Powered by Techcity

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

NDO – Chiều 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số doanh nghiệp chủ chốt. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu 44 tỉnh, thành phố có các dự án giao thông trọng điểm.

Phát biểu ý kiến khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, danh mục các dự án mà Ban Chỉ đạo theo dõi gồm 40 dự án lớn/92 dự án thành phần (DATP) trên 3 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt và hàng không, đi qua địa phận 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô, địa bàn, lĩnh vực rất rộng. Hằng tháng, Ban Chỉ đạo họp để rà soát các công việc. Ngày 18/8, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua “500 ngày đêm hoàn thành 3.000km đường cao tốc”. Từ nay đến ngày 31/12/2025 chỉ còn khoảng 15 tháng, trong khi khối lượng công việc còn rất nhiều. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hoàn thành các đoạn cao tốc.

Do đó tại phiên họp này cần bàn kinh nghiệm, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng. Rút kinh nghiệm từ Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối thi công chỉ hơn 6 tháng, muốn làm được nhanh, bảo đảm chất lượng, tiến độ như đã đề ra, đồng thời tạo phong trào thi đua sôi nổi thì chúng ta phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, gồm cả những người lãnh đạo, chỉ đạo, thi công, giám sát công trình.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông ảnh 1
Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Theo Thủ tướng, ở đâu có công trình đi qua, cấp ủy phải lãnh đạo, chính quyền phải tổ chức hỗ trợ; các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc phải vào cuộc để hỗ trợ giải phóng mặt bằng, các công việc khác. Cùng với đó, chúng ta huy động lực lượng vũ trang vào cuộc với tinh thần những gì có thể làm được thì làm.

Thủ tướng nêu rõ, có những nơi cấp ủy, chính quyền vào cuộc nghiêm túc thì tình hình khác, nơi không vào cuộc thì thấy rõ ngay. Chính quyền vào cuộc một cách nghiêm túc, các bộ, ngành cũng phải vậy; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải vào cuộc, vận động, hỗ trợ nhân dân trong công tác tái định cư; tăng cường hợp tác với các nhà thầu ở địa phương.

Theo Thủ tướng, để phát triển thì cả nước phải là một công trường vì nay mai chúng ta còn phải đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao bắc-nam, tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Để hiện thực hóa mục tiêu năm 2030 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại có thu nhập trung bình cao, năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao, chúng ta phải góp phần phát triển hệ thống giao thông hiện đại kết nối vùng, quốc gia, quốc tế bằng các phương thức vận tải; từ đó tạo không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại cho nhân dân, tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông ảnh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng đề nghị phiên họp này thảo luận sâu về những vấn đề hoàn thiện các thủ tục liên quan dự án, cấp mỏ, vật liệu xây dựng, đặc biệt là cách huy động lực lượng để vào cuộc tổng thể, đồng bộ; phải góp phần tạo điều kiện cho các nhà thầu địa phương lớn mạnh, nâng cao năng lực, góp phần tạo việc làm cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ, cơn bão số 3 và lũ lụt vừa qua gây ra thiệt hại rất lớn, thống kê sơ bộ đã làm thiệt hại khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng tăng trưởng, vì vậy, chúng ta phải tìm cách bù lại mất mát này bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, huy động, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông ảnh 3
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Chúng ta phải tạo đột phá về thể chế vì thể chế cùng là động lực, nguồn lực cho phát triển; tạo đột phá về mặt hạ tầng giao thông; tăng cường bố trí nguồn vốn; các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án phải nhận thức rõ trách nhiệm đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cũng là thể hiện “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong lúc này; phải làm tốt nhiệm vụ được giao để góp phần khắc phục hậu quả lũ lụt, thể hiện tình cảm “tương thân tương ái”. Đất nước phát triển thì từng người dân được thụ hưởng thành quả này.

Thủ tướng bày tỏ không hài lòng về tình trạng đã bố trí vốn cho một số tỉnh, thành phố nhưng lại bị trả lại trong lúc các nơi thì đang thiếu vốn; cho rằng điều này thể hiện vô cảm, trì trệ, né tránh, thiếu tinh thần trách nhiệm, nhất là người đứng đầu.

Thủ tướng đề nghị phải rút kinh nghiệm vì đã nói là phải làm, đã cam kết phải thực hiện, vì đây là đạo đức, tinh thần vì dân, vì nước chứ không phải đơn thuần là vấn đề hành chính, không phải là “làm hay không làm”; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải điều chỉnh ngay tinh thần làm việc vì tình trạng trì trệ vẫn còn.

