Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác


Chuyển ngành khác vì xin việc khó khăn, lương thấp và nhiều lý do khác

Lưu Hoàng Phương sinh năm 1999, tốt nghiệp loại giỏi ngành sư phạm ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Huế đã rẽ lối trở thành giáo viên dạy aerobic cho trẻ em ở một trung tâm tại TP.Huế.

“Mình từng mong muốn được làm giáo viên dạy ngữ văn ở một trường THPT nhưng quá trình xin việc của mình cũng gặp nhiều khó khăn nên sau đó mình đã chuyển hướng. Công việc dạy aerobic hiện tại của mình có thể linh hoạt thời gian mà thu nhập cũng hấp dẫn hơn nên mình cũng không có ý định sẽ quay lại làm giáo viên ngữ văn nữa”, Phương bộc bạch.

Hoàng Phương (áo trắng, hàng trên cùng, thứ 3 từ phải qua) cùng các em học sinh trong lần thực tập tốt nghiệp

Hoàng Phương (áo trắng, hàng trên cùng, thứ 3 từ phải qua) cùng các em học sinh trong lần thực tập tốt nghiệp

Giống như Phương, Phạm Hoài São Nhu, 25 tuổi, cựu sinh ngành văn học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đã nuôi ước mơ trở thành giáo viên từ bé. Tuy nhiên, sau khi rời giảng đường đại học, cô quyết định từ bỏ ước mơ, không học thêm chứng chỉ giảng dạy để trở thành giáo viên nên hiện nay là nhân viên truyền thông tại một công ty tư nhân ở TP.HCM.

“Chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan về yếu tố kinh tế trong vấn đề giảng dạy đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Với mức lương cơ bản của một giáo viên mới ra trường so với mức sống hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn thì gần như là muối bỏ biển. Mỗi ngành nghề đều có áp lực riêng, tuy nhiên khi xác định theo nghề giáo thì cũng cần phải học cách thích nghi nếu muốn đi dài lâu”, Nhu nói.

Lựa chọn không đi dạy sau khi tốt nghiệp ĐH, Nguyễn Đức Tiệp, tốt nghiệp ngành sư phạm toán, Trường ĐH Vinh, đang học lên thạc sĩ với hy vọng có được một cơ hội tốt hơn. “Trong thời gian học ở trường, mình được nhận nhiều đãi ngộ từ nhà trường dành cho sinh viên cũng như được học với các thầy cô có chuyên môn cao. Tuy nhiên, sau khi ra trường, mặc dù cầm tấm bằng xuất sắc, mình vẫn chưa thể có được một vị trí giảng dạy ở một trường công nào vì nhiều lý do, trong đó mức lương cũng khiến mình nản lòng. Hiện tại, mình chỉ kèm thêm tại nhà và học lên thạc sĩ”, Tiệp cho hay.

Phạm Hà My, sinh viên năm 2 của khoa vật lý, Trường ĐH Sư phạm Huế, cho biết cô mong muốn được trở thành giáo viên. Dù vậy, My nhận định đây là ngành khó xin việc, thu nhập thấp và cũng nhiều áp lực dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc, ít người lựa chọn theo nghề, My khá lo lắng cho tương lai.

“Theo mình được biết, mức lương khởi điểm của giáo viên sẽ là 4,2 triệu đồng/tháng nhưng mức lương trung bình ở Việt Nam lại rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Do đó, giáo viên cần phải làm việc 4 đến 5 năm mới có thể lên tới mức lương trung bình ở thời điểm hiện tại. Chưa kể, sau khi ra trường không phải ai cũng có thể tìm được việc ngay, không phải ai cũng được nhận vào làm chính thức luôn, mà hầu hết nếu may mắn, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sư phạm mới được nhận làm hợp đồng chứ chưa được là viên chức. Thực sự, mình cũng không biết sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục theo đuổi đam mê làm cô giáo hay không”, My tâm sự.

Nguyễn Khắc Tiệp (thứ 4 từ trái qua) nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc ngành sư phạm toán, Trường ĐH Vinh năm 2021

Nguyễn Khắc Tiệp (thứ 4 từ trái qua) nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc ngành sư phạm toán, Trường ĐH Vinh năm 2021

Trông đợi điều gì trong các chương trình thu hút nhân tài?

Trước thực trạng thiếu hụt giáo viên các cấp, nhiều tỉnh, thành thông báo đề xuất các chính sách thu hút, đãi ngộ giáo viên trong những năm gần đây.

