Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm một số môn không chọn...

Sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm một số môn không chọn làm giáo viên


Thiếu giáo viên do thiếu nguồn tuyển

Bộ GD-ĐT cho rằng, một trong những nguyên nhân các địa phương chưa tuyển dụng hết số biên chế giáo viên được giao là thiếu nguồn tuyển dụng. Nếu không kịp thời tuyển dụng số giáo viên này thì tiếp tục xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông.

Bên cạnh đó còn gây nhiều khó khăn cho các cơ sở trong triển khai các nhiệm vụ giáo dục, ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng giáo dục của một bộ phận trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục và gây ra sự quá tải đối với giáo viên.

Sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm một số môn không chọn làm giáo viên- Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT cho rằng, những sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm một số môn có xu hướng làm các công việc khác có thu nhập cao hơn giáo viên

Tuy nhiên, những sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm hoặc cử nhân đào tạo chuyên ngành các môn tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, công nghệ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, thường có xu hướng làm các công việc khác có thu nhập cao hơn.

Do đó, việc tuyển dụng, hợp đồng những giáo viên các môn đặc thù có trình độ cử nhân theo quy định về chuẩn trình độ đào tạo rất khó khăn, số lượng sinh viên đào tạo để dạy các môn học mới ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ GD-ĐT đề xuất cần thiết phải tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên, bảo đảm có đủ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở một số môn học, bao gồm: lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học và THCS…

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy một số môn học trên ở cấp tiểu học và THCS. 

Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Trường họp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù họp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.

Bộ GD-ĐT cho rằng việc nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại luật Giáo dục 2019 là định hướng phấn đấu và phù hợp với xu thế phát triển, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần phải bổ sung đủ số lượng giáo viên đứng lớp bảo đảm theo thực tế dự báo tăng dân số cơ học và thực hiện giảng dạy các môn học.

Thu nhập là nguyên nhân khó thu hút người giỏi vào sư phạm

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, chưa đủ để đảm bảo mức sống cho giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ và sống ở khu vực đồng bằng, thành phố. 

Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng giáo viên không an tâm công tác, một bộ phận giáo viên bỏ việc, chuyển việc; đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, địa phương thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số giáo viên còn thiếu và chuẩn bị đội ngũ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

Hiện tại, có nhiều địa phương ban hành chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút nhà giáo trẻ, nhà giáo công tác ở các vùng khó khăn hoặc nhà giáo giỏi có trình độ cao về công tác tại địa phương.

Tuy nhiên, việc ban hành chính sách đặc thù với nhà giáo còn nhiều khó khăn do chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện. Vì vậy, rất cần bổ sung quy định về việc khuyến khích địa phương ban hành chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút nhà giáo.

Bộ GD-ĐT nêu dự báo đến năm học 2024 – 2025, cấp tiểu học còn thiếu 6.621 giáo viên tin học và 5.780 giáo viên ngoại ngữ; cấp THCS: môn công nghệ thiếu 11.598 giáo viên, môn khoa học tự nhiên thiếu 2.366 giáo viên, môn nghệ thuật thiếu 4.321 giáo viên (dự thảo báo cáo đánh giá giữa kỳ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018).



Source link

Cùng chủ đề

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Có trò là phải có thầy

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi góp ý về luật Nhà giáo đã đề cập vấn đề đau đáu nhất của ngành giáo dục, của mỗi nhà trường hiện nay. Đó là tình trạng thiếu giáo viên. ...

Nhà giáo là ‘viên chức đặc biệt’

TPO - Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với việc ban hành Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt, được hưởng mọi quyền lợi và chính sách đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, đồng thời có một số chính sách đặc thù để có cơ hội phát triển tốt hơn. TPO - Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với việc ban hành Luật...

Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?

Đề cập đến việc quy hoạch trường lớp, Tổng Bí thÆ° Tô Lâm nhấn mạnh, có trò, có thầy thì phải có trường lớp, không để xảy ra tình trạng học sinh không có lớp để học. Trong phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, sáng 9/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ, và thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Cùng chuyên mục

Báo Tuổi Trẻ chuyển tặng hơn 1.000 quyển sách cho học sinh ở Hà Tĩnh

Ngày 12-11, ông Trần Đề - hiệu trưởng Trường TH & THCS Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh - cho biết nhà trường đã nhận thêm 580 quyển sách quý do báo Tuổi Trẻ chuyển đến từ TP.HCM giúp xây thư viện cho các em học sinh. ...

Bình Thuận: Xác minh, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

Ngày 12/11, ông Nguyễn Đức Hải Tùng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh gửi đến Sở GD&ĐT cùng UBND huyện Hàm Thuận Nam liên quan đến việc nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng...

“Giáo dục Thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch”

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng. Muốn vậy, nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch”. Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị...

Vụ 2 nữ sinh bị đâm sau giờ chào cờ: Phòng Giáo dục thông tin nguyên nhân

Cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bước đầu xác định nguyên nhân 2 nữ sinh lớp 9 bị 2 nam sinh đâm, phải nhập viện cấp cứu là do mâu thuẫn từ trước. Chiều 12/11, Phòng GD-ĐT huyện Đắk Mil thông tin, đơn vị đã có báo cáo gửi UBND huyện Đắk Mil về vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn Huệ có hành vi dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh nhập viện. Theo đó, sáng...

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xác minh, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh “hội đồng” nhập viện

Chiều 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có chỉ đạo giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cùng UBND huyện Hàm Thuận Nam kiểm tra, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh "hội đồng" phải nhập viện. ...

Mới nhất

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn...

Bình Thuận: Xác minh, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

Ngày 12/11, ông Nguyễn Đức Hải Tùng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh gửi đến...

Miss International 2024: Hoa hậu Thanh Thủy vào top 8

Chung kết Miss International 2024 đang diễn ra tại Nhật Bản ngày 12/11, với sự tham gia tranh tài của 76 người đẹp đến từ khắp nơi trên thế giới. Chung kết Miss International (Hoa hậu Quốc tế) 2024 diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản, quy tụ 76 thí sinh từ nhiều quốc gia. Đại diện của Việt Nam trong...

Giải pháp mới cho gia đình hiếm muộn

“Bác sĩ gia đình” cho vợ chồng hiếm muộn Sự kiện “Thắp lửa niềm tin - bừng sáng hy vọng: Tiếp sức ước mơ đón con yêu về” thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng...

Ưu đãi vé CGV chỉ từ 84K trên App ngân hàng và Ví VNPAY

Từ nay đến 16/2/2025, hội mê phim có thể đặt vé CGV với giá siêu hời chỉ từ 84K trên các App ngân hàng và Ví VNPAY, tha hồ thưởng thức những “bom tấn” chất lượng. Dù là “bạn mới” hay “bạn thân” đều sẽ được hưởng ưu đãi khi đặt vé xem phim CGV trên các App ngân...

Mới nhất