Sinh viên có mạo hiểm?


Trải nghiệm văn hóa, khao khát phiêu lưu 

Khao khát phiêu lưu, trải nghiệm văn hóa, đất nước mới lạ, không ít bạn trẻ chọn “lối đi riêng”  bằng cách học những ngôn ngữ hiếm như Ả Rập, Ấn Độ, Indonesia… bất chấp nhiều định kiến như kén cơ hội việc làm, khó tiếp thu…

Ấn tượng bởi những điệu múa của “xứ sở vạn đảo”, Nguyễn Vũ Nhật Uyên, sinh viên năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đã bén duyên với chuyên ngành Indonesia học.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 1.

Wonderland Indonesia – Tiết mục biểu diễn trong hội thảo Khoa học lịch sử TP.HCM

“Ngày gặp mặt đầu năm học và chia chuyên ngành, tôi đã bị thu hút bởi điệu múa đan thuyền. Văn nghệ cũng chính là niềm tự hào của ngành vì đạt được nhiều thành tích lớn nhỏ tại khoa, trường và toàn quốc. Khi tham gia vào đội, sinh viên sẽ được mặc các bộ trang phục đẹp của Indonesia, tiếp xúc với các thầy cô từ Indonesia và các nhân viên lãnh sự quán, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân”, Uyên chia sẻ.

Còn Huỳnh Gia Bảo Ngọc, sinh viên năm 3 chuyên ngành Ả Rập học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, mong muốn thay đổi góc nhìn của mọi người về ngành “ít người theo đuổi” sau chuyến phiêu lưu 8 tháng tại Ai Cập.

“Đây là nền văn hóa xa lạ và còn vấp phải nhiều định kiến. Khi xét tuyển học bổng và tham gia trao đổi tại Ai Cập, tôi đã đến rất gần với ngôn ngữ Ả Rập vì 98% người dân ở đây đều sử dụng tiếng này. Tôi được gặp những người bạn từ các quốc gia và văn hóa khác nhau như Georgia, Nigeria, Somalia… Trải nghiệm tháng Ramadan và tham gia những hoạt động như nấu và ăn bữa Suhoor (bữa ăn được phục vụ trước bình minh) vào lúc 3 giờ sáng, cầu nguyện lúc 4 giờ, đi các nhà thờ Islam giáo để thưởng thức bữa ăn Iftar (bữa ăn được phục vụ vào lúc hoàng hôn)”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Không ngại khám phá ngôn ngữ hiếm, Nguyễn Thụy Hồng Ngọc, sinh viên năm 2 chuyên ngành Ấn Độ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết tiếng Hindi cũng như tiếng Việt, đọc sao thì ghép vào như vậy nên cũng không quá khó khăn.

“Ngôn ngữ chính tôi học là tiếng Anh và một ít tiếng Hindi. Tôi chọn ngành này vì ước mơ được trải nghiệm, du lịch tìm hiểu và học hỏi về các nền tôn giáo phương Đông, đặc biệt các tôn giáo Ấn Độ”, Ngọc nói.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 2.

Ngành Indonesia học biểu diễn tiết mục khai mạc cho lễ khai giảng năm học 2023-2024 của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Cầu nối giao lưu văn hóa và cơ hội việc làm

Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa, PGS-TS Đỗ Thu Hà, Trưởng bộ môn Ấn Độ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, cho biết, những ngôn ngữ hiếm có vai trò rất quan trọng. Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao với khoảng 200 nước trên thế giới và đây là “cầu nối” để tìm hiểu về văn hóa, con người, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước.

Trước những định kiến về ngôn ngữ hiếm và cơ hội việc làm, cô Thu Hà nhấn mạnh, điều quan trọng là thực tế hóa vấn đề tuyển sinh và đào tạo.

“Các trường cần quan tâm đến đầu vào, đánh mạnh tính thực tiễn và kiến thức chuyên sâu. Tránh tình trạng sinh viên học chung chung, nhiều cơ hội việc làm rộng mở nhưng lại không đủ tiêu chí để tham gia vào thị trường lao động”, cô Hà chia sẻ.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 3.

Minangkabau – trang phục truyền thống trong điệu múa Tari Piring của Indonesia

Riêng về ngôn ngữ Ấn Độ, theo PGS-TS Thu Hà, khá nhiều người lầm tưởng khi nhắc đến ngành học. Ấn Độ chưa có ngôn ngữ quốc gia mà chỉ có ngôn ngữ hành chính là tiếng Anh và tiếng Hindi. Do đó, muốn thâm nhập thị trường này thì tiếng Anh là công cụ hàng đầu để sinh viên giao tiếp, học tập, làm việc. Không ít sinh viên của ngành thông thạo tiếng Anh và cả tiếng Hindi, cơ hội làm việc rộng mở trong lẫn ngoài nước.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 4.

Bảo Ngọc trong chuyến đi Ai Cập

“Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được đến các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm từ thiện tại Ấn Độ, các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Thái Lan hay vùng Mỹ Sơn tại Việt Nam để học tập, trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo về những vấn đề thời sự, giao lưu văn hóa của hai nước Việt Nam và Ấn Độ”, cô Thu Hà thông tin.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 5.

Một trang ghi chép bằng tiếng Ả Rập của Bảo Ngọc

PGS-TS Thu Hà cũng chia sẻ, khi học ngôn ngữ, sinh viên cần nuôi dưỡng đam mê, học song hành cùng văn hóa của đất nước đó và đầu tư vốn từ chuyên ngành mà các em theo đuổi.

“Một số sinh viên học chỉ đủ để giao tiếp thông thường, thiếu ngôn ngữ trong lĩnh vực chuyên môn sẽ rất khó để làm việc. Học ngôn ngữ có nhiều cấp độ, tôi mong sinh viên sẽ rèn luyện, nỗ lực và xác định mục tiêu học tập, trở thành người lao động chất lượng cao”, PGS-TS Thu Hà đưa ra lời khuyên.

Thách thức và cơ hội

Theo Bảo Ngọc, khó khăn khi theo ngành là tài liệu, sách vở báo chí còn khan hiếm, không dễ cho người học có thể nói thông thạo. Hiện tại cả nước chỉ có hai cơ sở đào tạo ngành và ngôn ngữ Ả Rập chính quy là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội.

Còn với Nhật Uyên, dù được gia đình ủng hộ nhưng cũng từng gặp không ít định kiến về nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, nữ sinh viên chia sẻ, hiện nay có rất nhiều cơ hội cho người thành thạo tiếng Indonesia, ít cơ sở đào tạo nên mức độ cạnh tranh cũng không quá lớn như các ngôn ngữ khác.



Source link

Cùng chủ đề

16 doanh nghiệp giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y

Trong các ngày 1 và 2/11, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế tổ chức Ngày hội Định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm lần thứ 9 của Khoa Chăn nuôi thú y. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đảm bảo công bằng giữa các tổ hợp xét tuyển

  Thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sáng ngày 31/10 tại TP.HCM. Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, số lượng thí sinh ngày càng tăng, dự báo tiếp tục mỗi năm sẽ...

Hà Nội: Nhiều lao động có trình độ đại học tìm kiếm việc làm

(Dân trí) - Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 9 vừa qua, khoảng hơn 16.000 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm, trong đó hơn 25% trình độ đại học trở lên. Thông tin trên vừa được đưa ra tại lễ ra mắt mạng lưới đối tác và cổng thông tin việc làm của Trường ĐH Thương mại sáng nay (26/10).Số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho...

Hơn 3.000 chỉ tiêu việc làm tại ngày hội việc làm 2024

Ngày 11-10, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TPHCM (Yescenter) phối hợp với Trường Cao đẳng Công thương TPHCM tổ chức “Ngày hội tuyển dụng việc làm năm 2024”, nhằm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm nhân sự để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp sinh viên, người lao động tìm kiếm công việc phù hợp. ...

Những cửa ô- chứng tích lịch sử của Thủ đô

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tới dự, phát biểu và cắt băng khai mạc trưng bày. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm hoàng hôn Phú Quốc đẹp nao lòng trong mùa mưa

Hoàng hôn là 'đặc sản' của Phú Quốc nên thật thiếu sót nếu như du khách bỏ lỡ. Đặc biệt, hoàng hôn Phú Quốc vào mùa mưa lại mang đến những bức ảnh tuyệt đẹp đầy mê hoặc. Đối với các nhiếp ảnh gia và khách du lịch, hoàng hôn được xem là "đặc sản" thiên nhiên đặc biệt ưu ái cho Phú Quốc, dù đó là những khoảnh khắc ngắn ngủi trong ngày. Dưới đây là những địa điểm...

‘Tắt sóng 2G, nhà mạng sẽ phải bù máy 3G, 4G cho bà con’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi tắt sóng 2G, các nhà mạng phải có trách nhiệm 'bù' máy 3G, 4G cho người dân. Sáng 12.11, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ TT-TT. Nhiều đại biểu quan tâm đến việc tắt sóng 2G và ảnh hưởng của chính sách này đối với người dân. Đại biểu Phạm Thị Kiều, đoàn Đắk Nông ẢNH: GIA HÂN "Bù" máy cho người dân khi tắt sóng 2G Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) nói,...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Sinh viên hào hứng với những ý tưởng độc đáo về sống xanh

(NLĐO) – Số tiền bán được từ việc thu gom chai nhựa, nhóm sinh viên dùng để gây quỹ học bổng, tổ chức các hoạt động cộng đồng cho sinh viên ...

Hướng dẫn cách viết và gửi thư UPU lần thứ 54 đúng quy định

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 vừa được phát động, có chủ đề “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết...

Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện ‘tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11’

Từ đầu tháng 11, hội phụ huynh lớp con chị Trần Thu Tươi (40 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị quà cho giáo viên.Ban đầu một số phụ huynh trong lớp đề xuất trích quỹ tặng cô giáo chủ nhiệm bức tranh khắc chữ "tri ân" bằng đồng có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng làm kỷ niệm. Với điều kiện của hội phụ huynh, đa số nhất trí với phương án...

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là sáng kiến giáo dục mới do Chính phủ New Zealand phối hợp cùng...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Mới nhất

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI Make in Viet Nam

Sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI là một trong những mục tiêu của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ TT&TT tổ chức. Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển...

Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện ‘tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11’

Từ đầu tháng 11, hội phụ huynh lớp con chị Trần Thu Tươi (40 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị quà cho giáo viên.Ban đầu một số phụ huynh trong lớp đề xuất trích quỹ tặng cô giáo chủ nhiệm bức tranh khắc chữ "tri ân" bằng đồng có giá khoảng...

Báo chí muốn giữ vững ‘trận địa’, phải quay về những giá trị cốt lõi

(TN&MT) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. ...

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các...

Mới nhất