Trang chủDestinationsQuảng NamSiva giáo và Phật giáo ở vùng Quảng Nam thế kỷ 10...

Siva giáo và Phật giáo ở vùng Quảng Nam thế kỷ 10 | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(ĐS 21/6) – Dấu ấn của Siva giáo và Phật giáo ở vùng Quảng Nam thế kỷ 10 vẫn còn lưu dấu trên những văn khắc ở các khu di tích Chăm.

Tháp Bằng An. Ảnh: V.V.T
Tháp Bằng An. Ảnh: V.V.T

Những biến đổi thời cuộc

Các văn khắc ở di tích Mỹ Sơn và Trà Kiệu, từ thế kỷ 5 đến đầu thế kỷ 8, cho biết sự tồn tại một vương triều của Champa chịu ảnh hưởng đạo Bà-la-môn, phái Siva giáo. Những biến cố lịch sử vào giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9 ở Champa và khu vực Đông Nam Á đã dẫn đến sự suy vong của vương triều Siva giáo ở vùng Quảng Nam, sau đó là sự xuất hiện một vương triều mới, kinh đô có tên ghi trên văn khắc là Indrapura (thành phố của thần Indra).

Vương triều Indrapura tuy vẫn giữ truyền thống tôn sùng thần tối cao Siva nhưng đồng thời cũng tiếp nhận và đề cao giáo pháp của đạo Phật, đặc biệt là Kim cương thừa – Mật tông. Đây là tông phái chiếm ưu thế lúc bấy giờ ở vùng Nam Ấn và lan rộng đến các vương quốc hải đảo Đông Nam Á, Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Tạng.

Phật giáo Kim cương thừa tôn vinh vị Phật tối cao là Vaicrocana (Tì-lô-giá-na/ Đại Nhật Như Lai), vừa có lòng nhân từ bao dung tất thảy vừa có quyền năng chi phối chư Phật và Bồ tát.

Nghi lễ của Mật tông có kế thừa hình thức mật chú (mantra) của hệ phái Pasupata thuộc Siva giáo trước đó và phát triển cách thức trì chú, tu tập theo các biểu đồ thể hiện các cõi giới (mạn-đà-la), trong đó Đại Nhật Như Lai có vai trò trung tâm.

Phật giáo Mật tông chú ý đến xã hội thế tục, xây dựng những bộ kinh dành cho tầng lớp thủ lĩnh; tạo dựng hình ảnh vị vua tối cao của xã hội thế tục tương ứng với vị Phật tối cao ở cõi Trời.

Bộ kinh Suvarṇa-prabhāsa (Kim quang minh tối thắng vương) là ví dụ; trong đó nêu những đức tính cần có để trở thành vua của một đất nước và những nghi thức tu tập, hành trì của vua và các chức sắc của hoàng gia. Nhờ vậy, Phật giáo Mật tông đã nhanh chóng được các vị vua các vương quốc bấy giờ tiếp nhận.

Ở Champa, Phật giáo Mật tông đã được vương triều Indrapura xem như một chỗ dựa tinh thần, bổ sung vào truyền thống Siva giáo của các vương triều trước. Bản văn khắc (ký hiệu C 66) tìm thấy ở di tích Đồng Dương (Thăng Bình) lập năm 875 ghi nhận quyền lực của thần Siva bảo trợ cho xứ sở Champa đồng thời tôn vinh Laksmindra-Lokeśvara, một hóa thân của Quán Tự Tại Bồ tát bảo trợ cho vua Indravarman, người sáng lập vương triều Indra.

Di tích Đồng Dương thường được nói đến với tên gọi “Phật viện”, nhưng toàn bộ kiến trúc đều giữ kiểu thức đền tháp Siva giáo ngoại trừ các trụ cổng.

Tôn giáo và hội nhập

Tính chất dung hợp tôn giáo của vương triều Indrapura thu phục được sự hỗ trợ của tầng lớp tăng lữ và cộng đồng thương nhân, thủ công nghiệp, kể cả những kiểu thức bang hội có sự ủng hộ của nữ giới – vốn là một thế mạnh của phong trào tín ngưỡng Mật tông thời bấy giờ.

