Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.Chiều ngày 29/10, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.Mong muốn tiếng nói, chữ viết của dân tộc không bị mai một, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh đã miệt mài nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái cổ. Từ những lớp học đầu tiên đến việc biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy tại các chương trình học, ông Ninh đã và đang góp phần gìn giữ “hồn cốt” văn hóa của dân tộc Thái cho các thế hệ sau.Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23 ha rừng, tăng 1.236,07 ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.Giai đoạn 2021-2025, cùng với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, huyện Đức Linh dồn lực triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất.Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây năm 2024″. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.Với chủ đề “Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng để hội nhập và phát triển”, sáng 30/10, tại Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu tại Đại hội.
Tăng tốc giải ngân
Năm 2024, tổng nguồn vốn (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) giao thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Sơn La là 2.169,360 tỷ đồng. Với nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, những tháng gần đây, tình hình giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rất khả quan.
Tại thời điểm tháng 5/2024, theo Báo cáo số 196/BC-BDT ngày 17/6/2024 của Ban Dân tộc tỉnh, toàn tỉnh mới giải ngân được 386,342 tỷ đồng, đạt 26,0% kế hoạch vốn giao; trong đó giải ngân được 381,751 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, đạt 25,69% kế hoạch. Đến hết tháng 8/2024, theo Báo cáo số 311/BC-BDT ngày 16/9/2024 của Ban Dân tộc, tỉnh Sơn La đã giải ngân được 530,373 tỷ đồng, đạt 35,89% kế hoạch vốn giao.
Theo ông Nguyễn Văn Thu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, cùng với giải ngân nguồn vốn năm 2024 thì các địa phương cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án được bố trí vốn của giai đoạn 2021 – 2023, với tổng vốn hơn 2.813 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn của giai đoạn này, tính đến hết ngày 31/01/2024, toàn tỉnh đã giải ngân được 1.568,484 tỷ đồng, đạt 55,76% kế hoạch vốn.
Một trong những động lực để các địa phương trên địa bàn Sơn La tăng tốc giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 là được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; nhất là kịp thời điều chỉnh nguồn vốn thực hiện các dự án, tiểu dự án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Có thể kể đến như việc điều chỉnh, bổ sung thông tin dự án và điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 4 và Tiểu Dự án 2, Dự án 10 trên địa bàn theo Nghị quyết số 325/NQ-HĐND ngày 16/5/2024 của HĐND tỉnh Sơn La, tạo đột phá trong giải ngân vốn đầu tư thuộc Chương trình MTQG 1719 của tỉnh Sơn La từ tháng 5/2024 đến nay.
Trong quý III năm 2024, công tác dân tộc và việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục được tỉnh đặc biệt quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc tiếp tục được cải thiện; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh biên giới được giữ vững”.
Ông Nguyễn Văn Thu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La
Quyết tâm “về đích”
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, nhưng theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Nguyễn Văn Thu, tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình còn chậm; tỷ lệ giải ngân ở mức thấp, nhất là nguồn vốn sự nghiệp; nhiều dự án đầu tư không được thực hiện hoặc chậm tiến độ phải điều chuyển nguồn vốn.
“Đơn cử như hỗ trợ đất ở thuộc Dự án 1, theo báo cáo của các huyện, nội dung này khó thực hiện được do các xã không có quỹ đất ở để cấp cho các hộ; các đối tượng đều là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn không có tiền để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Một số hộ đang ở trên đất nương, đất vườn không thuộc quy hoạch đất thổ cư, nên không thể thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở. Hiện nay, các huyện đang tiếp tục rà soát quỹ đất để thực hiện hỗ trợ”, ông Thu chia sẻ.
Ngoài ra, một số nội dung chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai, như: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Tiểu Dự án 1, Dự án 3; hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người DTTS thuộc Dự án 6;… Do khó giải ngân nên các đơn vị được giao thực hiện đang đề nghị thu hồi về ngân sách tỉnh.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, địa phương, quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719, ngày 02/10/2024, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 379/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, thu hồi, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, 2023, 2024 thực hiện các chương trình MTQG. Với Chương trình MTQG 1719, HĐND tỉnh đã điều chỉnh vốn của các dự án, tiểu dự án và điều chỉnh phân bổ vốn giữa các địa phương.
Cụ thể, HĐND tỉnh quyết nghị điều chỉnh, thu hồi 91,578 tỷ đồng thuộc Chương trình MTQG 1719 đã giao cho các địa phương. Trong đó, điều chỉnh, thu hồi 4,819 tỷ đồng đã giao cho các dự án thuộc Tiểu Dự án 1, Dự án 4 do giảm quy mô, không sử dụng hết vốn Trung ương hỗ trợ; điều chỉnh, giảm 20,640 tỷ đồng đã giao cho huyện Thuận Châu thực hiện 2 dự án thuộc Tiểu Dự án 1, Dự án 4.
Nghị quyết số 379/NQ-HĐND ngày 02/10/2024 của HĐND tỉnh Sơn La cũng điều chỉnh vốn đầu tư công Chương trình MTQG 1719 được chuyển nguồn từ năm 2022, 2023 sang thực hiện năm 2024. Theo đó, tỉnh điều chỉnh giảm 5.047,290 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện Dự án 1 đã giao cho các huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Vân Hồ và Dự án 2 đã giao cho các huyện: Vân Hồ, Quỳnh Nhai; Tiểu Dự án 1, Dự án 5 đã giao cho huyện Thuận Châu; Tiểu Dự án 1, Dự án 9 đã giao cho huyện Quỳnh Nhai. Số vốn thu hồi phân bổ thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 4 cho các huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai và Dự án 6 (huyện Quỳnh Nhai).
Nguồn: https://baodantoc.vn/son-la-chu-dong-dieu-chinh-von-de-bao-dam-hieu-qua-dau-tu-1730262506771.htm