Thời gian qua, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh. Góp phần hiện thực hóa chính sách vào cuộc sống, có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ những Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.Thời gian qua, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh. Góp phần hiện thực hóa chính sách vào cuộc sống, có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ những Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Được hỗ trợ kinh phí mua con giống, hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao trên địa bàn xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thêm sinh kế từng bước vươn lên thoát nghèo.Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025, Hội LHPN huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những rào cản về định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và giúp cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện, có cuộc sống tốt đẹp hơn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Công an huyện Bảo Lâm, Cao Bằng vừa bắt giữ hai đối tượng có biểu hiện manh động mang súng tự chế và dao đe dọa cướp tài sản của người dân.Nắng vừa mới hé, bầu trời như được ai đó nhấc bổng lên cao vút. Từng đám mây trắng ngần rải rác như những hòn đảo nhỏ trên vòm trời. Tôi ngồi cạnh già Thông, ông ôn tồn bảo: Hạnh phúc là xóm thôn hài hoà, mỗi người đều nghĩ cho người khác, nghĩ cho nhau. Hạnh phúc là một người vì mọi người, mọi người vì một người, những nếp nhà có thể xa nhau nhưng nếp nghĩ phải gần nhau, vì nhau…Chương trình Giáo dục mầm non mới có nhiều điểm đổi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần phải thay đổi để đáp ứng trước những yêu cầu của chương trình.Theo báo cáo của Tạp chí danh tiếng Mỹ US News & World Report, Việt Nam đã xuất sắc được xếp hạng thứ 36 trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến đánh giá từ hơn 17.000 du khách và chuyên gia khắp nơi trên thế giới.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Tiên phong trong công tác tuyên truyền
Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) là thị xã miệt biển, có đông đồng bào DTTS sinh sống chiếm hơn 70%, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Kể từ khi huyện triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, diện mạo và đời sống của người dân Vĩnh Châu nói chung, đồng bào Khmer nói riêng đã có sự thay đổi tích cực, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cụ thể, đến cuối năm 2023, Vĩnh Châu có 1.147 hộ thoát nghèo và 1.392 hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo còn 1.618 hộ (chiếm 3,82%) và hộ cận nghèo 4.950 hộ (chiếm 11,70%).
Có dịp trở lại vùng biên giới biển hôm nay, sẽ được đi trên những con đường nhựa và bê tông sạch đẹp nối liền các bản làng; sẽ thấy những ngôi nhà mới khang trang san sát; hay bắt gặp những khuôn mặt rạng rỡ của người nông dân nhờ sản phẩm thu hoạch bán được giá…; tất cả nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ chế, chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước, trong đó Chương trình MTQG 1719 đã tạo dấu ấn rõ nét trong cuộc sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Khi Chương trình MTQG 1719 được thực hiện, với vai trò là Người có uy tín, ông Thạch Vươl, trú tại ấp Lai Hòa A, thị xã Vĩnh Châu đã đề xuất cấp trên hỗ trợ giống cây, giống con phù hợp giúp các gia đình khó khăn phát triển sản xuất.
Cùng với đó, ông Vươl còn động viên các hộ gia đình hăng say sản xuất để vươn lên ổn định đời sống. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào Khmer ở ấp đã tích cực sản xuất, lao động có hiệu quả xóa được đói, giảm được nghèo.
Hay như ông Tăng Duyên, Người có uy tín trong đồng bào Khmer tại ấp Ca Lạc (xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu) được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 vì đã tích cực tham gia tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đồng bào; nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến đồng bào DTTS.
Đặc biệt, ông Tăng Duyên cũng là người rất tích cực tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719; cùng với địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ nhất là trong xây dựng nông thôn mới, đoàn kết dân tộc bảo vệ tình hình an ninh trật tự tại đại phương.
Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, nhờ có sự tích cực tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân của các vị Người có uy tín, mà địa phương đã triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 thuận lợi hơn.
“Thời gian tới, cùng với các vị Người có uy tín, địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719”, ông Vân nhấn mạnh.
Tiếp tục phát huy vai trò của Người có uy tín
Theo thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, địa phương hiện có 338 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong đó, tại 3 huyện, thị xã biên giới biển gồm Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung có 111 Người có uy tín.
Ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng Ban Dân tộc Sóc Trăng, đánh giá, với vai trò, trách nhiệm của mình, Người có uy tín thật sự là cầu nối giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương với Nhân dân, là nơi để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, chính đáng của đồng bào các DTTD đối với Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã góp phần quan trọng giúp Chương trình MTQG 1719 đi vào cuộc sống.
Thời gian qua, các chính sách cho đội ngũ Người có uy tín luôn được quan tâm. Người có uy tín được chính quyền thăm hỏi lúc ốm đau; tặng quà trong các dịp lễ, Tết truyền thống…; Thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh đều định kỳ biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hội nghị cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Trong đó, có nhiều buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc; các dự án, chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719; tiếp tục cấp phát không thu tiền một số báo, ấn phẩm, tạp chí giúp đội ngũ có thêm kiến thức, thông tin.
Theo ông Lâm Hoàng Mẫu, việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã kịp thời động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò, tiếng nói của mình, có nhiều đóng góp thiết thực hơn trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguồn: https://baodantoc.vn/soc-trang-nguoi-co-uy-tin-tham-gia-van-dong-dong-bao-dtts-thuc-hien-co-hieu-qua-chuong-trinh-mtqg-1719-1734675739147.htm