Theo Phạm Hà My, đây là một tín hiệu tích cực khiến cô bớt được phần nào lo lắng cho công việc sau khi tốt nghiệp. “Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước và lãnh đạo địa phương đối với việc thu hút, giữ chân người có trình độ trong lĩnh vực giáo dục. Việc tăng cường chế độ ưu đãi có thể giúp thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống giáo dục địa phương”.

Cá nhân My cũng không ngại đến một thành phố khác làm việc sau khi tốt nghiệp nếu ở đó có các chính sách thu hút giáo viên về mặt kinh tế, phúc lợi cũng như cơ hội phát triển sự nghiệp. “Hiện tại, mình cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần để có thể tìm được cơ hội tốt sau khi tốt nghiệp thông qua các chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, mình lo lắng là đề xuất này sẽ được thực hiện hóa như thế nào và nó sẽ được đảm bảo tính bền vững ra sao để thực sự có hiệu quả, giúp ích được cho giáo viên”, nữ sinh viên bày tỏ.

Còn với Phạm Hoài São Nhu, cô nói: “Dường như việc đãi ngộ, thu hút giáo viên vẫn còn là dự kiến, nhiều tỉnh vẫn chỉ là đề xuất hoặc triển khai chưa đến nơi khiến nhiều người ngại ứng tuyển. Theo tôi, các chính sách này nên làm đồng bộ trên toàn quốc, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu vùng xa để giáo dục nước nhà có sự cân bằng và đảm bảo quyền lợi của cả giáo viên tại các địa phương lẫn học sinh ở đó”.

“Ai cũng mong muốn được trở về làm việc tại quê hương, do đó họ kỳ vọng một mức thu nhập khá, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình. Mình cũng hy vọng các thầy cô giáo có thể có được mức lương tốt hơn, xứng đáng với những gì họ bỏ ra, tạo các chính sách lương – thưởng phù hợp để có nguồn nhân lực chất lượng”, Nhu nói thêm.

Trong khi đó, Nguyễn Khắc Tiệp mong đợi các tỉnh sớm thực hiện hóa đề xuất để có thể nhanh chóng thu hút được giáo viên trẻ, những người có năng lực đến dạy. “Mình chỉ mong, những điều được đề xuất sẽ sớm thành hiện thực để các giáo viên hay các bạn đang theo học sư phạm không còn áp lực về tài chính, có thêm thời gian để tập trung vào chuyên môn, đặc biệt là đối với các giáo viên có chuyên môn tốt”, anh bày tỏ.

Còn Hoàng Phương, dù xác định không làm cô giáo dạy ngữ văn như đã từng mong đợi, cô hy vọng giáo viên được tạo điều kiện phân bổ hợp lý giữa giảng dạy, học tập, hoạt động cộng đồng cho giáo viên; có nhiều môi trường và điều kiện vật chất để giáo viên nghiên cứu khoa học và thể hiện khả năng sáng tạo, đổi mới trong công cuộc dạy và học ngày càng hiệu quả, giảm tình trạng giáo viên nghỉ việc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/7000-giao-vien-nghi-viec-sinh-vien-su-pham-tot-nghiep-loai-gioi-van-lam-nganh-khac-185240511131216837.htm

Cùng chủ đề

Thông tin mới vụ không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa dừng một số môn học

Liên quan tới việc nhiều trường ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) tạm dừng một số môn học do thiếu giáo viên, chính quyền địa phương đã sắp xếp, điều động được giáo viên dạy liên trường. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, liên quan tới việc một số trường phải tạm dừng môn học do thiếu giáo viên, UBND huyện đã điều động giáo viên dạy liên trường, dạy tăng tiết...

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

UBND tỉnh Thanh Hóa giao kiểm tra việc ‘không tuyển được giáo viên phải dừng một số môn học’

Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao Sở GD-ĐT và các huyện miền núi kiểm tra, xác minh nhiều trường phải tạm dừng một số môn học. Văn phòng UBND tỉnh Thanh vừa có văn bản giao Sở GD-ĐT, UBND các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát, Lang Chánh… kiểm tra, xác minh nội dung liên quan tới bài viết “Không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa phải tạm dừng một số...

Kết quả tuyển dụng công chức, viên chức TP.HCM từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc

UBND TP.HCM đã công bố quyết định về phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức của thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024 đối với ngành giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt. Hôm bầu cử Mỹ 5.11, mẹ tỉ phú Elon Musk, bà Maye Musk đăng lên tài khoản X (tên cũ là Twitter), công ty của con trai bà, bài viết chỉ trích phóng viên mảng công nghệ người Mỹ gốc Việt Ryan Mac của tờ The New York Times. Bà Maye Musk, mẹ tỉ phú...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mới nhất