Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếSố ca nhập viện vì bệnh tiêu hóa tăng cao

Số ca nhập viện vì bệnh tiêu hóa tăng cao


Theo thống kê tại Khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, số người đến khám và điều trị vì các bệnh lý tiêu hóa đã tăng lên đáng kể từ đầu mùa hè.

Trước đây, mỗi ngày Khoa chỉ tiếp nhận từ 3-5 người bệnh nhập viện do bệnh lý tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng này đã tăng gấp 2-3 lần, dao động từ 10-15 người bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số người mắc bệnh tiêu hóa tăng, chủ yếu do thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm mùa nóng chưa được tốt khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu…





Ảnh minh họa.

Bệnh nhân Nguyễn Tiến Kh.17 tuổi, vào viện ngày 2/6/2024 vì sốt cao, đi ngoài phân lỏng suốt 2 ngày. Người bệnh được gia đình đưa đến Bệnh viện khám trong tình trạng sốt 38,50C; đại tiện phân lỏng 9 lần/ngày, mệt mỏi. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiêu hoá.

Sau 3 ngày điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, giảm tiết, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá, người bệnh đã ổn định và được ra viện. Được biết, trước đó người bệnh đã ăn phở ngoài quán. Sau khi ăn khoảng 6 giờ thì có các triệu chứng trên.

Tương tự, người bệnh Nguyễn Hoài Th. 29 tuổi, sau ăn xúc xích ven đường được khoảng 6 giờ thì xuất hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Người bệnh vào viện trong tình trạng đau bụng nhiều, đi ngoài phân lỏng 5 lần.

Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có số lượng bạch cầu cao bất thường 11.32G/L, Mono 1.51G/L, Mono 13.4%, độ phân tán của đường kính hồng cầu 16.4%. Sau điều trị 3 ngày, người bệnh ổn định và được ra viện.

Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn, Khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa cho biết, các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do các loại vi khuẩn như e.coli, campylobacter, listeria, salmonella, botulinum… gây ra.

Thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng, nhiễm khuẩn nếu không bảo quản đúng.

Khi người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về tiêu hóa, phổ biến là rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, nặng hơn là ngộ độc.

Dự báo thời tiết Miền Bắc có thể tiếp tục nắng nóng kéo dài, các bác sĩ nhận định, nhiều khả năng số người mắc bệnh tiêu chảy nhập viện sẽ tiếp tục tăng.

Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nóng do nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli,… bệnh có thể lây lan cho nhiều người khác tạo thành dịch. Những thực phẩm vệ sinh kém chính là môi trường thuận lợi cho những sinh vật này phát triển, gây bệnh.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung, Phó trưởng Khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã đưa ra một số khuyến cáo trong việc bảo quản thực phẩm mùa nóng có thể áp dụng trong gia đình.

Cụ thể bác sĩ khuyến cáo, khi lựa chọn thực phẩm phải chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.

Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa chất độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,… Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nên nấu ăn tại nhà để giảm sự ô nhiễm từ môi trường.

Với bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần để ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép, không nên trữ quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.

Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.

Hạn chế lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.

Khi chế biến thức ăn, cần rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn. Thực hiện rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh hoặc lò vi sóng, không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.

Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, hạn chế tối đa thức ăn sống hoặc tái, các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt (dưa muối, nem chua…). Đun kỹ lại thức ăn cũ lưu trữ trong tủ lạnh trước khi sử dụng.

Rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản bằng lồng che, hộp đựng, nên ăn ngay sau khi chế biến xong.

Nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình là điều cần thiết. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Về ngộ độc thực phẩm, báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, nước ta ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 100 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.181 người mắc, 23 ca tử vong.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).

Riêng tại các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất xảy ra 3 vụ ngộ độc với 518 người mắc (tăng 457 ca so với cùng kỳ).

Sau khi xảy ra các vụ ngộ độc lớn với nhiều người mắc, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Kết quả cho thấy, việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ, thường xuyên.

Để tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra các vụ ngộ độc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, cơ quan chức năng của các địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường, bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.

Đặc biệt, các địa phương phải chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản, tập trung vào nhóm các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương tăng cường kiểm soát các sản phẩm nông sản cũng như các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất yêu cầu các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng… kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngoài ra, không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đồng thời, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh.





Nguồn: https://baodautu.vn/so-ca-nhap-vien-vi-benh-tieu-hoa-tang-cao-d218411.html

Cùng chủ đề

Phòng ngừa bệnh tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Cấp cứu sau ăn phở, xúc xích ven đường Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, mới đây, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.K., (17 tuổi, ở Phú Thọ) trong tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy liên tục, sốt cao. Những triệu chứng trên xuất hiện sau 6 giờ khi nam thanh niên đi ăn phở ở bên ngoài về. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hoá. Sau...

Thí điểm cơ quan quản lý liên ngành ngăn ngộ độc thực phẩm

Nếu làm chặt chẽ, tăng cường thanh kiểm tra sẽ ngăn được ngộ độc...

Kiểm soát chặt ATTP quanh các điểm thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở Y tế Hà Nội, kế hoạch được đưa ra nhằm đảm bảo công tác đáp ứng y tế, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP trước, trong và sau kỳ thi. Theo đó, 4 yêu cầu cụ thể gồm: đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh chất lượng nước và ATTP; tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng tìm “bản vẽ” phát triển đô thị Hòa Vang

Là khu vực phát triển đô thị mới của TP. Đà Nẵng, huyện Hòa Vang sẽ được phát triển theo mô hình đô thị nào để tránh ảnh hưởng về môi trường, văn hóa, làng nghề, cũng như di tích văn hóa? Dư địa lớn Thời điểm trước năm 1997, diện tích đô thị của Đà Nẵng chưa đến 6.000 ha. Rất nhanh sau đó, Thành...

Nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăng

Nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăngTheo Bộ Y tế, hiện nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăng. Ngày 25/6, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam...

Phát động đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn

Quảng Trị phát động đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ các dự án lớnNgày 23/6, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng vừa phát động đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, năm 2024 là năm tăng tốc, có ý...

Sốt xuất huyết tăng nhanh, xuất hiện thêm nhiều ổ dịch

Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng nhanh, xuất hiện thêm nhiều ổ dịchTrong tuần qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó) và 2 ổ dịch. Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội trong tuần qua (từ ngày 14 đến nay), trên địa bàn TP. Hà Nội có thêm...

Đường dây 500 kV mạch 3 tăng tốc về đích

Đến nay đã hoàn thành đúc móng toàn bộ 1.177/1.177 vị trí cột; hoàn thành lắp dựng 698/1.177 vị trí cột, đang lắp dựng 400/1.177 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 87/513 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 45/513 khoảng néo. Trước mục tiêu phấn đấu hoàn thành dự án trước 30/6/2024, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công...

Bài đọc nhiều

Tiến độ kiểm soát thuốc lá mới phụ thuộc vào đánh giá khoa học của Bộ Y tế

Cần có đánh giá khoa học trên các loại thuốc lá mới đã được kiểm nghiệmTại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương (BCT) Nguyễn Hồng Diên khuyến nghị BYT cần thực hiện đánh giá khoa học về tác hại của TLĐT, TLLN để có đủ cơ sở xây dựng khung pháp lý cho việc kiểm soát hiệu quả các sản phẩm này. Dựa trên đánh giá khoa học của BYT, BCT...

Tưởng xăm môi để có ‘làn môi căng mọng’ ai ngờ môi sưng, đóng mài dày

Chị L.T.H., 39 tuổi, ngụ ở Bình Dương là một trong những trường hợp này. Chị H. đến khám tại khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng môi sưng, đóng mài dày, cảm giác đau rát.Khó có thể phục hồi như ban đầuChị H. kể trước đó chị đi xăm môi tại một thẩm mỹ viện. Sau...

Biểu hiện viêm tai ngoài và cách phòng tránh

Viêm tai ngoài thường gặp nhất ở trẻ em Viêm tai ngoài là tình...

Ăn cua đá nướng, bé trai bị nhiễm sán lá phổi

Trước khi vào viện, trẻ ăn cua đá nướng. Vài tháng gần đây, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được thăm khám tại bệnh viện tỉnh, nghi ngờ xuất huyết não được chuyển tuyến lên điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Kết quả xét nghiệm cho thấy, trẻ bị tổn thương tràn dịch màng phổi. Bệnh nhi thi thoảng kêu tức ngực, được điều trị tràn dịch màng phổi ổn định và xuất viện. Về nhà...

Phòng ngừa bệnh tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Cấp cứu sau ăn phở, xúc xích ven đường Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, mới đây, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.K., (17 tuổi, ở Phú Thọ) trong tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy liên tục, sốt cao. Những triệu chứng trên xuất hiện sau 6 giờ khi nam thanh niên đi ăn phở ở bên ngoài về. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hoá. Sau...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăng

Nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăngTheo Bộ Y tế, hiện nhu cầu ghép tạng trên thế giới và của Việt Nam rất lớn và ngày càng tăng. Ngày 25/6, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam...

Sốt xuất huyết tăng nhanh, xuất hiện thêm nhiều ổ dịch

Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng nhanh, xuất hiện thêm nhiều ổ dịchTrong tuần qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó) và 2 ổ dịch. Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội trong tuần qua (từ ngày 14 đến nay), trên địa bàn TP. Hà Nội có thêm...

Ăn cua đá nướng, bé trai bị nhiễm sán lá phổi

Trước khi vào viện, trẻ ăn cua đá nướng. Vài tháng gần đây, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được thăm khám tại bệnh viện tỉnh, nghi ngờ xuất huyết não được chuyển tuyến lên điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Kết quả xét nghiệm cho thấy, trẻ bị tổn thương tràn dịch màng phổi. Bệnh nhi thi thoảng kêu tức ngực, được điều trị tràn dịch màng phổi ổn định và xuất viện. Về nhà...

Mới nhất

Xếp hạng bảng E Euro 2024: Bốn đội cùng có 4 điểm, Ukraine bị loại

Lượt trận cuối cùng bảng D Euro 2024 đã diễn ra vô cùng kịch tính. Tuyển Bỉ có trận hòa căng thẳng 0-0 trước Ukraine. Romania cùng Slovakia cũng tạo nên trận cầu chia điểm hấp dẫn với tỉ số 1-1.Bảng E...

Quốc hội thành lập đoàn giám sát tối cao về bảo vệ môi trường

Sáng 21/6, với 448/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 91,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có...

Kết quả bóng đá Slovakia 1-1 Romania, bảng E EURO 2024

- Kể từ khi Tiệp Khắc tan rã, Slovakia chưa từng giành chiến thắng trước Romania trong 8 trận đã đấu (hòa...

TPHCM mưa lớn diện rộng nhiều ngày tới

TPO - Trong tuần cuối tháng 6, TPHCM và khu vực Nam bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa lớn vào chiều và tối. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng 24/6, một số khu vực phía Tây TPHCM...

Mới nhất