Powered by Techcity

Chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công

Các đơn vị triển khai thi công lu lèn nền đường, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.

Các đơn vị triển khai thi công lu lèn nền đường, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.

Đánh giá nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư đạt thấp, Bộ Tài chính cho hay, nhiều dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân do công tác triển khai dự án chậm trễ và chưa kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Trong thực tế triển khai cũng đã tiếp tục nảy sinh nhiều thủ tục hành chính.

Kế hoạch vốn giảm thấp

Theo kế hoạch giao vốn và nhập Tabmis của các địa phương cho thấy, năm 2024, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn gần 24.173 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công (vốn ngân sách trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương) là 9.456,86 tỷ đồng (53 địa phương), vốn vay lại 14.716 tỷ đồng (51 địa phương). Như vậy, số kế hoạch vốn được giao cho các địa phương năm nay thấp hơn nhiều so với năm 2023, chỉ bằng 70%.

Đến thời điểm ngày 15/5, lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương đạt 51%, trong đó vốn đầu tư công của ngân sách trung ương thuộc kế hoạch vốn năm 2024 là 488 tỷ đồng (chiếm 5,16% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao), vốn vay lại là 891 tỷ đồng (chiếm 6,05% kế hoạch vốn được giao). Kết quả giải ngân vốn nước ngoài từ đầu năm tới nay của các địa phương khá thấp, chỉ đạt 5,71% kế hoạch vốn năm 2024 được giao (tính cả vốn cấp phát và vay lại).

Theo Bộ Tài chính, qua quá trình làm việc với các địa phương và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, có thể nhận diện được những vướng mắc xuất phát từ khâu điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, gia hạn thời gian giao vốn, sử dụng vốn dư. Vướng mắc này phát sinh ở 23 trong tổng số 94 dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 17 địa phương.

Tỷ lệ giải ngân thấp nêu trên vẫn chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân, do chậm triển khai các công tác chuẩn bị cho đầu tư (chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư, chưa hoàn tất ký hợp đồng tư vấn thiết kế, chậm trong khâu đấu thầu, ký hợp đồng, điều chỉnh thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật); công tác kế hoạch vốn chưa bám sát tiến độ triển khai các dự án,…

“Một trong những vấn đề lớn nhất mà các ban quản lý dự án thường gặp là vừa phải tuân thủ các quy trình, thủ tục trong nước, vừa phải tuân thủ các quy định, yêu cầu của nhà tài trợ đã dẫn đến việc các dự án bị chậm tiến độ. Thời gian chờ ý kiến không phản đối của nhà tài trợ ở giai đoạn thực hiện dự án bị kéo dài, làm chậm tiến độ dự án nhiều tháng. Đây là nội dung cần tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ trong thời gian tới”, Phó Cục trưởng Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Hoàng Hải nhìn nhận.

Theo ý kiến của nhiều địa phương, thời gian vừa qua, các dự án nhóm B cũng phát sinh vướng mắc sau khi địa phương hoàn thành thủ tục gia hạn giải ngân, làm chậm tiến độ giải ngân. Thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của các địa phương tham gia thực hiện dự án một phần chưa rõ ràng, nên xảy ra hiện tượng các tiểu dự án cần điều chỉnh vốn thuộc thẩm quyền của địa phương nhưng vẫn trình lên Chính phủ để phê duyệt điều chỉnh.

Chính điều này làm mất nhiều thời gian, phát sinh thủ tục hành chính. Hiện tượng này xảy ra tại các dự án phát triển hạ tầng du lịch; hỗ trợ tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công; dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng hạn hán,… vốn là những dự án hết sức cấp thiết đối với đời sống nhân dân.

Ngoài ra, còn phải kể tới một số vướng mắc trong triển khai thực hiện và giải ngân, phát sinh ở 12/94 dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 11/53 địa phương. Nhóm này khá đa dạng về loại hình, như vướng mắc trong khâu đấu thầu hoặc hợp đồng thương mại, về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế… Đây là những vướng mắc cố hữu, thường mất nhiều thời gian để xử lý hơn so với những vướng mắc khác, thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các ban quản lý dự án.

Tránh triệt để việc gia hạn

Việc chậm tiến hành nghiệm thu, thanh toán, năng lực triển khai dự án cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm giải ngân. Năm 2024, có một số địa phương tỏ ra lúng túng trong việc lập kế hoạch vốn, không dự kiến được tiến độ thực hiện dự án và số vốn cần giải ngân nên lập kế hoạch vốn không sát với thực tế, thậm chí không lập kế hoạch vốn cho các dự án còn thời hạn giải ngân, nhất là các dự án có năm 2024 là năm giải ngân cuối cùng dẫn đến việc thiếu hoặc không có kế hoạch vốn để giải ngân,…

Đạt mục tiêu giải ngân 95% như kỳ vọng của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP rất khó để hoàn thành, nếu như các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cùng các bên liên quan không nỗ lực vượt bậc ngay từ bây giờ.

Việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, bảo đảm đạt các mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Chính phủ đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia; phân cấp, phân quyền tối đa gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, đầu tư dự án và giải ngân.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với các đối tác phát triển, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; quyết tâm cao hơn nữa, coi nhiệm vụ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ giải ngân như tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư các dự án đang triển khai và ghi nhận kịp thời một số vướng mắc, khuyến nghị giải pháp xử lý theo thẩm quyền; chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi và giải quyết đơn rút vốn.

Để thúc đẩy tiến độ, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao năm 2024, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các địa phương rút ngắn thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án, đồng thời hướng dẫn rõ ràng cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với dự án triển khai tại nhiều cơ quan.

Đối với các địa phương, ban quản lý dự án, Bộ Tài chính đề nghị cần rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để bảo đảm đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.

Cần điều chuyển linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, cần cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn trước ngày 30/6 tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký.

Đối với các dự án gặp vướng mắc trong chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương, ban quản lý dự án khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết khó khăn vướng mắc trong đấu thầu hợp đồng; có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các ban quản lý dự án địa phương để bảo đảm dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

SÔNG TRÀ/ BÁO NHÂN DÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết dân tộc

Những chuyển biến mạnh mẽ ở vùng DTTS và miền núi 5 năm đã qua, nếu lấy cột mốc từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 tới Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, sẽ không khó để nhận thấy rằng, việc triển khai công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn cả nước có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào....

Trên 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Bến Tre

Sáng 3/10/2024, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 được tổ chức, thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tập đoàn, các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước tham dự. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc Hội nghị. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm...

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Cùng tác giả

Biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết dân tộc

Những chuyển biến mạnh mẽ ở vùng DTTS và miền núi 5 năm đã qua, nếu lấy cột mốc từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 tới Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, sẽ không khó để nhận thấy rằng, việc triển khai công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn cả nước có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào....

Trên 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Bến Tre

Sáng 3/10/2024, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 được tổ chức, thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tập đoàn, các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước tham dự. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc Hội nghị. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm...

Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu ‘chặn’ tài khoản mạng xã hội

Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổi, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình. Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty...

Giá lúa có xu hướng ổn định, giá gạo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày giữa tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.900 – 7.000...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Cùng chuyên mục

Tăng cường bảo vệ tôm nuôi khi thời tiết bất lợi

STO - Theo dự báo thời tiết của ngành chuyên môn, trong tháng 8 và tháng 9/2024, thời tiết có những ngày nắng nóng gay gắt và trời đột ngột chuyển sang mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và mưa rất to. Tổng lượng mưa phần lớn ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ...

Doanh nghiệp Sóc Trăng tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường tết Trung thu

STO - Thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang bước vào cao điểm tăng tốc sản xuất bánh, kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp tết Trung thu năm 2024 sắp tới. ...

Sóc Trăng duy trì và phát triển đàn bò thịt, bò sữa bền vững

STO - Ngày 29/8, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng) báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số...

Nghiên cứu kỹ từng phương án để triển khai thực hiện các dự án

STO - Sáng ngày 28/8, tại UBND tỉnh, đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo các đề xuất về vốn đầu tư của Ban Quản lý Dự án 2. Cùng dự có lãnh đạo các sở,...

Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng cây ổi chết hàng loạt

STO - Cây ổi dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, thời gian trồng và thu hoạch trái ngắn so với các loại cây ăn trái khác nên nhiều nông dân ở các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú, Châu Thành, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng)… đã phát triển diện tích trồng ổi. Tuy nhiên, thời gian...

“Làm thế nào để sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả tại doanh nghiệp”

STO - Đó là chủ đề buổi tọa đàm nằm trong Chương trình Hội nhập quốc tế và kết nối doanh nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào chiều ngày 28/8, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh. Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Mã Thị Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp...

Sóc Trăng triển khai thực hiện Đề án Phát triển tôm nuôi nước lợ

STO - Ngày 28/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, Ban Quản lý Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn...

Nông dân Sóc Trăng liên tục trúng giá

STO - Nếu như giá lúa giữ được đà tăng trong suốt gần 2 năm nay, thì giá heo hơi và tôm nước lợ chỉ mới lấy lại đà tăng giá trong thời gian gần đây sau thời gian dài giảm giá mạnh. Việc tăng giá trở lại của các mặt hàng trên được xem là tất yếu và...

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp tết Trung thu năm 2024

STO - Tết Trung thu là thời điểm nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm, rượu, bia, bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em, đặc biệt là bánh trung thu sẽ gia tăng. Để góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, Cục Quản...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới

STO - Ngày 26/8, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự cuộc họp để nghe đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

Tin nổi bật

Tin mới nhất