Trang chủKinh tếNông nghiệpSớm hoàn thiện hồ sơ đưa Đan Phượng về đích huyện nông...

Sớm hoàn thiện hồ sơ đưa Đan Phượng về đích huyện nông thôn mới nâng cao


Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội thăm cơ sở vật chất trường học tại huyện Đan Phượng.
Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội thăm cơ sở vật chất trường học tại huyện Đan Phượng.

Đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện Đan Phượng xác định là nhiệm vụ trọng tâm và bước đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở các chỉ đạo của Trung ương và Thành uỷ – UBND TP Hà Nội, huyện đã ban hành hàng chục nghị quyết để tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.

Cùng với tranh thủ hỗ trợ của Trung ương và TP Hà Nội, huyện Đan Phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, huy động đa dạng nguồn lực phục vụ mục tiêu NTM. Thống kê từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn vốn đã huy động đạt gần 7.586 tỷ đồng. Đáng chú ý trong số này, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách, xã hội hoá đạt hơn 1.191 tỷ đồng.

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, năm 2015, Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới”, là một trong những huyện đầu tiên của TP Hà Nội đạt mục tiêu này. Qua rà soát, huyện cũng đạt các tiêu chí huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nhưng không dừng ở đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Đan Phượng tiếp tục chỉ đạo các xã tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ các tiêu chí. Đến nay, 15/15 xã trên địa bàn huyện đã về đích NTM kiểu mẫu, là một trong hai huyện của TP Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (cùng với huyện Thanh Trì).

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt, vừa qua, huyện đã tiến hành đánh giá 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, Đan Phượng đã đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”, theo quy định tại Quyết định số 3099/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội và Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội làm việc với UBND huyện Đan Phượng.
Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội làm việc với UBND huyện Đan Phượng.

Tập trung rà soát, hoàn thiện hồ sơ

Năm 2024, TP Hà Nội phấn đấu đưa ít nhất 4 huyện về đích NTM nâng cao. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là điều kiện cần thiết để Hà Nội đạt được mục tiêu “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

Ngày 2/7, đoàn thẩm tra NTM TP Hà Nội đã đi kiểm tra thực tế, làm việc với UBND huyện Đan Phượng để đánh giá kết quả thực hiện xây dựng huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao. Các thành viên đoàn đánh giá cao kết quả xây dựng NTM nâng cao của huyện. Dù vậy, nội dung hồ sơ báo cáo có nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung.

Để bảo đảm tiến độ hoàn thành huyện NTM nâng cao, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đề nghị UBND huyện tiếp thu toàn bộ các ý kiến góp ý của các thành viên đoàn; chỉ đạo các phòng, ban tích cực vào cuộc để rà soát, hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của đại diện các sở ngành của TP.

Ông Ngôn mong muốn huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo nâng cao hơn nữa các tiêu chí NTM, làm tốt công tác chỉnh trang đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường. Đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, kết quả xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện, đặc biệt là thông qua hình thức trực quan.

Đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cũng đề nghị các sở ngành của TP cùng đồng hành, phối hợp chặt chẽ với huyện Đan Phượng trên tinh thần coi đây là nhiệm vụ chung; phấn đấu để từ nay đến tháng 10/2024, TP đủ điều kiện trình Trung ương xem xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

 

Tính đến tháng 6/2024, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn huyện Đan Phượng đã đạt 78 triệu đồng/người/năm (tăng 62,3 triệu đồng so với năm 2010). Toàn huyện đã không còn hộ nghèo. Huyện tiếp tục duy trì 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. 54/58 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 39 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 100% người dân trên địa bàn huyện đã được dùng nước sạch, trong đó 70% số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/som-hoan-thien-ho-so-dua-dan-phuong-ve-dich-huyen-nong-thon-moi-nang-cao.html

Cùng chủ đề

Huyện Ba Vì có 3 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Là những địa phương nằm cách xa trung tâm huyện Ba Vì và có xuất phát điểm khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, tuy nhiên, xã Sơn Đà và xã Vạn Thắng đều hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2022; sang năm 2023, xã Phong Vân cũng được công nhận đạt chuẩn. Xác định xây dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không...

