Trang chủNewsNhân quyềnSinh kế mới cho ngư dân - bài toán hỗ trợ chuyển...

Sinh kế mới cho ngư dân – bài toán hỗ trợ chuyển đổi nghề

(LĐXH) – Đến năm 2030, cả nước còn khoảng 83.600 tàu cá. Để đạt được mục tiêu này cần lộ trình giảm số lượng tàu cá và chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

Đó là mục tiêu theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm do khai thác vượt ngưỡng

Ông Vũ Duyên Hải, Phó Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Trong những thập kỷ qua, kinh tế thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp 25% GDP cho ngành nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam lọt top 3 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, ngành thủy sản nói chung và nghề khai thác hải sản đang đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, quy mô nghề cá nhỏ, manh mún, lạc hậu…

Sinh kế mới cho ngư dân - bài toán hỗ trợ chuyển đổi nghề - 1
Ngư dân chuyển đổi từ nghề đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản hiện nay suy giảm khoảng 20% so với 20 năm trước do hoạt động khai thác vượt ngưỡng.

“Một trong những nguyên nhân của tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản là do mất cân đối giữa khai thác và khả năng phục hồi của nguồn lợi. Tài nguyên hải sản xa bờ của Việt Nam rất phong phú, trong khi đội tàu nước ta năng lực yếu, chủ yếu khai thác ven bờ, vùng lộng, cường lực khai thác vượt ngưỡng cho phép” – ông Vũ Duyên Hải nói.

Ông Vũ Duyên Hải cho hay, thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến nay đã có 28 tỉnh, thành phố ven biển, nghiêm túc thực hiện chính sách tạm dừng cấp văn bản chấp thuận cho đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đối với tàu cá làm nghề cấm, nghề hạn chế phát triển theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt là không bổ sung các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác thủy sản.

Điển hình là lưới kéo, lưới rê là những nghề xâm hại nguồn lợi và hệ sinh thái. Các địa phương đều xác định và đã xây dựng tiêu chí đặc thù nhằm hạn chế phát triển, đặc biệt là nghề lưới kéo.

Do đó, các tỉnh, thành phố ven biển đã tổ chức triển khai thực hiện tốt việc cắt giảm những tàu cá làm nghề lưới kéo có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, tàu cá có tuổi thọ từ 15 năm trở lên…

Việc xác định loại nghề hạn chế phát triển và thực hiện cắt giảm tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê đã góp phần điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản theo hướng giảm dần các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái.

Các địa phương đã giảm số lượng tàu làm nghề lưới kéo từ khoảng 20% (năm 2020) xuống còn khoảng 17% (năm 2024) và tiếp tục thực hiện cắt giảm để giảm dần trong giai đoạn 2026 – 2030.

Qua đó, số lượng tàu cá toàn quốc đã giảm trung bình 0,6%/năm. Trong giai đoạn này, có 12/28 địa phương ven biển có số tàu cá giảm dần như: Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Trị, Cà Mau

Tuy nhiên, ông Vũ Duyên Hải cũng cho biết, chính sách giảm khai thác (giảm tàu cá) chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tại các địa phương. 

Việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi nghề, cắt giảm tàu cá tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, số lượng tàu khai thác được chuyển đổi nghề còn rất thấp.

Chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng

Ông Vũ Đức Cẩn ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bỏ nghề biển chuyển qua nuôi trồng thủy sản trên biển hơn 10 năm nay. Từ vài lồng bè ban đầu, đến nay ông đã phát triển lên 40 lồng trên tổng diện tích khoảng 2.000m2 mặt nước biển ở làng bè khu vực cầu Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu.

Các loài cá chủ lực ông Cẩn đang nuôi là cá mú, cá bớp và cá chim. Tổng sản lượng cả khu lồng bè khoảng 30 tấn/năm, sau khi trừ chi phí (thức ăn, nhiên liệu, nhân công…) ông Cẩn còn lãi khoảng 300 – 400 triệu đồng/năm.

Cũng như ông Cẩn, từ năm 2021, ông Nguyễn Quý Trọng Bình ở TP Vũng Tàu đã chuyển sang mô hình nuôi hàu, cá biển trên sông Chà Và (xã Long Sơn) với diện tích 1ha. Vào cuối năm 2022, ông Bình đã phát triển thành hợp tác xã (HTX) Như Ý Long Sơn với 7 thành viên.

