Powered by Techcity

Sầu riêng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu

Thu mua sầu riêng tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Thu mua sầu riêng tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, hàng trăm tấn sầu riêng của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Trung Quốc và không ngừng gia tăng trong năm 2023 cũng như những tháng đầu năm 2024.

Một thời gian dài, do giá bán tăng cao, lợi nhuận mang lại cho nông dân rất lớn, nhiều người đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, các loại cây trồng khác sang trồng sầu riêng. Việc phát triển “nóng” loại cây này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý vùng trồng, cũng như duy trì đà tăng trưởng để phát triển theo hướng bền vững.

Diện tích sầu riêng tăng “nóng”

Việc phát triển quá nhanh về diện tích trồng sầu riêng ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, trong đó có nhiều khu vực ngoài quy hoạch, chưa bảo đảm hạ tầng thủy lợi, nhất là những nông dân chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng sầu riêng chưa có nhiều kinh nghiệm, được cảnh báo sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau. Ông Nguyễn Văn Mới, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng được 0,3 ha sầu riêng giống Monthong được gần 5 năm tuổi.

Trong vụ mùa đầu tháng 2/2024, ông bắt đầu xử lý cho trái đầu tiên. Sau khi vườn sầu riêng đậu trái được gần một tháng thì gặp đợt cháy lá nặng. Cây suy yếu, nhiều cành nhánh bị chết, trái rụng dần. Gia đình ông quyết định cắt bỏ toàn bộ số trái để cứu vườn cây. Ngồi buồn nhìn vườn cây xơ xác, ông Nguyễn Văn Mới cho biết: “Trước đây, gia đình chuyên trồng lúa. Vài người dân ở đây bàn bạc và chuyển đổi từ đất lúa sang trồng sầu riêng.

Trong vụ trái đầu, chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, cho nên bị thiệt hại khá lớn. Không có lợi nhuận từ vụ trái đầu tiên mà cây suy kiệt, gia đình phải thuê cán bộ kỹ thuật chuyên trồng sầu riêng để cứu vườn cây. Tốn rất nhiều chi phí nhưng cây phục hồi khá chậm. Phải mất thêm gần một năm nữa, vườn sầu riêng này mới có thể xử lý trái trở lại. Việc trồng sầu riêng không dễ”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, đề án phát triển cây sầu riêng của địa phương đến năm 2025 là từ 14.000-16.000 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích sầu riêng đã tăng lên gần 22.000 ha. Trong đó, diện tích đang cho trái hơn 14.900 ha. Nếu trước đây, diện tích vùng chuyên canh sầu riêng chỉ tập trung ở các xã ven sông Tiền của các huyện Cai Lậy, Cái Bè, thì hiện nay đã mở rộng sang hầu hết các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía tây và vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang như: thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước.

Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men cho biết: Quan điểm của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang là không khuyến khích phát triển thêm diện tích trồng sầu riêng ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc ngoài các vùng quy hoạch, theo Nghị định 62 về việc chuyển đổi cây trồng ở vùng đất trồng lúa.

Tại tỉnh Bến Tre, diện tích sầu riêng cũng tăng khá nhanh và tập trung ở các vùng nước ngọt như: Chợ Lách, Châu Thành. Đến nay, địa phương có khoảng 2.760 ha trồng sầu riêng, trong đó có 1.935 ha cho trái. So với năm 2015, diện tích trồng sầu riêng tăng khoảng 700 ha.

Quyền Trưởng phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre) Nguyễn Phúc Hiệp cho biết: “Khi cây sầu riêng phát triển “nóng” tại các địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã có công văn gửi các địa phương, các đơn vị trực thuộc khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp”.

Theo Viện Cây ăn quả miền nam thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2016, cả nước chỉ có 33.400 ha, thì năm 2022 đã có hơn 112.000 ha. Trong năm 2023, diện tích trồng sầu riêng tiếp tục được mở rộng và đạt khoảng 127.000 ha.

Trong hai năm gần đây, nhiều địa phương tăng tốc mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Cả nước hiện đã vượt so với định hướng đặt ra khoảng 50.000 ha sầu riêng (Đề án Phát triển cây ăn trái chủ lực đến năm 2025 và 2030 theo Quyết định số 4085 ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển sầu riêng đến năm 2030 khoảng 65.000-75.000 ha). Đây là điều khiến nhiều người lo ngại vấn đề cung-cầu và giá cả sầu riêng sẽ diễn biến phức tạp.

Phát triển phải theo hướng bền vững

Để phát triển cây sầu riêng một cách bền vững, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường liên kết, chế biến sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu đi các nước. Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) là hợp tác xã điển hình của tỉnh Bến Tre trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái sầu riêng theo chuỗi giá trị. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú Nguyễn Thị Thinh cho biết: “Hiện tại, hợp tác xã có 301 thành viên đã được công nhận 5 mã số vùng trồng, với diện tích 168 ha liên kết với Công ty Quỳnh Mai, Công ty Tây Nam và vựa trái cây 6 Thắm để tiêu thụ sản phẩm.

Hợp tác xã trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và đang hoàn thiện để được công nhận sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao nhằm phục vụ thị trường. Ngoài ra, hợp tác xã đang thực hiện đề tài chế biến sầu riêng bằng công nghệ sấy để chế biến sâu, tăng giá trị quả sầu riêng. Hiện tại hợp tác xã đã được chỉ dẫn địa lý cho 200 ha sầu riêng”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết:Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đang tập trung phối hợp với các địa phương thực hiện Nghị quyết 07 năm 2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2020-2025; trong đó, có cây sầu riêng. Việc phát triển cây sầu riêng tại tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đã chú trọng nâng cao chất lượng, thống nhất quy trình canh tác theo tiêu chuẩn an toàn hoặc tương đương và sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết để có vùng nguyên liệu lớn.

Đồng thời, địa phương tập trung xây dựng mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu để bảo đảm liên kết tiêu thụ, hạn chế cung vượt cầu, dư thừa, dội chợ. Ngoài ra, đầu ra của sản phẩm phải thông qua các liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu…”.

Tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển cây sầu riêng đến năm 2025 và Dự án xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, toàn vùng hình thành được 15 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiểu mới, thu hút gần 16.000 thành viên.

Mạng lưới các hợp tác xã trong vùng chuyên canh sầu riêng này đang phát huy vai trò kinh tế tập thể kiểu mới, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao giá trị trái sầu riêng thông qua hình thành chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ, áp dụng khoa học-công nghệ, gắn kết sản xuất và kinh doanh, ứng dụng công nghệ xử lý sau thu hoạch, chế biến sâu và giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cũng tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, nông dân trồng sầu riêng phát triển sản xuất, chú trọng chuyển giao khoa học-kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sầu riêng gắn với xúc tiến thương mại và phát triển thị trường…

Đặc biệt, tỉnh hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng sầu riêng an toàn theo hướng VietGAP hoặc GlobalGAP, kỹ thuật ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa rải vụ, tưới phun sương tự động tiết kiệm nước…

Đồng thời, các ngành chức năng của tỉnh tích cực kết nối cung-cầu, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho trái sầu riêng thông qua các kênh phân phối lớn như: Các siêu thị, trung tâm thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên canh sầu riêng tham dự, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại các hội chợ kết nối cung-cầu hàng hóa; phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Rau quả Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quốc tế. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Tiến sĩ Đoàn Hữu Tiến, Viện Cây ăn quả miền nam cho biết: Để duy trì sự tăng trưởng về thị trường nói chung và xuất khẩu nói riêng cho ngành hàng sầu riêng là vấn đề đặt ra cho nhà quản lý cũng như giới thương mại. Khi thị trường biến động, xuất khẩu gặp trục trặc sẽ tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, nhất là nông dân trồng sầu riêng.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến tất cả các khâu của chuỗi cung ứng sầu riêng; trong đó, khâu sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thị trường về quy cách sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, trước và sau thu hoạch; thực hiện tốt khâu truy xuất nguồn gốc, có mã vùng trồng, mã nhà đóng gói… là giải pháp căn cơ để tạo lòng tin lâu dài và góp phần vào việc duy trì thị trường xuất khẩu sầu riêng lâu bền.

Nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với trái sầu riêng còn có xu hướng tăng, song sắp tới việc cạnh tranh giữa sầu riêng sản xuất từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào… với sầu riêng của Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc và các yêu cầu trong Nghị định thư.

Theo Tiến sĩ Đoàn Hữu Tiến, nhà vườn và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ và cùng nhau sản xuất sầu riêng bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và truy xuất nguồn gốc. Nếu trái sầu riêng của Việt Nam không chú trọng cải thiện về chất lượng, mẫu mã và đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc thì sẽ tự làm khó cho mình khi xuất khẩu vào thị trường này.

BÀI, ẢNH: NGUYỄN SỰ VÀ HOÀNG TRUNG/BÁO NHÂN DÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết dân tộc

Những chuyển biến mạnh mẽ ở vùng DTTS và miền núi 5 năm đã qua, nếu lấy cột mốc từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 tới Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, sẽ không khó để nhận thấy rằng, việc triển khai công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn cả nước có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào....

Trên 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Bến Tre

Sáng 3/10/2024, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 được tổ chức, thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tập đoàn, các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước tham dự. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc Hội nghị. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm...

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Cùng tác giả

Biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết dân tộc

Những chuyển biến mạnh mẽ ở vùng DTTS và miền núi 5 năm đã qua, nếu lấy cột mốc từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 tới Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, sẽ không khó để nhận thấy rằng, việc triển khai công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn cả nước có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào....

Trên 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Bến Tre

Sáng 3/10/2024, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 được tổ chức, thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tập đoàn, các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước tham dự. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc Hội nghị. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm...

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Cùng chuyên mục

Tăng cường bảo vệ tôm nuôi khi thời tiết bất lợi

STO - Theo dự báo thời tiết của ngành chuyên môn, trong tháng 8 và tháng 9/2024, thời tiết có những ngày nắng nóng gay gắt và trời đột ngột chuyển sang mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và mưa rất to. Tổng lượng mưa phần lớn ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ...

Doanh nghiệp Sóc Trăng tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường tết Trung thu

STO - Thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang bước vào cao điểm tăng tốc sản xuất bánh, kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp tết Trung thu năm 2024 sắp tới. ...

Sóc Trăng duy trì và phát triển đàn bò thịt, bò sữa bền vững

STO - Ngày 29/8, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng) báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số...

Nghiên cứu kỹ từng phương án để triển khai thực hiện các dự án

STO - Sáng ngày 28/8, tại UBND tỉnh, đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo các đề xuất về vốn đầu tư của Ban Quản lý Dự án 2. Cùng dự có lãnh đạo các sở,...

Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng cây ổi chết hàng loạt

STO - Cây ổi dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, thời gian trồng và thu hoạch trái ngắn so với các loại cây ăn trái khác nên nhiều nông dân ở các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú, Châu Thành, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng)… đã phát triển diện tích trồng ổi. Tuy nhiên, thời gian...

“Làm thế nào để sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả tại doanh nghiệp”

STO - Đó là chủ đề buổi tọa đàm nằm trong Chương trình Hội nhập quốc tế và kết nối doanh nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào chiều ngày 28/8, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh. Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Mã Thị Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp...

Sóc Trăng triển khai thực hiện Đề án Phát triển tôm nuôi nước lợ

STO - Ngày 28/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, Ban Quản lý Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn...

Nông dân Sóc Trăng liên tục trúng giá

STO - Nếu như giá lúa giữ được đà tăng trong suốt gần 2 năm nay, thì giá heo hơi và tôm nước lợ chỉ mới lấy lại đà tăng giá trong thời gian gần đây sau thời gian dài giảm giá mạnh. Việc tăng giá trở lại của các mặt hàng trên được xem là tất yếu và...

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp tết Trung thu năm 2024

STO - Tết Trung thu là thời điểm nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm, rượu, bia, bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em, đặc biệt là bánh trung thu sẽ gia tăng. Để góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, Cục Quản...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới

STO - Ngày 26/8, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự cuộc họp để nghe đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

Tin nổi bật

Tin mới nhất