Huyện Đan Phượng điều chỉnh 14 dự án với diện tích 3,3ha

Theo Quyết định, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đan Phượng gồm 3 dự án gồm: Chỉnh trang đường giao thông Đan Phượng - Tân Hội (qua trung tâm xã Tân Hội), huyện Đan Phượng; Trường Tiểu học Thọ Xuân hạng mục: Nhà giáo dục thể chất và các hạng mục phụ trợ; Trạm y tế Trung Châu miền B với diện tích 0,53ha. Ngoài ra, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử...

niềm vui đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Quang Tiến

Triển khai bài bản, hiệu quả Xã Quang Tiến được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Kể từ đó đến nay, công cuộc xây dựng nông thôn mới vẫn được cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện không ngừng nghỉ. Đầu năm 2023, sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Quang Tiến tiếp tục triển khai...

Huyện Sóc Sơn có thêm 2 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023, hai xã Tiên Dược, Nam Sơn tiếp tục huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí theo hướng kiểu mẫu. Trong đó, xã Tiên Dược xác định xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên 4 lĩnh vực: sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo; xã Nam Sơn phấn đấu xây dựng nông thôn kiểu mẫu trên 3 lĩnh vực: sản...

Huyện Đan Phượng thông tin chính thức về kết quả kiểm nghiệm sữa trong trường học

Theo thông tin từ UBND huyện Đan Phượng, thời gian vừa qua, trên mạng xã hội, trang tin, báo chí đã đưa tin liên quan đến hiện tượng một số học sinh bị đau bụng, ngộ độc nghi ngờ do sữa tại một số trường học trên địa bàn huyện. Ngay sau đó, UBND huyện Đan Phượng đã ban hành các văn bản để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh. Cụ thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng chí Phạm Gia Túc giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Kinhtedothi-Chiều 12/11, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dự và trao Quyết định của Bộ...

đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 304

Nhiều khó khăn trong triển khai dự án Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 304, đoạn từ cầu Hương đi quốc lộ 2 qua thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) do UBND huyện Vĩnh Tường làm chủ đầu tư. Tuyến đường có tổng chiều dài là hơn 2,3 km, đến nay đã hoàn thành gần 1,5 km. Các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đến thời điểm 31/12/2024...

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại quận Hoàn Kiếm

Kinhtedothi - Chiều 12/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố số 3, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Tới chung vui cùng người dân Tổ dân phố số 3 còn có nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ tịch...

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 sắp diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 tại Việt Nam (EUFF) sắp diễn ra tại Hà Nội và TP HCM  từ ngày 14 đến 28 tháng 11 năm 2024.  EUFF 2024 giới thiệu một chương trình đa dạng gồm 18 bộ phim, nhiều phim trong số đó đã giành được các giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. 18 phim là các cuộc gặp gỡ với những nhân vật bình thường trong những cảnh huống...

Gỡ vướng thể chế để huy động nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân

Kinhtedothi- Chiều 12/11, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội quan tâm; đồng thời cập nhật một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bài đọc nhiều

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng...

Nhái đồng, con động vật hoang dã ngoài ngồi bờ ruộng, bật đèn pin soi bắt, làm chả nhái cả làng khen

Sau mỗi trận mưa rào, ba mặc chiếc áo tơi, đầu đội nón lá, giỏ mây giắt ngang hông, đeo đèn pin trước trán đi soi nhái đồng. Ba cặm cụi hàng đêm, lặn lội đồng sâu, có hôm trời tờ mờ sáng mới về đến nhà cùng giỏ nhái đầy. ...

Liên tiếp xảy ra mất trộm sâm Ngọc Linh, Kon Tum lắp đặt 2 trạm phát sóng giúp nông dân lắp camera bảo vệ

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị viễn thông đã hoàn thành lắp đặt 2 trạm phát sóng tại vùng sóng yếu, giúp người dân có thể thuận tiện liên lạc, bảo vệ vườn sâm. ...

Đứng lên từ “bão” Covid

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. ...

Mới nhất

Mới nhất