Thủ tướng đặt vấn đề phải chăng cần phải xử lý một vài trường hợp đặc biệt; ai không làm được thì phải đứng sang một bên. Phải tìm ra giải pháp thúc đẩy, nơi nào đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa, nơi nào chưa làm tốt thì phải cố gắng, học tập những nơi làm tốt; nơi nào ì ạch, chậm trễ thì phải bị xử lý theo quy định; phải rà soát, xem khó khăn ở đâu, cấp nào giải quyết, ai giải quyết phải rõ với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Ai không làm thì phải bị xử lý; phải xác định vướng mắc ở đâu, ai tháo gỡ? Khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông ảnh 4
Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng cũng mong các đơn vị chia sẻ kinh nghiệm với tinh thần tạo khí thế, động lực, truyền cảm hứng cho tất cả các công trình, cho các bộ, ngành, địa phương cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển.

* Theo Bộ Giao thông vận tải, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo lần thứ 13 và theo Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024, các địa phương đã tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng và có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do phần diện tích còn lại chủ yếu là đất ở, việc triển khai xác định nguồn gốc, phương án đền bù phức tạp nên một số địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu như: Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Lạng Sơn.

Về vật liệu xây dựng, các dự án khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, thì nguồn cung cấp vật liệu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thi công. Về các dự án khu vực phía nam, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giao chỉ tiêu cung ứng vật liệu cho các dự án, các địa phương đã phối hợp cùng các chủ đầu tư, nhà thầu triển khai các thủ tục liên quan đến cấp mỏ cho các dự án, tuy nhiên tiến độ triển khai còn chậm, ảnh hưởng tiến độ thi công. Ngoài tỉnh Vĩnh Long đã cấp 1,1/3,4 triệu m3, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre vẫn đang triển khai thủ tục cấp mỏ, bổ sung mỏ.

Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu: tỉnh Đồng Nai đang triển khai, hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ, nhưng còn chậm hơn so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác triển khai thi công: triển khai Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản rà soát kế hoạch triển khai, xây dựng tiến độ chi tiết, đặc biệt là các công việc có tính chất đường “găng” để đôn đốc các đơn vị.

Đa số các dự án có đủ nguồn vật liệu và điều kiện giải phóng mặt bằng thuận lợi, tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu. Một số dự án có giá trị thực hiện lớn như Cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 thi công đạt 52%, tuyến Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng đoạn qua An Giang đạt 26%, Vành đai 4 Hà Nội đoạn qua Hà Nội đạt 33%, dự án Tuyên Quang-Hà Giang đoạn qua Hà Giang đạt 35%, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua Long An đạt 41%, Cao Lãnh-An Hữu đoạn qua Đồng Tháp đạt 36%, Biên Hòa-Vũng Tàu đoạn qua Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 35%, một số dự án thành phần đang phấn đấu hoàn thành sớm từ 3-6 tháng.

Tuy nhiên, việc triển khai thi công các dự án tại một số địa phương còn chậm như Cần Thơ 10%, Sóc Trăng 5% tại dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Bắc Ninh 5% tại dự án Vành đai 4 Hà Nội, Cao Bằng 2% tại dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Lạng Sơn mới triển khai thi công dự án Hữu Nghị-Chi Lăng; đặc biệt tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 gồm: Đồng Nai 5% tại dự án thành phần 1 Biên Hòa-Vũng Tàu, 5% tại dự án thành phần 3 Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Dương 11% tại dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Tuyên Quang 13% tại dự án Tuyên Quang-Hà Giang.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông ảnh 5
Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án giao thông trọng điểm. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đối với Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang nỗ lực triển khai bám sát tiến độ đề ra; đã mở thầu gói thầu J3-1 và đang giải quyết các thủ tục liên quan để triển khai thi công. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đã tổng hợp và trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành: đối với dự án thành phần 1, các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước đang được triển khai đáp ứng tiến độ. Riêng dự án xây dựng trụ sở cơ quan kiểm dịch động, thực vật đang được Cục Thú y và Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chuẩn bị hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư.

Dự án thành phần 2: đã thi công đạt 94% khối lượng phần bê tông cốt thép Đài kiểm soát không lưu, bám sát tiến độ đề ra.