HTX đã mở rộng diện tích nuôi lên 5ha, sản lượng khoảng 900 tấn/năm và phát triển thành mô hình nuôi biển kết hợp du lịch sinh thái. HTX cũng mở rộng liên kết với 18 hộ nuôi lồng bè khác để bao tiêu hải sản cho bà con.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, có số lượng lớn tàu khai thác hải sản. Tính đến tháng 9, toàn tỉnh có 4.345 tàu cá.

Trong đó, nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 30,6% tổng số lượng tàu; nghề lưới rê chiếm 26%; nghề câu 13,6%; nghề lưới vây, lồng bẫy và nghề hậu cần thủy sản cùng có tỷ lệ khoảng 5%, nghề chụp chiếm tỷ lệ 2%… 

Thực hiện các quy định về quản lý khai thác thủy sản, phát triển nghề cá bền vững, thời gian qua tỉnh đã giảm dần và chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động ven bờ và các nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh để giảm cường độ khai thác.

Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã giảm hơn 1.900 tàu cá, hiện còn 4.345 tàu (giảm hơn 30%), trong đó 60% hoạt động vùng khơi.

Là địa phương có đội tàu lớn nhất cả nước nên việc chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân đang là áp lực lớn với Kiên Giang.

Với mục tiêu đến năm 2025 phải thực hiện cắt giảm 2.550 tàu cá hoạt động xâm hại nguồn lợi, hoạt động không đúng quy định, tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ ngư dân chuyển đổi một số nghề phù hợp như: Nuôi trồng thủy sản trên biển, dịch vụ hậu cần nghề khai thác thủy sản. 

Đồng thời, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn vay cho ngư dân chuyển đổi từ hoạt động khai thác thủy sản sang nghề khác thân thiện với nguồn lợi và môi trường sinh thái.

Theo báo cáo của Cục Thủy sản, sau hơn 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản và gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi nghề, chính quyền các cấp, các thành phần kinh tế đã triển khai xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược, đề án chuyển đổi nghề.

Và thực hiện một số mô hình chuyển đổi sinh kế tại các cộng đồng ngư dân ven biển theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng và đẩy mạnh bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã thu được những kết quả tích cực. 

Một số mô hình chuyển đổi nghề đã phát huy hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng ngư dân và các thành phần kinh tế – xã hội khác tại các địa phương như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định… 

Về nuôi trồng thủy sản trên biển, đến nay đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi ngành hàng. 

Nhiều công nghệ mới, hiện đại được ứng dụng trong nuôi biển như: Công nghệ nuôi tuần hoàn khép kín, kiểm soát môi trường; công nghệ nuôi lồng công nghiệp…

Châu Anh

Báo Lao động và Xã hội số 156



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/sinh-ke-moi-cho-ngu-dan-bai-toan-ho-tro-chuyen-doi-nghe-20241228133058996.htm

Cùng chủ đề

Thực phẩm bẩn vào tận siêu thị, sao nỡ để ‘trời kêu ai nấy dạ’?

Không hiểu bằng cách nào, thực phẩm bẩn vẫn có cách lách vào tận siêu thị và chễm chệ trên giá đợi móc ví người tiêu dùng với giá cao, với danh nghĩa 'thực phẩm sạch'. Như đã thông tin, Công an TP Huế...

Nuôi gà Hồ, giống gà quý hiếm tiến vua, nông dân Bắc Ninh bán giá cao nhà giàu vẫn xuống tiền

Trong khi nhiều chủ trại, hộ chăn nuôi gà đang phải gồng mình chống đỡ với bão giá gà thịt giảm sâu thì những hộ nuôi gà Hồ “tiến vua” ở Bắc Ninh bán giá cao mà vẫn đắt hàng. Với giá bán 100.000 đồng/kg, người dân thả nuôi 1.000 con...

Phê duyệt bổ sung loạt dự án điện sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm

Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bổ sung, sau khi Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện và kiểm điểm trách nhiệm đối với sự chậm trễ trong thực hiện. Phó thủ tướng Chính phủ Bùi...

