên mục

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự kiện không chỉ góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại mà còn tạo điểm nhấn thu hút đông đảo...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về của địa phương, phát...

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ và nhung hươu của nông dân huyện Xuyên Mộc: (Ảnh: Báo...

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ và nhung hươu của nông dân huyện Xuyên Mộc: (Ảnh: Báo...

Mới nhất

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu...

Liên hoan ẩm thực Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc

Nhằm khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ chè, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên, ngày 16/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công...

Mới nhất