Trang chủChính trịNgoại giaoSơn La từng bước hội nhập cùng APEC

Sơn La từng bước hội nhập cùng APEC


Tự hào là một tỉnh của Việt Nam – Thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tỉnh Sơn La đã và đang tận dụng những cơ hội tuyệt vời APEC mang lại cho Việt Nam để hướng tới mục tiêu “phấn đấu đưa tỉnh Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030″.

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh.
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh.

Là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội 300 km, có đường biên giới 274,065 km giáp với hai tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào; diện tích tự nhiên 14.109,83 km2, dân số trên 1,3 triệu người, có 12 dân tộc, 11 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh.

Tỉnh Sơn La có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, sự đa dạng của thiên nhiên và văn hóa phù hợp cho phát triển một nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phong phú với chất lượng cao và phát triển du lịch sinh thái, văn hoá hấp dẫn. Đặc biệt cao nguyên Mộc Châu với độ cao 1.050m so với mực nước biển, năm 2023 nhận giải kép “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á và Việt Nam” và là lần thứ hai liên tiếp được WTA vinh danh ở hai hạng mục này.

Ngoài ra, nơi đây có vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La có cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”; một số khu vực khác có cảnh quan thiên nhiên, khí hậu mát mẻ (trung bình 18oC – 21oC) như: Tà Xùa – Bắc Yên, Co Mạ – Thuận Châu, Ngọc Chiến – Mường La… Đây cũng là những địa điểm du lịch có nhiều tiềm năng phát triển.

Bốn mục tiêu quan trọng

APEC đã và đang có tác động mạnh mẽ, giúp tỉnh Sơn La đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế – xã hội và đang hướng tới các mục tiêu xa hơn. Cụ thể như:

Thứ nhất, mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, dựa trên động lực chính là sự phát triển của khu du lịch quốc gia Mộc Châu gắn với dự án đường cao tốc Sơn La – Hoà Bình và tuyến du lịch, thương mại giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn nói riêng và các tỉnh phía Bắc của Lào nói chung thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Mộc Châu) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào) hướng tới Thái Lan, Mi-an-ma. Dựa vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc với định hướng phát triển các dòng sản phẩm du lịch văn hoá có thế mạnh với sự khác biệt của du lịch Sơn La – Tây Bắc.

Thứ hai, xây dựng nền nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao, thực hiện nghiêm ngặt quy trình cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sơn La là vựa cây ăn quả lớn thứ hai cả nước với diện tích trên 83.000 ha (sản lượng đạt trên 450.000 tấn). Toàn tỉnh hiện có 583 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết, hình thành các chuỗi liên kết hàng hóa từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các tập đoàn kinh tế, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến nông sản với công nghệ hiện đại (toàn tỉnh có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến) và cho ra nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Đến nay tỉnh xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản vào thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường như: Mỹ, Australia, các nước châu Âu. Đặc biệt có 02 sản phẩm được bảo hộ tại châu Âu, Thái Lan. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2023 ước đạt 185,6 triệu USD.

Một góc Sơn La. (Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển)
Một góc Sơn La. (Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển)

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng. Quyết tâm hoàn thành các dự án trọng điểm: Đề án huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025; đề án khu du lịch quốc gia Mộc Châu, cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Mộc Châu) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào); dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế xã hội, giao thương giữa Sơn La với các tỉnh đồng bằng, Hà Nội, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hướng tới Thái Lan, Myanmar.

Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng hiện đại; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng; xây dựng bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị, đội ngũ công chức, viên chức vì người dân phục vụ, trong khi vừa phải khai thác tài nguyên hiệu quả; chú trọng bảo vệ môi trường; thích ứng biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam – Lào hòa bình, phát triển.

Nỗ lực hội nhập

Để vượt qua thách thức, vững bước hội nhập với các nềnkinh tế APEC, Sơn La quyết tâm: Duy trì và thúc đẩy tăng trưởng; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất khẩu; đẩy mạnh hợp tác kinh tế – kỹ thuật; triển khai các chương trình quốc gia hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền về APEC trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại, đầu tư, kinh tế thị trường; học tập qua những thành công của các thành viên APEC để vận dụng hiệu quả hơn vào thực tiễn tỉnh Sơn La.

Đồng thời, thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn: FDI, ODA, NGO…; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo chủ trương của Đảng: Các Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ. Tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội….

Ngoài ra, tiếp tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế địa phương theo quy luật thị trường, thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; định hướng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp qua những cải cách mạnh mẽ, đảm bảo cho các thị trường: sức lao động, tài chính, tiền tệ, hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, khoa học công nghệ vận hành theo quy luật thị trường, công bằng, minh bạch, giảm thiểu tối đa các rào cản thương mại và dịch vụ, giúp hàng hóa, dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị thường.

Với những thành tựu cùng sức sống mãnh liệt, chắc chắn APEC sẽ luôn là khu vực quan trọng nhất, có nền kinh tế năng động và triển vọng nhất trên thế giới. Với tầm quan trọng và tương lai phát triển đó của APEC, tỉnh Sơn La luôn mong muốn và đang nỗ lực để hội nhập và có đóng góp đáng kể vì mục tiêu chung của APEC, đồng thời cũng kỳ vọng rất nhiều vào những thông điệp từ Hội nghị Cấp cao APEC 2023.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Chile, Peru và hợp tác APEC

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile, thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 tại thủ đô...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Đồi cỏ hồng mới toanh ở Mộc Châu lãng mạn như phim Hàn

Sơn La - Đồi cỏ hồng ở Mộc Châu đang được giới trẻ truyền tai nhau là điểm check-in đẹp không kém các đồi cỏ hồng Đà Lạt. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/doi-co-hong-moi-toanh-o-moc-chau-lang-man-nhu-phim-han-1415753.html

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

7 cách khắc phục iPhone không nhận sạc hiệu quả

Khắc phục tình trạng iPhone không nhận sạc, cắm sạc nhưng không lên pin được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp đơn giản, hiệu quả!

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Mới nhất

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực,...

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong...

Bài 3 – Cần hài hòa lợi ích

Nếu áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón, nông dân sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, không chỉ xoay quanh câu chuyện thiệt – hơn mà là bài toán hài hòa lợi ích Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh...

Mới nhất