Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPSơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới

Sơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới

(BDO) Sản phẩm sơn mài được gắn “sao” OCOP không chỉ là một cơ hội kinh doanh mới mà còn mở ra hướng đi mới cho sản phẩm, góp phần tăng thêm chất lượng và giá trị cao của nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Trong đó, Công ty TNHH MTV Sơn mài Định Hòa (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một) có 20 sản phẩm sơn mài là bình, dĩa, hộp, khay, tranh… vừa được UBND TP.Thủ Dầu Một công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

“Tiếp sức” từ chương trình OCOP 

Trọng tâm của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. 

Sơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới
Sản phẩm sơn mài Định Hòa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín chất lượng mà còn bởi dấu ấn của bàn tay khéo léo sức sáng tạo của những người thợ tài hoa
Sơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới
Sản phẩm sơn mài Định Hòa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín chất lượng mà còn bởi dấu ấn của bàn tay khéo léo sức sáng tạo của những người thợ tài hoa

Sơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới
Lợi thế của Bình Dương khi triển khai chương trình OCOP là phần lớn các sản phẩm chủ lực đã được các địa phương xúc tiến đăng ký các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. 

Việc triển khai thực hiện tốt chương trình OCOP là một hướng đi tất yếu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tận dụng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn tỉnh nhà theo hướng bền vững. 

Để sản phẩm OCOP có thị trường tiêu thụ ổn định, địa phương cùng các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, người dân trên địa bàn đã và đang tích cực phối hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo ra cơ hội mới để phát triển sản phẩm OCOP. 

Đến nay, toàn tỉnh đã có 219 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao; trong đó, có 12 sản phẩm 4 sao và 207 sản phẩm 3 sao của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh.

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một vốn nổi tiếng lâu đời. Vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, các sản phẩm tranh sơn mài và đồ thủ công mỹ nghệ từ ngôi làng này đã từng xuất khẩu đi nhiều quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, việc xuất khẩu sản phẩm của làng sơn mài Tương Bình Hiệp bị chậm lại. Nếu như năm 2001 làng nghề có đến 1.840 hộ tham gia sản xuất, với 3.860 lao động, thì đến nay chỉ còn khoảng 90 cơ sở. 

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp, năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một” và giao cho UBND TP.Thủ Dầu Một triển khai thực hiện. 

Đề án hướng đến mục tiêu xây dựng tổng thể làng nghề, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp sơn mài để bảo đảm về vấn đề môi trường, xây dựng nơi trưng bày sản phẩm chung cho làng nghề; đồng thời kết hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ. 

Đến nay, đề án đã thông qua quy hoạch 1/500 và sẽ triển khai các bước tiếp theo trong thời gian tới. Cùng với đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài, nhất là khi có thêm sự “tiếp sức” từ Chương trình OCOP, kỳ vọng sẽ “phục hưng” làng nghề sơn mài vốn từng vang danh trong và ngoài nước. 

Chuyển mình theo xu hướng

Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm từ làng nghề này đã được công nhận là đạt chuẩn OCOP. Anh Trương Hoàn Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sơn mài Định Hòa (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một), cho biết: công ty có 20 sản phẩm sơn mài vừa được UBND TP.Thủ Dầu Một công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm sơn mài được gắn “sao” OCOP không chỉ là một cơ hội kinh doanh mới mà còn mở ra hướng đi mới cho sản phẩm. 

Qua việc tham gia vào chương trình OCOP, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp được tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, làng nghề sẽ được chỉ dẫn, quy trình sản xuất, nguồn gốc, có cơ hội tiếp cận với các kênh phân phối chính thống và xuất khẩu. Điều này sẽ góp phần tăng thêm chất lượng và giá trị cao của nghề sơn mài Tương Bình Hiệp; đồng thời tạo ra thu nhập ổn định và bền vững cho cộng đồng làng nghề.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay sơn mài Tương Bình Hiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm gần đây, người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa mang tính trang trí, vừa có giá trị sử dụng.

Anh Nguyên cho biết các sản phẩm sơn mài Định Hòa đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín, chất lượng mà còn bởi dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa. Hiện nay, sản phẩm sơn mài Định Hòa phục vụ chủ yếu làm quà tặng nội địa là những chiếc khay, hộp, lọ, tranh ảnh…

Anh Nguyên chia sẻ, kinh tế xã hội phát triển theo xu hướng mới, sản phẩm của làng nghề chịu những ảnh hưởng nhất định. Anh Nguyên trăn trở tìm cách để nghề truyền thống địa phương không bị mai một. Bước đầu, anh chuyển đổi công nghệ, tạo ra những sản phẩm quà tặng bằng sơn mài với kiểu dáng, hình thức mới lạ để hấp dẫn khách hàng. 

Anh còn mạnh dạn kết hợp với các công ty du lịch, các trường học trên địa bàn tổ chức những chương trình tham quan, trải nghiệm. Hy vọng rằng, mô hình kinh doanh mới này góp phần mở thêm hướng phát triển cho doanh nghiệp và góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị của làng nghề. 

Thoại Phương – Hải Dương

nguồn: https://baobinhduong.vn/son-mai-ocop-mo-ra-huong-di-moi-a337272.html

Cùng chủ đề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong... từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng. Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

ổi Kim An, nón làng Chuông đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Trong dịp này, huyện Thanh Oai đề xuất Hội đồng OCOP TP Hà Nội đánh giá, phân hạng đối với 15 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao. Cụ thể, Hợp tác xã Mây tre đan Thu Hương (xã Phương Trung) đăng ký 6 sản phẩm; Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An (xã Kim An) có 1 sản phẩm và 1 hộ kinh doanh giò, chả tại xã Tân Ước có 8 sản phẩm. Tổ tư vấn giúp...

Cao Bằng đổi thay nhờ OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững tại tỉnh biên giới Cao Bằng. OCOP khẳng định vị trí sản phẩm cho người sản xuất Trước những năm 2020, do nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện chương...

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025. Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng sản phẩm bưởi OCOP để nâng tầm giá trị thương hiệu

(BDO) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện trong nhiều năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Trong đó, nhờ vào sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mà trang trại Mai Quốc 3 (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng)...

Bình Dương có tác phẩm “Trạm y tế” đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

Giải thưởng Sách quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh đội ngũ tác giả, dịch giả, những người làm công tác xuất bản trên cả nước. Năm 2024, Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII đã trao giải thưởng cho 58 cuốn/bộ sách giá trị, xuất sắc, trong...

Huyện Phú Giáo: Hơn 200 thí sinh tham dự hội thi “Dân vận khéo”

(BDO) Ngày 16-8, UBND huyện Phú Giáo tổ chức hội thi “Dân vận khéo” khối chính quyền huyện năm 2023. Có hơn 200 thí sinh của 15 đội đến từ các ban, ngành, xã, thị trấn trong huyện tham gia, với 3 nội dung thi: Trắc nghiệm, giới thiệu - tiểu phẩm, thuyết trình.  Lãnh đạo huyện Phú Giáo tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo hội thi Hội thi diễn ra trong 2 ngày 16, 17-8. Kết...

Phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng: Cần sự chung tay của địa phương, nhà trường và mỗi gia đình

Trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sắp tới học sinh quay lại trường học trùng với chu kỳ dịch bệnh phát triển hàng năm nên dễ bùng phát thành dịch. Trong khi đó, chủng vi rút EV71 gây bệnh TCM đang lưu hành trên địa bàn tỉnh có động lực mạnh, dễ làm các ca bệnh chuyển nặng và...

Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân: Nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến Đề án 06

(BDO) Sáng 15-8, Ban Dân vận Thành ủy Thuận An phối hợp Công an (CA) TP.Thuận An tổ chức diễn đàn “CA lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023. Tham dự diễn đàn có đại diện gần 200 hộ dân trên địa bàn thành phố. Sau khi nghe đại diện CA TP.Thuận An báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023, nhân dân đã bày tỏ vui mừng với những kết quả đạt được, nhất...

Bài đọc nhiều

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Bắc Bình: Thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

UBND huyện Bắc Bình vừa tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện được thẩm định gồm: Sản phẩm Du lịch Bàu Trắng U&Me của chủ hộ kinh doanh ông Phạm Văn Trọng, thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng; sản phẩm Yến sào FATHI – chủ thể là hộ kinh doanh yến...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Xây dựng thương hiệu Thực hiện Chương trình OCOP, sản phẩm nước mắm truyền thống đang được các hộ gia đình tìm tòi, nghiên cứu cho ra sản phẩm đáp ứng tiêu chí của chương trình mỗi xã một sản phẩm và từng bước nâng tầm thương hiệu từ mẫu mã, chất lượng, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà tiến đến xuất khẩu. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Bà Hai cho biết, “Để...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ tiêu cơ bản, trọng tâm của ngành đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, như tổng sản phẩm (GRDP)...

Ứng Hòa phát triển sản phẩm OCOP từ vùng trồng lúa tập trung

Là vùng chuyên canh lúa gạo lớn của thành phố, huyện Ứng Hòa đã xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn với nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy”. Đặc biệt, với vùng sản xuất tập trung, chất lượng thơm ngon, từ năm 2019, sản phẩm gạo Japonica giống J02 của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết (thôn Ngọc Động, xã Phương Tú) được công nhận trong...

Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản tại huyện Ba Vì kéo dài đến 19-11

Ngày 15-11, tại Sân vận động huyện Ba Vì, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024. Tuần hàng được tổ chức trong thời gian 5 ngày, từ ngày 15-11 đến ngày 19-11 với 50 gian hàng và hơn 500...

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho phát triển sản phẩm là một trong những giải pháp trọng tâm đã và...

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong... từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng. Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để...

Mới nhất

Cần chủ động và sáng tạo trong việc lan tỏa những câu chuyện về nhân quyền

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 – 10/12/2024), sáng 19/12 tại Hà Nội, Bộ...

Xăng 95 tăng giá thêm 408 đồng/lít, lên trên 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 19/12. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh tăng. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (19/12). Thời gian...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải...

Dự tiệc cuối năm lộng lẫy cùng trang sức DOJI, Thế Giới Kim Cương

Với những bộ cánh lộng lẫy kết hợp khéo léo cùng các món trang sức tinh xảo và đẳng cấp từ DOJI và Thế Giới Kim Cương, các quý cô sẵn sàng tham gia những buổi tiệc cuối năm rực rỡ. Tỏa sáng cùng trang sức kim cương Với những sự kiện gia đình, hay nhóm bạn bè, đồng nghiệp, trang...

Mới nhất