Trang chủNewsNhân quyềnSố hóa bảo tàng truyền tải sinh động vẻ đẹp Hà Giang...

Số hóa bảo tàng truyền tải sinh động vẻ đẹp Hà Giang đến du khách


Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động trưng bày, Bảo tàng Hà Giang đã đem đến những trải nghiệm sinh động cho du khách trong và ngoài nước, góp phần gìn giữ, bảo tồn, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Nhiều hoạt động nhân ái quan tâm đời sống bà con Hà Giang dịp Tết Nguyên đán
Trẻ em Hà Giang háo hức tìm hiểu Tết cổ truyền

Chiều 14/3, đoàn khách khoảng 20 người khởi hành từ Hà Nội đến thăm Bảo tàng Hà Giang (số 148 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang). Nơi đoàn dừng chân đầu tiên là khu vực khánh tiết với những tấm pano được sắp xếp theo thuật toán, phía trước là dòng chữ “Bảo tàng Hà Giang”, phía sau là hình ảnh những địa danh, cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh. Màu sắc và họa tiết của các tấm pano gợi về sự hiện diện của các dân tộc trong một không gian chung, được lấy ý tưởng từ màu sắc trên trang phục của đồng bào các dân tộc Hà Giang.

Hướng dẫn viên Lê Thị Ngọc Anh hướng dẫn du khách trải nghiệm
Hướng dẫn viên Lê Thị Ngọc Anh hướng dẫn du khách trải nghiệm âm thanh của chuông chùa Bình Lâm, một bảo vật quốc gia, chỉ thông qua thao tác chạm màn hình. (Ảnh: Minh Thái)

Trong trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, chị Lê Thị Ngọc Anh, hướng dẫn viên của Bảo tàng Hà Giang lần lượt giới thiệu với các du khách các phần trưng bày tại bảo tàng. Với chủ đề “Hà Giang những dấu mốc lịch sử”, tầng 1 trưng bày khoảng 50 hiện vật gốc, trong đó có nhiều mẫu sinh vật biển hóa thạch, trầm tích dạng đá vôi có niên đại cách đây từ 500 triệu năm đến 5 triệu năm; những dấu tích của người nguyên thủy. Nhiều hình ảnh, hiện vật về quá trình tụ cư của các dân tộc ở Hà Giang; những cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và an ninh biên giới từ thế kỷ X cho đến thời kỳ chống Pháp, Mỹ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc cũng được trưng bày tại đây.

Tầng 2 là không gian trưng bày với các chủ đề: Ba vùng sinh thái, Văn hóa đa dạng và Xây dựng cuộc sống mới. Với một màn hình cong lớn, du khách có cảm giác như đang hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên ở ba vùng sinh thái. Đặc biệt, du khách được tìm hiểu, khám phá, tương tác với các hệ động thực vật đa dạng, cảnh quan thiên nhiên phong phú và gợi mở các địa danh, điểm du lịch hấp dẫn để xây dựng kế hoạch tham quan, khám phá tiếp theo.

Kế tiếp là không gian trưng bày về văn hóa đa dạng, nơi tụ cư của 19 dân tộc. Từ hai màn hình cảm ứng và các hình ảnh, hiện vật, du khách có thể khám phá những nét văn hóa đặc trưng nhất của cộng đồng dân tộc như: lễ hội Gầu Tào, nghề trồng lanh dệt vải của người Mông; lễ hội Lồng Tồng, lễ Cầu trăng của người Tày; lễ cúng tổ tiên và tục thờ trống đồng của người Lô Lô; lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn… Bên cạnh đó, bảo tàng cũng trưng bày và giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống, đặc trưng như nghề rèn, nghề chạm bạc, làm ngói máng, làm đồ mộc, làm giấy bản, đan lát… Thông qua hệ thống màn hình tương tác, các đĩa phim tư liệu, người xem có cái nhìn tổng quát về các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Không gian cuối cùng của bảo tàng mang chủ đề: “Xây dựng cuộc sống mới”, bao gồm hình ảnh về các công trình xây dựng tiêu biểu, những tấm gương người tốt, việc tốt ở Hà Giang cho thấy sự phát triển từ một tỉnh nghèo nhất nước nay đã hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.