Nữ tiến sĩ lên tiếng khi bị tố đứng tác giả chính nhưng không viết gì cho sách

Sau hơn 20 ngày kể từ khi bị ông Oliver (Philippines) tố không tham gia viết gì cho 1 cuốn sách nhưng đứng vị trí tác giả đầu tiên, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM (UMT) lên tiếng về sự việc. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu bản thảo giữa 3 bên Bà Nguyễn Trà Giang cho hay, bà và ông Oliver Napila Gomez quen biết nhau từ năm 2017. Cả hai thường...

Ba nghị quyết quan trọng về công tác nhân sự ở Bà Rịa

(NLĐO)- HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỳ họp chuyên đề và thông qua 3 nghị quyết quan trọng về công tác nhân sự. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 quy định cần nắm rõ khi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu từ 2025

Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật Nghĩa vụ quân sự. Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025- Lịch khám nghĩa vụ quân sự năm 2025: Từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.- Lịch giao nhận quân nghĩa vụ quân sự 2025: Từ ngày 13...

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025

Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 18.000 hộ/người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với tổng giá trị đạt 5 tỷ đồng. Tổ chức chương trình “Tết không xa nhà” hỗ trợ đưa người dân có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh lân cận về quê đón Tết với gia đình do Câu lạc bộ Chuyến xe vạn tình...

80 năm chăm lo an sinh xã hội, ngành LĐ-TB&XH tự tin bước vào giai đoạn mới

Xuyên suốt 80 năm chăm lo lao động việc làm, an sinh xã hội, quá trình đó được bồi đắp và phát triển, là cả dòng chảy lịch sử với những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhìn lại chặng đường đi qua, thăng trầm khác nhau nhưng ngành LĐ-TB&XH luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mình. Do đó, toàn Ngành có quyền tự hào, tự tin...

Tiếng thơm của ngành LĐ-TB&XH trong suốt 80 năm tiếp tục được lan tỏa

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, với những thành tựu và dấu ấn lịch sử 80 năm an sinh xã hội, giai đoạn tới, trong hành trình mới, tiếng thơm 80 năm qua của ngành LĐ-TB&XH tiếp tục được lan tỏa. Giáo dục nghề nghiệp: Nhiều dấu ấn nổi bậtTrong những dấu ấn nổi bật, không thể không kể đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chất lượng được nâng cao, gắn kết công tác đào tạo với...

Bài đọc nhiều

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Ngày 28/12, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện “Gặp mặt giới thiệu sản phẩm truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về”. Sự kiện do Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức.

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm quản lý tình hình di cư và thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.

Cùng chuyên mục

Phụ nữ Đà Nẵng đã đỡ đầu, hỗ trợ và chăm sóc 923 trẻ mồ côi

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 8, khóa XIV, tổng kết công tác Hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 27/12. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Nẵng Hoàng Thị Thu Hương cho biết, năm 2024, Hội đã đạt nhiều kết quả quan trọng, vượt...

Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Ngày 28/12, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện “Gặp mặt giới thiệu sản phẩm truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về”. Sự kiện do Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025

Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 18.000 hộ/người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với tổng giá trị đạt 5 tỷ đồng. Tổ chức chương trình “Tết không xa nhà” hỗ trợ đưa người dân có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh lân cận về quê đón Tết với gia đình do Câu lạc bộ Chuyến xe vạn tình...

Mới nhất

Bùng nổ cùng Bia Saigon Special trong lễ hội Countdown

Trong vai trò là Nhà tài trợ Bạch Kim của City Tết Fest 2025, Bia Saigon Special hứa...

Lâm Đồng đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024

(NLĐO) - Du khách Nguyễn Đăng Dũng từ Hà Nội đến Lâm Đồng sáng 30-12 trên chuyến bay VN1573 là du khách thứ 10 triệu đến địa...

Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Sáng ngày 30/12, Bộ Công Thương đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế đối với ông Ngô Đức Minh. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Cụ thể, theo...

Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình đạt 1.300 xe/ngày Ông Đoàn Thanh Sơn - Phó...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Brazil

Thương vụ Việt Nam tại Brazil có chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích của Việt Nam; doanh nghiệp, người Việt Nam trong quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp... Phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD năm 2030 Brazil là một trong những đối tác...

Mới nhất