Hiện vật khai quật tại di tích Đồng Dương 1903, có cả tượng Phật và bệ Yoni. Ảnh tư liệu của EFEO
Hiện vật khai quật tại di tích Đồng Dương 1903, có cả tượng Phật và bệ Yoni. Ảnh tư liệu của EFEO

Đồng thời sự tiếp nhận Phật giáo Mật tông của vương triều Indrapura đã giúp cho Champa hội nhập một trào lưu tôn giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn từ lục địa Ấn Độ, Trung Hoa đến các xứ sở hải đảo.

Các vị cao tăng du hành từ Ấn Độ đến Trung Hoa, hoặc theo lộ trình ngược lại, đều có điều kiện dừng chân ở Champa; đồng thời Champa cũng có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa đa dạng từ nhiều hướng, không chỉ từ Ấn Độ, Java mà cả từ Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản.

Đây là thời kỳ nở rộ các kiến trúc tôn giáo tuyệt mỹ của Champa ở vùng Quảng Nam; dấu tích lưu lại đến ngày nay là khu Phật viện Đồng Dương (thế kỷ 9 -10), tháp A1 ở khu di tích Mỹ Sơn (thế kỷ 10), tháp Khương Mỹ (thế kỷ 10), tháp Bằng An (thế kỷ 10 và trùng tu sau đó).

Các bản văn khắc thời kỳ này sử dụng cả tiếng Sanskrit (như trước đó) và cả tiếng Chăm cổ, nội dung phong phú, phản ánh tính chất đa dạng về tín ngưỡng cũng như sự phát triển của các tầng lớp xã hội và mối quan hệ với nước ngoài.

Văn khắc C 108, tìm thấy ở Bồ Mưng (Điện Bàn), lập năm 890, ghi nhận một vị đại thần có tên là Ajñā Manicaitya lập đền thờ Siva và phối ngẫu; tuy công trình mang tính chất gia đình, nhưng được sự bảo trợ của vua. Văn khắc C 106, tìm thấy ở Bàn Lãnh (Duy Xuyên), lập năm 898, ghi lại việc xây dựng đền tháp của vị đại thần có tên là Sivakapla và vị sư có tên là Sivācārya.

Văn khắc C 67, tìm thấy ở Đồng Dương (Thăng Bình), thế kỷ 9, nói về gia đình hoàng hậu Haradevī Rājakula xây dựng đền tháp để cầu nguyện phước đức cho đức vua và hoàng gia. Văn khắc C 138 (An Thái, Thăng Bình, năm 902) ghi việc xây dựng tu viện, tôn vinh Phật và Bồ tát, đặc biệt đề cập các cõi giới của Đại Nhật Như Lai, A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni và chư vị Bồ Tát Kim Cương Thủ.

Văn khắc C 141 (Bằng An, Điện Bàn, năm 906) nói đến các đoàn sứ giả của các vương quốc đến Champa. Văn khắc C 142 (Hóa Quê, Đà Nẵng, năm 909) cho biết một số đền tháp Siva giáo và tu viện Phật giáo được một gia đình có quan hệ hôn nhân với hoàng gia Champa xây dựng ở khu vực bến sông gần cửa Hàn.

Tính chất dung hợp tôn giáo ở Champa từ thế kỷ 10, kết hợp thờ các vị thần Bà la môn với các vị Phật và Bồ tát, cùng với ý thức về ngôn ngữ bản địa và quan hệ ngoại giao đa dạng đã giúp Champa nói chung và vùng Quảng Nam phát triển mạnh vào thế kỷ 10.

Tuy nhiên, Champa cũng đối mặt với sự đổi thay chung ở khu vực; trực tiếp là sự phát triển của đế chế Angkor phía tây nam cùng sự ra đời và lớn mạnh của Đại Việt ở phía bắc. Sau thế kỷ 10, vùng đất Quảng Nam chứng kiến những biến cố lớn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

(Bqp.vn) - Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô...

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao

5 tổ hợp công trình y tế quy mô quốc gia và quốc tế sẽ được xây dựng tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn, Quốc Oai, Gia Lâm và thị xã Sơn Tây. 5 tổ hợp công trình y tế quy mô quốc gia và quốc tế sẽ được xây dựng tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn, Quốc Oai, Gia Lâm và thị xã Sơn Tây. ...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

(ĐCSVN) - Ngày 21/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình để thông báo Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP

(QNO) - Trong năm 2024, huyện Núi Thành có 5 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao. Như vậy đến nay, toàn huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình OCOP tiếp tục được địa phương quan tâm, hỗ trợ. Các chủ thể OCOP triển khai chương trình đạt hiệu quả. Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sau...

Gần 40 gian hàng sản phẩm OCOP, làng nghề trưng bày tại Hội nghị du lịch nông thôn quốc tế

(QNO) - Bên lề Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn đang diễn ra tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An (Thăng Bình) sáng nay (10/12), gần 40 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, làng nghề, làng du lịch Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước cũng được giới thiệu đến đại biểu, du khách. Các sản phẩm của Quảng Nam gồm:...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Chổi đót của HTX Nông nghiệp – thương mại Nhất Tuấn hướng đến 4 sao OCOP

HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh và góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hơn 15 năm qua, bà Phan Thị Xuân ở xã Duy Sơn gắn bó với cơ sở sản xuất chổi đốt Nhất Tuấn, nay là HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn. Trước đây, gia...

Thăng Bình kỳ vọng lớn vào sản phẩm OCOP

QUANG VIỆT Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi giá trị, huyện Thăng Bình kỳ vọng khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hình thức hỗ trợ Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP huyện Thăng Bình đã phối hợp, tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất - kinh...

Bài đọc nhiều

Lá chanh giúp giải cảm, trị ho và có nhiều lợi ích cho sức khỏe | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá nên khá hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng da. ...

Chả bê ống tre – món quen mà lạ | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Là một trong những món ăn đặc sản quen thuộc và nổi tiếng của xứ Quảng, nhưng qua bàn tay khéo léo của anh Trương Thanh Hiên, chả bê Cầu Mống trở nên mới lạ, ấn tượng và hấp dẫn bao thực khách… ...

Xu hướng tiêu dùng xanh tại Indonesia | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Nhiều người tiêu dùng tại Indonesia đang có trách nhiệm với môi trường hơn khi tìm cách giảm lượng khí thải các-bon bằng việc lựa chọn mua sắm thông minh hay tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. ...

Làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu khởi sắc trở lại | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Khác hẳn với không khí vắng vẻ, đìu hiu trong mùa dịch COVID-19, bây giờ nhiều du khách trong và ngoài nước đã quay trở lại tham quan, trải nghiệm ở làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, xã Duy Vinh (Duy Xuyên). ...

Biển Rạng nhếch nhác bởi tràn lan rác thải | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Bờ biển Rạng (xã Tam Quang, Núi Thành) ngày càng nhếch nhác bởi rác thải sinh hoạt xả bừa bãi ra môi trường mà người dân và du khách mang theo khi tắm biển, vui chơi. ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ...

“Em gái mưa” của chồng thường xuyên đến nhà tôi ăn cơm, mua sắm cùng mẹ chồng

Chồng tôi có một cô "em gái mưa" thích anh từ ngày còn học đại học, mãi không chịu lấy chồng, suốt ngày qua nhà tôi ăn uống, đi mua sắm cùng mẹ chồng tôi, đôi lần tôi nghe...

Trực tiếp bóng đá Indonesia 0-0 Philippines: Cầu thủ nhập tịch đá chính

TRẬN ĐẤU BẮT ĐẦUIndonesia 0-0 PhilippinesĐội hình ra sânĐội tuyển Indonesia: Cahya, Ferrari, Kadek, Pratama Arhan, Dony Tri Pamungkas, Asnawi Mangkualam, Marselino Ferdinan, Maulana, Arkhan, Hannan, Rafael Struick.Đội tuyển Philippines: Deyto, Kempter, Aguinaldo, Tabinas, Ugelvik, Bailey, Woods, Monis, Mariona, Sison Reyes, Kristensen.Thông tin trước trận Indonesia vs PhilippinesĐội tuyển Indonesia đang xếp thứ nhì bảng B với 4...

Mới nhất