PDự án thành phần 3: gói thầu nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê-tông cốt thép, đang tiến hành lắp dựng kết cấu thép mái theo đúng kế hoạch; các gói thầu khác và hạng mục đường cất hạ cánh, đường lăn, 2 tuyến giao thông kết nối đang được nỗ lực triển khai để đáp ứng kế hoạch.

Dự án thành phần 4: đang thẩm định hồ sơ mời thầu để sớm lựa chọn nhà đầu tư.

Dự án Nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành công tác bê-tông, lắp đặt hệ mái dàn thép; đang triển khai các hạng mục còn lại bám sát tiến độ.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội đã đào 297m và lắp đặt 186 vòng vỏ hầm đoạn đi ngầm. Dự án đường sắt đô thị Bến Thành–Suối Tiên tiếp tục chạy thử đến tháng 11/2024 để phục vụ việc đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, đào tạo nhân sự vận hành.

Với các dự án thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, các chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống nên ảnh hưởng không đáng kể, các công trình xây dựng không gây ngập úng cho các khu vực lân cận; hiện các đơn vị đang khắc phục, sửa chữa đường công vụ, đường điện,… để thi công trở lại.

Nhandan.vn

Nguồn: https://nhandan.vn/thao-go-cac-kho-khan-vuong-mac-tao-dot-pha-trong-phat-trien-ha-tang-giao-thong-post831435.html

Cùng chủ đề

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách...

Thủ tướng: “Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói phải làm”

Chiều 15/10, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. “Đã nói phải...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết hoàn thành 1.200 km cao tốc cho ĐBSCL

Cao tốc sẽ tạo động lực mạnh mẽ phát triển ĐBSCL Tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, ngày 13.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình triển khai tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn TP.Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương ĐBSCL. Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm kỳ...

Cùng tác giả

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả gạo và lúa. Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, trong tuần giá lúa tươi vững giá neo cao vào đầu tuần và quay đầu tăng nhẹ...

Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào?

Trong những năm gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các trường học, bệnh viện, bếp ăn công nghiệp và các cơ sở chế biến thực phẩm công cộng đang có xu hướng gia tăng. Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2024, cả nước đã ghi nhận hơn 130 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 4.700 người mắc và 23 người...

Gạo các loại giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh với gạo, lúa có xu hướng giảm so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/1: Gạo các loại giảm mạnh, lúa xu hương quay đầu giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR 504 giảm 350 đồng...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

Chiều 3-1, Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng...

Cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả gạo và lúa. Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, trong tuần giá lúa tươi vững giá neo cao vào đầu tuần và quay đầu tăng nhẹ...

Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào?

Trong những năm gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các trường học, bệnh viện, bếp ăn công nghiệp và các cơ sở chế biến thực phẩm công cộng đang có xu hướng gia tăng. Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2024, cả nước đã ghi nhận hơn 130 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 4.700 người mắc và 23 người...

Gạo các loại giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh với gạo, lúa có xu hướng giảm so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/1: Gạo các loại giảm mạnh, lúa xu hương quay đầu giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR 504 giảm 350 đồng...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

Chiều 3-1, Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: Lúa gạo cùng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: giá gạo nguyên liệu giảm nhẹ, lúa có xu hướng quay đầu giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, giao dịch mới chậm, giá lúa tươi có xu hướng quay đầu giảm. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển...

‘Truyền lửa’ trên các công trình trọng điểm quốc gia

Sâu sát, lắng nghe và thấu hiểu Các công trình trọng điểm quốc gia không chỉ là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn là biểu tượng cho tinh thần đổi mới, sáng tạo của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) đã thường...

Toạ độ đầu tư mới “ngon, bổ, rẻ” của giới đầu tư Hà Thành

Toạ độ đầu tư mới “ngon, bổ, rẻ” của giới đầu tư Hà ThànhGiá chung cư Hà Nội tăng phi mã trong nhiều năm qua, không ít nhà đầu tư chuyển hướng tìm tọa độ đầu tư mới. Khung cảnh đô thị Hà Nội Giá căn hộ tại Hà Nội được dự báo sẽ tiếp đà tăng trưởng sang năm 2025. Giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 70 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo...

Gạo giảm, lúa tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12: Gạo giảm, lúa tăng nhẹ. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 9.000-9.150 đồng/kg; Gạo thành phẩm IR...

Tin nổi bật

Tin mới nhất