Ông Moises Perez Mokk ấn tượng với không gian văn hóa thu nhỏ của các dân tộc tỉnh Hà Giang
Ông Moises Perez Mokk ấn tượng với các di tích lịch sử – văn hóa tại Hà Giang. (Ảnh: Minh Thái)

Theo ông Moises Perez Mokk, phóng viên Văn phòng thông tấn Mỹ La tinh Prensa Latin Cuba, chuyến tham quan bảo tàng mang lại cho ông những trải nghiệm thú vị, hiểu thêm về lịch sử Việt Nam nói chung và mảnh đất Hà Giang nói riêng. Ông rất ấn tượng với việc ứng dụng số hóa của bảo tàng với màn hình 3D maping, màn hình Panorama khổ lớn, màn hình tương tác hiện vật… giúp ông được trải nghiệm và kết nối giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Hà Giang một cách chân thực nhất.

Chị Thanh Nga, thành viên trong đoàn khách Hà Nội cũng bày tỏ sự thích thú với việc trải nghiệm hiện vật thông qua thiết bị kỹ thuật số. “Chỉ cần chạm tay vào hình ảnh chiếc chuông đồng trên màn hình tôi có thể nghe được âm thanh ngân vang của chuông và xem các thông tin cụ thể về hiện vật”, chị nói.

Hướng dẫn viên Lê Thị Ngọc Anh cho biết: ý tưởng trưng bày tại bảo tàng được chuyên gia Pháp và nhóm cộng sự am hiểu về phong tục tập quán, xã hội của vùng đất Hà Giang thiết kế. Thay vì trưng bày hiện vật với số lượng lớn, dày đặc, theo dòng thời gian, Bảo tàng lựa chọn các hiện vật tiêu biểu, tạo điểm nhấn về những dấu mốc lịch sử, giúp khách tham quan có cái nhìn tổng thể, kết hợp với màu sắc, ánh sáng, âm thanh sinh động. Tại các gian trưng bày, thông điệp tổng quan về mảnh đất, con người Hà Giang được khám phá thông qua các chủ đề được phân cấp và được bổ trợ của các thiết bị công nghệ cùng các kí hiệu biểu thị logic, khoa học và màu sắc ấn tượng.

“Chúng tôi còn phối hợp với các trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng gồm các trò chơi dân gian, đu bập bênh, đánh quay, cà kheo, nhảy sạp, giã gạo cối chân, vẽ tranh… Qua đó góp phần giáo dục các cháu học sinh về truyền thống, gìn giữ giá trị lịch sử. Nhờ có nhiều cải tiến trong công nghệ trưng bày, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nên bảo tàng thu hút ngày càng nhiều du khách thuộc đủ lứa tuổi đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm”, chị Ngọc Anh cho biết.

Bảo tàng Hà Giang mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 8h đến 11h; buổi chiều từ 14h đến 17h.

Mức phí cụ thể như sau: Đối với trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là 10.000 đồng/người/lượt; học sinh từ 16 tuổi trở lên, sinh viên là 15.000 đồng/người/lượt; người lớn là 30.000 đồng/người/lượt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Động lực phát triển du lịch bền vững

Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trở thành một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng, nơi có 48 dân tộc anh em cùng sinh sống.Văn...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa địa phương

Độc đáo vũ điệu dâng trời "Tung tung za zá" Tự hào là điệu múa truyền thống thể hiện tinh thần vững chãi trước mọi sóng gió và khát vọng vươn cao, vươn xa của đồng bào Cơ Tu nói riêng và dân tộc Việt...

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân. Tại các bản: Ta Đo (xã Mường Típ), Noọng Hán (xã Đoọc Mạy),...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ”?

(Dân trí) - Theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Ông Zelensky từng gặp gỡ ông Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters). Cuộc bầu cử...

Tập thể dục chân trần có tốt không?

Không thể phủ nhận vai trò của những loại giày cần thiết khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, theo Women’s Health, đi chân trần khi tập thể dục có thể mang lại lợi ích. ...

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên...

Mới nhất