Powered by Techcity

Rào cản chăm sóc sức khỏe với người di cư

Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước.

Tại Hội thảo Di cư và sức khỏe người di cư nội địa do Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức ngày 24/9, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số nói rằng, dân số Việt Nam hiện đang là 100,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 38,13%.

Ông Lê Thanh Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,4% tổng dân số. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân số trong độ tuổi lao động lớn đã mang lại nhiều lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và cũng chắc chắn tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước.

Khu vực có tỷ suất xuất cư cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Khu vực thu hút người di cư nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao như: Lạng Sơn, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư cao như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đà nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên Huế, Long An.

Tỷ lệ người di cư trong nhóm tuổi 20-24 là cao nhất ở cả nam và nữ. Tiếp đến là những người trong nhóm tuổi 25-29 và 15-19. Nguyên nhân chủ yếu của di cư là việc làm (54,5%) và theo gia đình/chuyển nhà (15,5%), đi học (16%).

Xu hướng nữ hóa di cư thường quan sát được trong nhiều năm qua. Năm 2022, nữ di cư chiếm 53,2%. Tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam di cư ở hầu hết các dòng di cư, ngoại trừ dòng di cư nông thôn, thành thị, tỷ lệ nam giới di cư cao hơn nữ giới 3,4 điểm phần trăm.

Về sức khỏe người di cư, kết quả điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015 cho thấy, 60% số người di cư được hỏi cho biết sức khỏe hiện nay là bình thường, 2/3 (70,2%) có bảo hiểm y tế. Đa số người di cư (63%) tự chi trả chính cho lần đau/bệnh gần nhất của mình; trên 70% người di cư sử dụng dịch vụ y tế công.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ di cư (37,7%) thấp hơn so với người không di cư (58,6%). Tỷ lệ người di cư dùng rượu bia cao hơn người không di cư. Những thói quen này không chỉ hại cho sức khỏe mà còn không phù hợp với môi trường công việc.

Báo cáo nghiên cứu thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam năm 2019 của Tổ chức Di cư quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế cũng chỉ ra các rào cản, khó khăn liên quan đến tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như thiếu kiến thức về quyền lợi bảo hiểm y tế, thiếu các chương trình truyền thông về sức khỏe cộng đồng, sự tham gia của các bên…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, người di cư thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là trong những tình huống y tế công cộng khẩn cấp (đại dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ).

Người di cư phải đối mặt với nhiều vấn đề như hạn chế di chuyển, giảm lương, mất việc làm, các nguy cơ, sự chậm trễ và gián đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe…

Quá trình di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữ nơi đi và nơi đến.

Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội.

Tại Hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia dân số và phát triển cho rằng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến.

“Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội”, ông Lê Thanh Dũng phân tích.

Còn theo ông Vũ Đình Huy, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, hiện người di cư nội địa gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Với nhóm di cư không chính thức, thường khó khăn hơn do điều kiện sống, điều kiện làm việc, giờ làm việc, công việc thường không được kiểm soát.

Mặt khác, xu hướng lối sống của nhóm di cư này thường không lành mạnh như: Uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn không bảo đảm vệ sinh; có khả năng cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm và cả bệnh không lây nhiễm.

“Khả năng sử dụng dịch vụ y tế của nhóm di cư này bị hạn chế do không có thẻ bảo hiểm y tế, hoặc do các yếu tố xã hội khác như giờ làm việc nhiều không đi khám bệnh được, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, thu nhập thấp…”, ông Vũ Đình Huy nói.

Đề cập đến giải pháp để hỗ trợ về mặt sức khỏe cho người di cư nội địa, ông Vũ Đình Huy cho rằng, cần có các biện pháp cung cấp kiến thức về sức khỏe như sách hướng dẫn, tăng cường truyền thông giáo dục; củng cố mạng lưới chăm sóc y tế – xã hội, như tạo điều kiện về nhà ở, giáo dục, vệ sinh, chế độ bảo hiểm y tế…

Đồng thời, xây dựng các chính sách, quy định về an toàn lao động, điều kiện làm việc, cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại công ty, thực hiện khám sức khỏe định kỳ…

Nguồn: https://baodautu.vn/rao-can-cham-soc-suc-khoe-voi-nguoi-di-cu-d225726.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Ấm áp Sen Dolta – Vietnam.vn

Nông thôn khởi sắc đón lễ Sen Dolta Để đảm bảo triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi hộ dân cần chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao...

Xu hướng giảm, giá gạo xuất khẩu giữ mức ổn định

Ngày 1/10/2024, thị trường giá lúa gạo hôm nay tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ổn định so với ngày hôm qua. Ảnh minh hoạ: Hiệp hội lương thực Việt Nam. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay không có nhiều biến động...

Cùng chuyên mục

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Ấm áp Sen Dolta – Vietnam.vn

Nông thôn khởi sắc đón lễ Sen Dolta Để đảm bảo triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi hộ dân cần chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao...

Xu hướng giảm, giá gạo xuất khẩu giữ mức ổn định

Ngày 1/10/2024, thị trường giá lúa gạo hôm nay tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ổn định so với ngày hôm qua. Ảnh minh hoạ: Hiệp hội lương thực Việt Nam. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay không có nhiều biến động...

Ghi đậm dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế

Sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp. (Ảnh: TTXVN) Việt Nam và Mông Cổ đã ký một số văn bản hợp tác quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại như Hiệp định thương...

Đóng điện hàng loạt các công trình trọng điểm

Tổng công ty Điện lực miền Nam: Đóng điện hàng loạt các công trình trọng điểmTrong 8 tháng đầu năm 2024, EVNSPC đã khởi công được 23 công trình lưới điện ở cấp điện áp 110 kV, đóng điện được 18 công trình và phấn đấu trong quý IV/2024 sẽ khởi công thêm 5 công trình, đóng điện 5 công trình nữa. Tăng nguồn cung, ổn định cấp điện Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng...

Giá gạo giảm 100-300 đồng/kg, giá lúa tiếp tục xu hướng đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm 100-300 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày đâu tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.100 – 7.300 đồng/kg; Lúa Đài thơm...

Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 28/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 28/9/2024 giảm nhẹ trên phạm vi hẹp và giao dịch trong khoảng 68.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, cao nhất 70.000 đồng/kg Thương lái tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực Sau khi giảm...

Đường hoa nông thôn mới trồng hoa giấy, hoa mười giờ ở một thị xã của Sóc Trăng đẹp tinh tươm

Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có hình thành các tuyến đường hoa là nhờ thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp dhân dân, nhất là các Hội đoàn thể đã phát huy vị thế, vai trò và trách nhiệm của các hội đoàn thể.  Trong đó, việc xây dựng các tuyến đường hoa nông thôn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất