Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếSinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng...

Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng


Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân hiếm muộn – Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Đây là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, tại hội nghị quốc tế chuyên đề “Nâng cao tỉ lệ thành công trong hỗ trợ sinh sản: Khám phá giải pháp tìm đường trong mê cung để đến đích thành công”, do Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp với Merck tổ chức từ ngày 7 đến 8-9, tại Hà Nội.

Vô sinh thứ phát tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Đặc biệt, tình trạng vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) chiếm 3,8%. Đáng nói, tỉ lệ này đang tăng lên đến 15-20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.

Thống kê của WHO cũng chỉ ra Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỉ lệ sinh thấp dần và tỉ lệ vô sinh cao trên thế giới.

Ông Tiến cho rằng Việt Nam đang đối mặt với thách thức mức sinh ngày càng thấp, trong khi tỉ lệ vô sinh lại ở mức cao. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như lối sống, tình trạng lập gia đình muộn, có con muộn.

“Xu hướng của Việt Nam kết hôn muộn. Việc kết hôn muộn làm giảm khả năng có thai. Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống khiến nhiều người lo kinh tế đầy đủ mới sinh con. Lúc này, người phụ nữ có tuổi, ảnh hưởng tới khả năng sinh con dẫn đến tình trạng hiếm muộn”, ông Tiến phân tích.

Các chuyên gia cũng cho rằng nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn còn do tỉ lệ phá thai cao, viêm nhiễm đường sinh dục, sử dụng dụng cụ tránh thai. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về vô sinh của nhiều cặp vợ chồng còn hạn chế.

Theo ông Tiến, hiện nay trình độ điều trị vô sinh hiếm muộn của Việt Nam được đánh giá tương đương các nước trong khu vực, kỹ thuật phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, điều thách thức là giá dịch vụ còn cao so với thu nhập của hầu hết người dân.

Ông đề xuất cần có chính sách, chủ trương, đổi mới trong thanh toán bảo hiểm y tế để từng bước đáp ứng nguyện vọng điều trị vô sinh hiếm muộn của người dân, đồng thời góp phần duy trì, ổn định chất lượng và số lượng dân số.

Trước đó đóng góp kiến nghị chính sách phát triển dân số bền vững, GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng cho rằng bên cạnh các chính sách an sinh, Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ thiết thực cho các cặp vợ chồng vô sinh sinh con.

Nhiều nước đã chi trả bảo hiểm y tế điều trị hiếm muộn

Ông Tiến cũng dẫn chứng trên thế giới, nhiều nước coi hiếm muộn là bệnh lý và dùng bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân. Ví dụ, Pháp cho IVF đến 4 lần, sang lần thứ 5 bệnh nhân mới phải trả tiền. Trung Quốc cũng đưa 16 dịch vụ hỗ trợ sinh sản vào hạng mục được chi trả từ năm 2022.

Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng - Ảnh 2.

Các chuyên gia chia sẻ thông tin về vô sinh, hiếm muộn tại hội nghị quốc tế – Ảnh: T.T

Các nghiên cứu của Merck Healthcare cũng cho thấy tại các nước Tây Âu, hầu hết đã chi trả cho điều trị hiếm muộn qua các biện pháp có sẵn, tiêu chí phù hợp cho chi trả bảo hiểm như tuổi, tình trạng hôn nhân…

Hay tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan cũng đã chi trả một số mức bao phủ cho điều trị hiếm muộn. Cụ thể, từ năm 2021 Đài Loan đã mở rộng trợ cấp cho IVF và chỉ sau 18 tháng đã có thêm hơn 15.000 trẻ em được sinh ra bằng phương pháp này bằng các khoản trợ cấp.

Ông Alexandre De Muralt, phó chủ tịch Merck Healthcare châu Á – Thái Bình Dương, cho biết hội nghị là cơ hội để cập nhật thông tin về hỗ trợ sinh sản trong khu vực châu Á, với mục tiêu chính là giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn rút ngắn thời gian thụ thai.

Một bộ công cụ chính sách can thiệp thực tiễn mức sinh cho các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng được giới thiệu. Đây là một phần quan trọng trong dự án Fertility Counts, một sáng kiến nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế và xã hội liên quan đến mức sinh thấp trong khu vực.

Tại hội nghị, hơn 1.000 chuyên gia cùng thảo luận các chủ đề như kích thích buồng trứng, cá thể hóa điều trị, vô sinh ở nam giới, bảo tồn khả năng sinh sản…



Nguồn: https://tuoitre.vn/sinh-con-muon-vo-sinh-thu-phat-o-viet-nam-ngay-cang-tang-20240908152813865.htm

Cùng chủ đề

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộnPhương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Cả nước có gần 94 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Cụ thể, số người tham gia BHXH đạt 19,365 triệu người, tăng 11,39%. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 15,560 triệu người, tăng 9,2%. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 93,937 triệu người, tăng 3,16%. Số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT đến hết tháng 10/2024 tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2023. Giám đốc BHXH Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, riêng tại Hà Nội các chỉ tiêu, nhiệm...

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. Doanh nghiệp về tay người Thái "chăm" chia...

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. Học được gì từ Hàn Quốc?Từ góc độ người nước ngoài làm việc...

Cục Thuế trả lời vụ tiền đất tăng đột biến ở Nha Trang do tỉnh chưa có chỉ đạo khác

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trả lời việc chủ dự án ở TP Nha Trang xin nộp tiền đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng không được. Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài "Vì...

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Cùng chuyên mục

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Mới nhất

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Mới nhất