Trang chủPolitical ActivitiesSớm hoàn thiện Hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành dệt...

Sớm hoàn thiện Hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành dệt may, tạo cú huých hỗ trợ doanh nghiệp đẩy …


Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về Hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may tại TP. Đà Nẵng

Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may tại TP. Đà Nẵng

Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường có FTA

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong các khâu từ sản xuất nguyên liệu, gia công, đến phân phối sản phẩm.

Đây cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng và tỷ trọng của nền kinh tế. Theo đố liệu thống kê, 10 tháng năm 2024, dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất  khẩu lớn nhất cả nước với 30,572 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường có FTA tăng trưởng rất tốt.

Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng

Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Đà Nẵng – bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm

Riêng tại Đà Nẵng, Phó Giám đốc Sở Công Thương – bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm cho biết, dệt may là một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu đóng góp tương đối lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng (chiếm khoảng 25-26%). Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt, may có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp. Khoảng gần 10/30 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất – xuất nhập khẩu có giá trị lớn và tương đối ổn định.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 trên địa bàn thành phố ước đạt 484 triệu USD, giảm 10,3% so với năm 2022; 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 426 triệu USD (chiếm 26,7% kim ngạch xuất khẩu), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023. Về thị trường xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dệt may thành phố đã xuất sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dẫn số liệu từ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực miền Trung (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương), đại diện Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, tình hình tận dụng các ưu đãi đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh nghiệp khu vực miền Trung khá tích cực, một số thị trường ghi nhận có sự gia tăng cả về số lượng C/O được cấp và giá trị xuất khẩu.

Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp 

Song trên thực tế, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng doanh nghiệp dệt may thành phố có giá trị xuất nhập khẩu lớn không nhiều; phần lớn xuất khẩu theo đơn hàng gia công, được chỉ định nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc hoặc các nước khác không thuộc danh sách quốc gia được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chưa đáp ứng tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định nên chưa tận dụng được hết lợi thế từ các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Thực tế này cũng đang tồn tại đối với nhiều doanh nghiệp dệt Việt Nam. Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, 5 vấn đề chính của ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải đó là: nguồn cung nguyên phụ liệu còn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu; đơn hàng và thị trường chưa ổn định, chủ yếu là hàng gia công; thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng; thiếu thông tin, chính sách của thị trường nhập khẩu; chưa xây dựng được thương hiệu.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương)

Do vậy, để có thể tìm được lời giải cho bài toán này, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan đầu mối về đàm phán và thực thi FTA đã và đang tăng cường kết nối với bộ ngành, địa phương, hiệp hội và các bên liên quan để tạo hệ sinh thái liên kết nhằm giúp ngành dệt may tận dụng FTA hiệu quả.“Hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực dệt may sẽ kết nối các cơ quan quản lý trung ương; cơ quan quản lý địa phương; các doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, các tổ chức tín dụng; các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu dệt may để tạo thành một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA. Đặc biệt đối với ngành dệt may là kết nối được doanh nghiệp dệt may với các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu”, ông Ngô Chung Khanh cho hay.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Đỗ Thị Quỳnh Trâm mong muốn việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA sẽ sớm hoàn thiện và triển khai vào thực tiễn. Sở Công Thương Đà Nẵng sẵn sàng tham gia và đồng hành với Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương để hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất. Đặc biệt, cần có sự tham gia nghiêm túc, tương tác tích cực từ phía các doanh nghiệp – chủ thể chính hướng tới hỗ trợ của hệ sinh thái tận dụng FTA.

Tại tọa đàm các doanh nghiệp và các chuyên gia, đơn vị quản lý đã cũng trao đổi, thao luận về mô hình hệ sinh thái, lợi ích khi tham gia mô hình cũng như góp ý xây dựng mô hình này. Hoạt động này giúp Bộ Công Thương, Cơ quan soạn thảo có thêm cơ sở thực tiễn để triển khai xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tính khả thi của mô hình nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, giúp doanh nghiệp ngành dệt may tận dụng các Hiệp định FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may tại TP. Đà Nẵng do Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan đến ngành dệt may như doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, logistics, ngân hàng… để hoàn thiện xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA…

 



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/som-hoan-thien-he-sinh-thai-tan-dung-fta-trong-nganh-det-may-tao-cu-huych-ho-tro-doanh-nghiep-day-manh-xuat-khau.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết thúc năm thứ hai và dự kiến hoàn thành ​​không muộn hơn thời điểm giữa kỳ của biện pháp.Vụ việc...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải cách quy định trong EVFTA. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024...

EVNGENCO2 nâng cao năng lực thực thi các quy định trong bảo vệ môi trường

Tại hội nghị, chuyên gia Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã phổ biến chuyên đề Chính sách Pháp luật về Tài nguyên nước liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho các Nhà máy Thuỷ điện, Nhiệt điện với nhiều nội dung: kê khai, đăng ký cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, khai thác tài nguyên nước; những quy định về bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa phân...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khuyến nghị nhiều giải pháp để Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy thế …

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Cà Mau là đất cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt giáp biển với bờ biển dài gần 255 km, có phù sa bồi đắp quanh năm với hệ sinh thái rừng ngập mặt đa dạng sinh học (với diện tích trên 90 ngàn ha, là rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon Nam Mỹ). Cà Mau cũng là xứ sở của lúa...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thành phố Rio de Janeiro, kết hợp với điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hà Nội. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội còn có đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) - Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án "Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam". Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt...

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Theo thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 2 triệu lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những vụ rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa sự sống của hàng triệu loài sinh...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Kết...

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

(MPI) - Nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN), giảm tác động môi trường của sản xuất công nghiệp và giúp các KCN thích ứng với biến đổi khí hậu, ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) ký kết Văn kiện Dự án “Nhân rộng Phương...

Cùng chuyên mục

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết thúc năm thứ hai và dự kiến hoàn thành ​​không muộn hơn thời điểm giữa kỳ của biện pháp.Vụ việc...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải cách quy định trong EVFTA. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024...

Gặp gỡ, chúc mừng các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT nhân dịp 20/11

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), chiều 19/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi đã có cuộc gặp gỡ, chúc mừng các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT. ...

EVNGENCO2 nâng cao năng lực thực thi các quy định trong bảo vệ môi trường

Tại hội nghị, chuyên gia Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã phổ biến chuyên đề Chính sách Pháp luật về Tài nguyên nước liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho các Nhà máy Thuỷ điện, Nhiệt điện với nhiều nội dung: kê khai, đăng ký cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, khai thác tài nguyên nước; những quy định về bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa phân...

Bộ Quốc phòng Việt Nam gặp mặt tri ân các cựu chiến binh Nga đã giúp Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải...

(Bqp.vn) - Ngày 14/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đoàn Phân ban Việt Nam trong Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga dâng hoa tại...

Mới nhất

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết...

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc tại báo Pasaxon (báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times

Sáng ngày 13/11, đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với Báo Pasaxon (Báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times của CHDCND Lào. Đón tiếp đoàn có ông Văn Xay Tạ Vinh Nhăn, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Pasaxon, cùng các...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào....

Quốc lộ 51 còn nhiều vướng mắc, chưa thể xác lập sở hữu toàn dân

Đó là phản hồi của Bộ Tài chính với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của dự án BOT quốc lộ 51. ...

Mới nhất