Trang chủNewsThời sựSơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân...

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang tập trung thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế – xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ là những chính sách dân tộc hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của chính quyền địa phương đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả… mà còn có sự nỗ lực vươn lên từ người dân, đặc biệt là vai trò của những Người có uy tín trong cộng đồng. Họ như những “cây cao bóng cả” của thôn bản hằng ngày tận tụy với công việc của cộng đồng và đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở để bà con noi theo…Trong 10 năm hình thành và phát triển, huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) được hội tụ bởi nhiều mạch nguồn văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng của 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Về tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã trình diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thái” và tạo được ấn tượng đẹp với bạn bè và du khách gần xa.Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang tập trung thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế – xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Tối 14/12, tại TP. Hạ Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất (17/12/1994-17/12/2024).Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng việc rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Ra Diêu, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam xung quanh vấn đề này.Tối ngày 14/12, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ bế mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Bình Định. Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch. Nghệ nhân cống hiến sức trẻ gìn giữ di sản Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức, phương pháp. Từ đó, tạo sự lan tỏa sâu rộng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân khu vực biên giới.Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ là những chính sách dân tộc hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của chính quyền địa phương đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả… mà còn có sự nỗ lực vươn lên từ người dân, đặc biệt là vai trò của những Người có uy tín trong cộng đồng. Họ như những “cây cao bóng cả” của thôn bản hằng ngày tận tụy với công việc của cộng đồng và đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở để bà con noi theo…Vượt qua cung đường uốn lượn quanh những con đèo hiểm trở, những ngọn núi cao ngất trời, vùng đất Quản Bạ (Hà Giang) hiện ra trước mắt du khách như một bức tranh độc đáo, muôn màu về địa hình, núi non, làng bản và những phong tục, tập quán, những điểm dừng chân đầy hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khám phá những miền đất hoang sơ, xa xôi của du khách mọi miền.Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024”.

Cùng với phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc La Ha được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy. (Trong ảnh: Câu lạc bộ văn hóa dân tộc La Ha ở bản Bung Lanh, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai)
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc La Ha được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy. (Trong ảnh: Câu lạc bộ văn hóa dân tộc La Ha ở bản Bung Lanh, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai)

Phóng viên: Ông có thể cho biết một số thông tin nổi bật về tình hình kinh tế – xã hội của đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh?

Ông Lường Văn Toán: Ở Sơn La, đồng bào La Ha cư trú nhiều nhất ở huyện Mường La, với 4.682 nhân khẩu; huyện Thuận Châu có 3.076 nhân khẩu, huyện Quỳnh Nhai có 1.929 nhân khẩu. Ngoài ra, ở huyện Mộc Châu có 254 nhân khẩu người La Ha, tập trung ở xã Tân Lập.

Thời gian qua, từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, cùng với các dân tộc anh em, đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện.

Trước hết, là có sự gia tăng đáng kể về dân số. Năm 2019, điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội cho thấy, đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh có 2.254/10.015 nhân khẩu. Sau 4 năm, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 được UBND tỉnh phê duyệt tại theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 thì toàn tỉnh có 2.386 hộ/10.756 khẩu người dân tộc La Ha, chiếm 0,81% dân số của tỉnh.

Đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Tại thời điểm tháng 4/2019, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh có 1.100 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 48,8%) và 318 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 14,1%).

Đến hết năm 2022, theo kết quả rà soát được UBND tỉnh phê duyệt, khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo Nghị định số 07/NĐ-CP, dân tộc La Ha còn 674 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 28,25%) và 327 hộ cận nghèo (chiếm 13,70%).

Phóng viên: Hiện nay, những địa bàn nào của tỉnh Sơn La có đồng bào dân tộc La Ha sinh sống được thụ hưởng nguồn lực đầu tư từ Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719, thưa ông?

Ông Lường Văn Toán: Để triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719, ngày 04/10/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 235/NQ-HĐND phê duyệt danh sách 36 bản tại 17 xã thuộc 03 huyện có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù được đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG 1719.

Theo đó, huyện Quỳnh Nhai có 05 bản thuộc 02 xã; huyện Mường La có 18 bản thuộc 11 xã; huyện Thuận Châu có 13 bản thuộc 4 xã có đông đồng bào La Ha sinh sống tập trung là địa bàn triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 cho dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025.

Trước đó, căn cứ các Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 27/10/2022 về thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đối với Tiểu dự án 1 – Dự án 9, Kế hoạch số 257/KH-UBND đưa ra nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn bản có đông đồng bào dân tộc La Ha; hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho các hộ dân tộc La Ha thuộc các xã, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Phóng viên: Ông có thể cho biết một số kết quả bước đầu trong việc triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 trên địa bàn tỉnh?

Ông Lường Văn Toán: Đối với Tiểu dự án 1 – Dự án 9, tỉnh đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh đã giải ngân được 251,24/488,72 tỷ đồng vốn của Tiểu dự án 1 – Dự án 9, đạt 51,62% kế hoạch vốn giao.

Từ nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9, nhiều công trình hạ tầng sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương có đồng bào dân tộc La Ha sinh sống.

Đầu tư cơ sở hạ tầng ở bản Hán, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu).
Đầu tư cơ sở hạ tầng ở bản Hán, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu)

Chẳng hạn ở bản Hán, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu), thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9, trong năm 2022 và 2023, bản được đầu tư 4 công trình hạ tầng (tuyến mương nội đồng dài 600m, tuyến đường từ trung tâm xã về bản gần 3km, nâng cấp nhà văn hóa và tuyến đường từ bản Hán về bản Nà Heo), với tổng vốn gần 16,8 tỷ đồng.

Hạ tầng cơ sở bản Hán được đầu tư đồng bộ đã góp phần đưa xã Chiềng Pha đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 11,9%; thu nhập bình quân đạt 42,1 triệu đồng/người/năm. Riêng bản Hán, cuối năm 2023, cả bản còn 2/69 hộ là hộ nghèo, còn 7 hộ cận nghèo.

Năm 2024, theo Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 04/3/2024 của UBND tỉnh, tổng kế hoạch vốn (vốn Trung ương) được giao để thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 là 125,474 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung của Tiểu dự án 1; đồng thời có những điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Trung ương có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung còn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 9.

Phóng viên: Những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 9 trên địa bàn tỉnh Sơn La là gi, thưa ông?

Ông Lường Văn Toán: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và các địa phương, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 nói chung, với Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9 nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, đến thời điểm này, toàn tỉnh không để phát sinh nợ đọng vốn đầu tư các công trình dự án đầu tư.

Tuyến đường vào bản Trọ Phảng, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu được bê tông hóa.
Tuyến đường vào bản Trọ Phảng, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu được bê tông hóa

Tuy nhiên, cùng phải nhìn nhận là, Chương trình MTQG 1719 có nội dung, quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền trách nhiệm quản lý, hướng dẫn của nhiều ngành. Một số quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương chậm ban hành, phải sửa đổi, bổ sung và còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện.

Với Tiểu dự án 1 – Dự án 9, nguồn vốn sự nghiệp thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế đối với các hộ DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được Chính phủ giao từ năm 2022 và năm 2023. Năm 2024, Chính phủ không giao vốn sự nghiệp thực hiện nội dung này.

Hiện nay, để thực hiện việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho đối tượng thụ hưởng tỉnh Sơn La đề nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài Chính cho biết địa phương có được sử dụng vốn chuyển nguồn từ năm 2022, 2023 sang năm 2024 để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trực tiếp cho các hộ gia đình theo định mức từ năm 2023 và cả năm 2024 không?

Đồng bào dân tộc La Ha ở bản Huổi Lọng, xã Noong Lay, huyện Thuận Châu trồng cây ăn quả phát triển kinh tế gia đình.
Đồng bào dân tộc La Ha ở bản Huổi Lọng, xã Noong Lay, huyện Thuận Châu trồng cây ăn quả phát triển kinh tế gia đình

Ví dụ như nội dung hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm: Tối đa 10 triệu đồng/hộ/năm theo định mức tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính; Năm 2024 tỉnh Sơn La thực hiện hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ (bao gồm cả định mức hỗ trợ cho năm 2023 và năm 2024).

Ngoài ra, đối với dân tộc có khó khăn đặc thù, tỉnh đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét hướng dẫn để tất cả các hộ dân tộc có khó khăn đặc thù cùng được hưởng các chính sách như nhau (như các chính sách hỗ trợ phát triển hộ gia đình, chính sách hỗ trợ về con người). Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét có hướng dẫn riêng, cụ thể đối với từng nội dung của dự án đặc thù theo điểm a, khoản 9, Mục III, Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cùng với dầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống, thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dân tộc còn nhiều khó khăn (Kháng, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú) trên địa bàn 11 huyện đã được phê duyệt theo Quyết định 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời triển khai tuyên truyền vận động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn 202 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư





Nguồn: https://baodantoc.vn/son-la-tap-trung-dau-tu-phat-trien-ben-vung-cac-dan-toc-co-kho-khan-dac-thu-1734173746992.htm

Cùng chủ đề

Quảng Nam: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là một trong những đòn bẩy quan trong việc...

Đồng Nai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tiếp sức tỉnh Đồng Nai giải quyết một số nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh; trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát...

Sơn La: Hoàn thiện hạ tầng, tạo đà tăng trưởng cho các địa bàn đặc biệt khó khăn

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang dần hoàn thiện hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các xã khu vực III của tỉnh Sơn La. Hạ tầng ở các địa bàn đặc biệt khó khăn được đầu tư đồng bộ đã thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện các hộ dân tổ cộng đồng bảo...

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế – xã hội...

So với số liệu cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, hiện tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La đã giảm 26%, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. Đây là thành tựu ấn tượng, cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng...

Quảng Nam: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là một trong những đòn bẩy quan trong việc...

Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân tỉnh Đắk Nông phát triển sinh kế, ổn định sản xuất, để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng...

Quảng Nam: Chính sách dân tộc làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về...

Bắc Ninh: Đạt 17/17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XIX), tỉnh Bắc Ninh đạt 17/17 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,03% so với năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu du lịch tăng 50%; thu ngân sách nhà nước tăng 13,92%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước.Năm...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Nhận định bóng đá Việt Nam vs Indonesia: Đừng mơ thắng đậm

(VTC News) - Đầy đủ thông tin lực lượng, số liệu thống kê và nhận định bóng đá Việt Nam vs Indonesia trong khuôn khổ bảng B AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20h00 ngày 15/12. Cuộc đọ sức đáng chú ý nhất tại bảng B diễn ra giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Indonesia. Đội chiến thắng ở cặp đấu này sẽ nắm chắc ngôi đầu bảng, qua đó tránh được đối thủ rất mạnh là Thái Lan...

90 ngày đêm ba ca bốn kíp, Làng Nủ mới mẻ đang dần hiện ra

Sau gần 90 ngày thi công ngày đêm, ba ca bốn kíp, hình hài mới của khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã dần hoàn thiện. Những ngôi nhà tại khu tái định cư Làng Nủ được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Tày 40 ngôi nhà kiên cố, một nhà sinh hoạt cộng đồng và một điểm trường mọc lên sừng sững trên một vùng đất...

Quan ngại bất ổn leo thang ở Syria

(ĐCSVN) - Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục đưa tình hình Syria vào tâm điểm chú ý ở Trung Đông trong tuần qua (9-15/12). Cộng đồng quốc tế quan ngại sâu sắc về tình hình bất ổn leo thang, đồng thời hy vọng thống nhất, hòa bình sẽ nhanh chóng được khôi phục tại đất nước này. Liên hợp quốc kêu gọi các bên giảm leo thang bạo lực tại Syria ...

Báo Indonesia lo ngại đặc biệt 4 cầu thủ Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Bola (Indonesia) đã nêu tên 4 cầu thủ Việt Nam có thể là mối lo ngại thực sự cho đội nhà trong trận đấu ở sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (15/12). Đội tuyển Indonesia bước vào trận đấu với đội tuyển Việt Nam ở lượt trận thứ ba AFF Cup 2024 với mục tiêu giành 1 điểm. Tuy nhiên, họ gặp khá nhiều bất lợi về mặt thể lực. Trong thời gian qua,...

Nhóm em nhỏ thương tích đầy mình vừa chạy vừa la hét nghi do chế tạo pháo nổ

(NLĐO) - Nhóm em nhỏ từ 11 đến 12 tuổi nghi rủ nhau dùng diêm để chế tạo pháo nhưng không may phát nổ khiến các em bị thương tích đầy mình. ...

Mới nhất

Cách làm rượu cần “quốc hồn quốc túy” của người K’ho qua một người phụ nữ Lâm Đồng

Với hơn 40 năm kinh nghiệm làm rượu cần, bà Me Bla Phúi (60 tuổi, ngụ thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn nhớ như in từng...

Thăm ‘trái tim ngành game’ của Thụy Điển

Thụy Điển là cái nôi sản sinh ra những tựa game huyền thoại đã chinh phục trái tim hàng triệu game thủ như Candy Crush, Minecraft hay Battlefield. ...

Từ vụ Mr. Pips lừa đảo lôi kéo đầu tư chứng khoán quốc tế: Lãi vậy, sao miệt mài mời mình ngày đêm?

Chúng ta thường thấy các lời mời đầu tư chứng khoán quốc tế, forex (ngoại hối) lãi có thể lên tới 30-50%/tháng. Trước khi xuống tiền, tự hỏi vì sao họ miệt mài mời mình ngày đêm trong khi lãi lớn, kiếm tiền dễ vậy? Hãy để...

Giới trẻ Hà thành lên đồ ‘check-in’ Giáng sinh sớm ở phố Hàng Mã

(VTC News) - Dù còn gần hai tuần nữa mới đến Noel, nhưng nhiều bạn trẻ ở Hà Nội rủ nhau lên phố Hàng Mã check-in, tận hưởng sớm không khí của dịp lễ này. Những ngày đầu tháng 12, phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã rộn ràng không khí Noel. Cả con phố lộng lẫy với các...

Mới nhất