Powered by Techcity

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành giới thiệu giống lúa đặc sản tỉnh Hậu Giang tại Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt”
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành giới thiệu giống lúa đặc sản tỉnh Hậu Giang tại Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt”

Trụ đỡ nông nghiệp

Tỉnh Hậu Giang có lợi thế, thuận lợi cơ bản về sản xuất nông nghiệp. Theo Báo cáo số 601-BC/TU, ngày 05/9/2024 của Tỉnh ủy Hậu Giang tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hậu Giang là 162.223 ha, thì diện tích đất nông nghiệp đã chiếm 86,53% (tương ứng 140.371 ha).

Dân số toàn tỉnh hiện có 728.293 người, trong đó 71,9% sinh sống ở khu vực nông thôn. Cơ cấu khu vực I (nông, lâm, thủy sản) chiếm 21,95% trong cơ cấu GRDP của tỉnh và đóng góp khoảng 12.841 tỷ đồng (theo giá hiện hành).

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, hiện nay, nông nghiệp của tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản ở nông thôn của tỉnh đã được tăng cường theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị. Tính đến năm 2023, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa trên 80%; 100% số xã có đường giao thông từ trụ sở xã đến UBND cấp huyện được nhựa, cứng hóa; hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện; trên 80% diện tích đất sản xuất được tưới tiêu chủ động.

 Tỉnh hiện có trên 130 trạm bơm điện, đảm bảo phục vụ trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương.

“Đặc biệt, các công trình giao thông trọng điểm quốc gia đang được đầu tư với hơn 100km đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong kết nối các tỉnh trong vùng và phát triển logistic”, ông Thanh cho biết.

Hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã thông “huyết mạch” để Hậu Giang phát triển kinh tế – xã hội. Sau 20 năm thành lập tỉnh (2004 – 2024), Hậu Giang đã phát triển bứt phá, đạt được những kết quả khá toàn diện, ấn tượng trên các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất công nghiệp.

Trình diện máy nông nghiệp tại lễ phát động triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đông bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” tại tỉnh Hậu Giang
Trình diễn máy nông nghiệp tại lễ phát động triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” tại tỉnh Hậu Giang

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, trong 8 tháng năm 2024, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tính theo giá hiện hành được 48.656,54 tỷ đồng, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm trước và đạt 65,29% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tạo ra giá trị sản xuất được 36.948,44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,94% trong toàn ngành và tăng 13,28% so với cùng kỳ.

Trước đó, trong năm 2023, Hậu Giang nổi lên như là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của cả nước, tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 đạt 12,27%, tăng 2 bậc so với năm 2022, tiếp tục dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 80,33 triệu đồng, tăng 21,34% so với cùng kỳ, đứng thứ 2 ở Đồng bằng sông Cửu Long.

“Trong Chương trình số 274-CTr/TU ngày 28/8/2024 về triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu đến năm đến năm 2030, GRDP tăng trưởng bình quân 8,7%/năm, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm”, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết.

 Con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất được xác lập kỷ lục Việt Nam tại Hậu Giang vào cuối tháng 12, năm 2023
Con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất được xác lập kỷ lục Việt Nam tại Hậu Giang vào cuối tháng 12, năm 2023

Những đột phá chiến lược

Theo  Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg, ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh Hậu Giang phấn đấu đến năm 2030, trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Do đó, Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – thương mại.

“Chương trình số 274-CTr/TU ngày 28/8/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đặt chỉ tiêu đến năm 2030, tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8%”, Theo Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành, trong

Để thực hiện mục tiêu này, Hậu Giang sẽ tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội theo tư duy đột phá “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm nhiệm vụ trọng tâm”. Trong đó, một tâm (một trung tâm) là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh; hai tuyến là phát triển 2 hành lang kinh tế động lực, gồm cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối với TP. Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu.

Ba thành (Ba trung tâm đô thị) là phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị của tỉnh, gồm: TP. Vị Thanh, TP. Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ; trong đó, TP. Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Bốn trụ (Bốn trụ cột kinh tế): Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng.

“Năm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”, ông Thành cho biết.

Ông Nghiêm Xuân Thành( người thứ 2 từ trái qua) tham quan các gian hàng tại Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024
Ông Nghiêm Xuân Thành( người thứ 2 từ trái qua) tham quan các gian hàng tại Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Mekong Delta 2024

Theo Bí thư tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, tỉnh sẽ phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột kinh tế – xã hội – môi trường, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển. Tỉnh cũng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là trụ cột phát triển; thương mại dịch vụ là động lực tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống người dân.

“Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị về thực hiện có hiệu quả, toàn diện Quy hoạch thì tỉnh sẽ tăng cường phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, tạo đồng thuận xã hội, góp phần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh triển khai thực hiện thắng lợi Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành khẳng định.

Theo Báo cáo số 601-BC/TU, ngày 05/9/2024 của Tỉnh ủy Hậu Giang tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hiện toàn tỉnh đã có 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó có 11 xã NTM nâng cao, 05 xã NTM kiểu mẫu; có 03 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM (huyện Châu Thành A, TP. Vị Thanh và TP. Ngã Bảy)

Hậu Giang: Tạo điều kiện để sản phẩm OCOP vươn xa

Nguồn: https://baodantoc.vn/hau-giang-phan-dau-tro-thanh-tinh-cong-nghiep-tu-tu-duy-dot-pha-1725715605453.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Tăng nhẹ tại miền Bắc, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 4/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 4/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình, Hưng Yên,...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Tăng cao nhất 100-1.200 đồng/kg, giảm mạnh nhất 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng, giá gạo tăng, giảm trái chiều. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá...

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Cùng chuyên mục

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Tăng nhẹ tại miền Bắc, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 4/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 4/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình, Hưng Yên,...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Tăng cao nhất 100-1.200 đồng/kg, giảm mạnh nhất 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng, giá gạo tăng, giảm trái chiều. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá...

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Giá lúa gạo hôm nay 2/11/2024: Giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000

Giá lúa gạo hôm nay ngày 2/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Trong đó, giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000 – 1.200 đồng/kg. Giá gạo tăng nhẹ 50 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.700 – 7.100 đồng/kg; Lúa...

Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam; giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 2/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 2/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình ghi nhận đây là mức giá cao nhất...

Giá lúa tăng nhẹ 100 đồng/kg, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.700 – 7.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở...

Tăng nhẹ tại miền Bắc, chạm mốc 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 1/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 1/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Thái Bình đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng một giá, thương lái...

Tích luỹ nội lực, sẵn sàng bứt phá

Tập đoàn Xây dựng Tracodi: Tích luỹ nội lực, sẵn sàng bứt pháSau khi đổi tên và chuyển đổi mô hình hoạt động, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (TCD), thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đã kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao để nhanh chóng bứt phá. Ngành xây dựng đang đứng trước thời cơ lớn khi Chính phủ liên tục giải ngân đầu tư để tạo động lực thúc đẩy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất