Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy...

Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy tại báo Tuổi Trẻ


Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 1.

Trường đại học Văn Lang và báo Tuổi Trẻ ký kết hợp tác đào tạo một số học phần trong chương trình đại học chính quy – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Chiều 28-8, tại Trường đại học Văn Lang đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Văn Lang và báo Tuổi Trẻ

Trong khuôn khổ chương trình, ngay trong năm học 2024 – 2025 này, 400 sinh viên đại học chính quy thuộc ngành quan hệ công chúng, hệ đặc biệt của khoa quan hệ công chúng – truyền thông, Trường đại học Văn Lang sẽ tham gia khóa đào tạo trực tiếp tại báo Tuổi Trẻ. Đây cũng là mô hình đào tạo truyền thông mới tại Việt Nam.

Sinh viên học nghề tại tòa soạn, hiện trường

Việc dạy và học được thực hiện theo hướng tập trung thực hành, tiếp cận thực tiễn, tạo ra sản phẩm truyền thông thực tế.

Lần đầu tiên sinh viên Trường đại học Văn Lang sẽ được đào tạo thẩm định tin tức, kỹ năng nhiếp ảnh ngay tại Tòa soạn báo Tuổi Trẻ và tại hiện trường. 

Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về tin tức, nhiếp ảnh, đồng thời trực tiếp tham gia quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông từ khâu tiếp nhận, đánh giá, xử lý và xuất bản tin tức trên báo Tuổi Trẻ.

Các phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm làm báo và giảng dạy của báo trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành. 

Ngoài việc được cung cấp kiến thức nền tảng của học phần, hướng dẫn thực hành ngay tại chỗ, sinh viên sẽ được đưa về các phòng ban với sự hướng dẫn của phóng viên, biên tập viên, cùng tham gia các sự kiện, sản xuất các sản phẩm thực tế.

Nói về mô hình dạy học này, TS Võ Văn Tuấn – phó hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang – cho rằng nhà trường nhìn nhận mô hình đào tạo hợp tác với báo Tuổi Trẻ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy tại Báo Tuổi Trẻ - Ảnh 3.

Trường đại học Văn Lang đầu tư trang thiết bị hiện đại cho sinh viên khối ngành truyền thông – Ảnh: N.T

Theo ông Tuấn, trên thế giới, mô hình này đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia phát triển, nơi các trường đại học và các tổ chức truyền thông hàng đầu hợp tác chặt chẽ để tạo ra một môi trường học tập và làm việc gắn kết. Sinh viên không chỉ học lý thuyết, mà còn được thực hành ngay trên các nền tảng thực tế, góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị thực tiễn.

Mục tiêu của trường khi tham gia chương trình hợp tác này là mở rộng không gian học tập cho sinh viên, đưa sinh viên tiếp cận với những sự kiện, vấn đề nóng hổi đang diễn ra, từ đó không chỉ học hỏi từ các case study đã qua, mà còn trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung và giải quyết vấn đề.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng sinh viên Văn Lang sẽ không chỉ trở thành những người làm truyền thông giỏi, mà còn là những người tiên phong trong việc đổi mới cách tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao chất lượng báo chí và truyền thông tại Việt Nam” – TS Võ Văn Tuấn nói.

Trách nhiệm xã hội

Lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Văn Lang và báo Tuổi Trẻ mang ý nghĩa đặc biệt. 

Trường đại học Văn Lang – một cơ sở đào tạo đại học và báo Tuổi Trẻ – cơ quan báo chí truyền thông bắt tay nhau cùng thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành truyền thông một cách chính thức, chính quy, bài bản, có trách nhiệm. 

Trường đại học Văn Lang và báo Tuổi Trẻ đều cho rằng việc ký kết hợp tác đào tạo không đơn thuần là phối hợp dạy học cho sinh viên mà còn là trách nhiệm xã hội của hai đơn vị.

Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang – phát biểu tại lễ ký kết – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang – chia sẻ sứ mệnh quan trọng của trường là đào tạo những con người mang tác động tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội. 

Chúng tôi cung cấp cho người học một trải nghiệm toàn diện, quan trọng là các bạn sống có nhân cách, biết chia sẻ, thấu hiểu, biết vượt qua khó khăn, biết cống hiến. 

“Chương trình ký kết rất ý nghĩa, giúp lan tỏa tri thức sâu rộng hơn và phụng sự xã hội, thực hiện trách nhiệm xã hội. Chúng tôi quan niệm rằng sinh viên phải được trải nghiệm, thành thục với nghề, có đạo đức nghề nghiệp, tạo ra giá trị của riêng mình và cho xã hội. Hợp tác với báo sẽ giúp sinh viên có trải nghiệm với nghề thật của mình. Sinh viên ra trường hiểu được nghề, tự tin theo nghề đã học 4 năm” – PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu nói thêm.

Tương tự, nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – cho rằng việc tham gia giảng dạy cho sinh viên là trách nhiệm xã hội của tờ báo. 

Ông cho biết hằng năm, báo tiếp nhận rất nhiều sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng đến thực tập nghề nghiệp tại báo. Đó vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội để báo Tuổi Trẻ có thể phát hiện, tiếp nhận và bồi dưỡng những sinh viên có năng lực và tố chất phù hợp.

Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành chính quy tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 4.

Nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – cho rằng giảng dạy sinh viên là trách nhiệm xã hội của báo – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

“Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo chứ không chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập trong vài tháng. 

Những tình huống truyền thông trên giảng đường có thể ít thay đổi nhưng sự kiện hằng ngày mà báo tiếp nhận, tác nghiệp, xử lý luôn khác biệt. Điều đó sẽ cung cấp cho sinh viên những bài học thực tế rất cần thiết” – ông Lê Thế Chữ nói.

Với sự hợp tác giảng dạy nghiêm túc và trách nhiệm giữa hai bên, ông Chữ kỳ vọng sẽ giúp các bạn sinh viên vững về lý thuyết, mạnh về nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong công việc, cuộc sống và được làm nghề khi còn đang đi học, xây dựng được những mối quan hệ tốt phục vụ cho nghề nghiệp sau này.

Trường đại học Văn Lang tặng 20 suất học bổng “Tiếp sức đến trường”

Sinh viên Trường đại học Văn Lang học thực hành tại Báo Tuổi Trẻ - Ảnh 4.

Bà Bùi Thị Vân Anh – chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Văn Lang – trao tặng 20 suất học bổng Tiếp sức đến trường cho báo Tuổi Trẻ – Ảnh: TRÀ MY

Trong khuôn khổ lễ ký kết hợp tác giữa hai đơn vị, Trường đại học Văn Lang trao tặng Quỹ học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ 20 suất học bổng, trị giá 300 triệu đồng.

Với việc trao tặng học bổng này, Trường đại học Văn Lang hy vọng cùng báo Tuổi Trẻ tiếp tục thắp sáng hành trình vượt khó đến trường của nhiều tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.



Nguồn: https://tuoitre.vn/sinh-vien-truong-dai-hoc-van-lang-hoc-thuc-hanh-chinh-quy-tai-bao-tuoi-tre-20240828143106877.htm

Cùng chủ đề

Sinh viên “thực chiến” nhờ doanh nghiệp tham gia sâu vào đào tạo

(NLĐO)- Gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy Ngày 2-11, tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã diễn ra hội nghị Công giới 2024 và tọa đàm "Tăng...

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. Đánh dấu 7 năm hình thành và phát triển, đây là cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa sứ mệnh trở thành tổ chức phát triển trí tuệ Việt hàng đầu, nơi ươm mầm và nâng cao năng lực của các doanh nhân, trí thức và cộng đồng.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Khung năng lực số giúp sinh viên cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế

Ngày 1.11, tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Bộ GD-ĐT đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư ban hành khung năng lực số cho người học trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? "Về nguyên tắc, phải có người bán hàng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã thực hiện khảo sát và thấy các doanh nghiệp...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Người Thái nhận 13.000 tỉ đồng tiền cổ tức, khoản đầu tư vào bia Sài Gòn vẫn lỗ nặng?

Tổng số tiền cổ tức lũy kế ước nhận về của Thai Beverage sau 7 năm thâu tóm Sabeco khoảng 13.000 tỉ đồng. Dù vậy giới đầu tư vẫn đánh giá khoản đầu tư gần 5 tỉ USD ngày nào của tỉ phú Thái vào hãng bia Việt đang lỗ... ...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?Thời gian gần đây có nhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh có thể chữa được ung thư. Nói về vấn đề này, Báo VnExpress dẫn lời Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết, đây là phương pháp...

Mới nhất