Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSiết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Siết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên năm cuối ở các trường đại học (ĐH) không thể tốt nghiệp đúng hạn do “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở giáo dục ĐH đã và đang đưa ra các giải pháp về đổi mới đào tạo, kiểm tra đánh giá để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (chứng chỉ VSTEP) được áp dụng để xét đầu ra cho sinh viên trình độ ĐH ban hành theo quyết định số 1982/QĐ-TTg năm 2016. Theo đó, sinh viên trình độ ĐH cần đạt năng lực tiếng Anh từ bậc 3/6, tương đương với trình độ B1 theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR hoặc IELTS 5.0. Chứng chỉ B1 là tiêu chuẩn tối thiểu mà phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH áp dụng để đánh giá điều kiện ngoại ngữ đầu ra. Riêng ngành ngôn ngữ là bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Ngoài ra, mỗi trường ĐH có những điều chỉnh khác nhau về chuẩn đầu ra ngoại ngữ; bao gồm việc áp dụng quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL cùng chứng chỉ các ngôn ngữ khác. Sinh viên có thể lựa chọn một trong số chứng chỉ này hoặc thi nội bộ tại trường để đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu sinh viên phải đủ từ 500 điểm TOEIC trở lên mới có thể tốt nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng phải đạt yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ theo tín chỉ tích lũy; trường hạn chế khối lượng học tập của sinh viên trong trường hợp không đạt chuẩn ngoại ngữ hay yêu cầu sinh viên phải đạt chuẩn tiếng Anh mới được làm luận văn tốt nghiệp… Thống kê cho thấy, mỗi năm, trường chỉ có khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn. Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học, nợ môn hoặc không đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh nên chưa thể tốt nghiệp.

Trường ĐH Tài chính – Marketing thông tin, hàng năm có khoảng 20% sinh viên nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh. Trong khi đó, có hơn 20% sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM nợ chuẩn này. Được biết, chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường là TOEIC 450 điểm với hệ đại trà và 650 điểm với hệ chất lượng cao.

Trên thực tế, chuẩn đầu ra tiếng Anh của nhiều trường đưa ra so với thang bảng so sánh mức điểm chuẩn của châu Âu chỉ ở mức trung bình, nhưng vẫn có không ít sinh viên gặp khó trong việc hoàn thành chuẩn theo quy định và bị tốt nghiệp muộn. Một trong những lý do là vì các em cho rằng các chứng chỉ thường chỉ có thời hạn trong vòng 2 năm nên đến năm 3, 4 mới tập trung ôn tập. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau như vướng lịch làm thêm, nỗi sợ học ngoại ngữ… nên sinh viên vẫn chậm trễ trong việc hoàn thành chứng chỉ. Thiếu chủ động trong kế hoạch học tập và sự chủ quan của bản thân đang khiến nhiều sinh viên chưa thể cải thiện khả năng ngoại ngữ.

Có một thực tế hiện nay là phần lớn học sinh đã được học tiếng Anh từ rất sớm trong nhà trường, với chương trình bắt buộc theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình tự chọn. Tuy nhiên, do lớp học đông, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ nên dù học xuyên suốt hàng chục năm, vẫn có những học sinh không nghe – nói được tiếng Anh.

TS Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, giải pháp của nhà trường đó là ngay sau khi nhập học, sinh viên sẽ được kiểm tra đầu vào ngoại ngữ sau đó sẽ phân loại và sắp xếp vào các lớp học phần theo đúng khả năng, trình độ năng lực. Nhà trường lựa chọn giảng viên để có phương pháp giảng dạy phù hợp cho sinh viên nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ, giúp các em không chỉ thuận lợi tốt nghiệp nhờ không nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ mà còn đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của nhà tuyển dụng. Trường đặt mục tiêu bảo đảm nền tảng và vốn ngoại ngữ đủ để giao tiếp (nghe – nói) trong việc đào tạo nhân lực hướng tới thị trường lao động mở và hội nhập.

Để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, theo PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, về phía nhà trường cần đổi mới chương trình giảng dạy ngoại ngữ, phân luồng sinh viên theo trình độ và tổ chức các khóa học ngoại ngữ theo các cấp độ khác nhau để sinh viên được học tập phù hợp với khả năng của mình. Chương trình học cần chú trọng về tính ứng dụng với nội dung giảng dạy hướng đến phát triển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống thực tế. Việc kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới theo hướng toàn diện bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.



Nguồn: https://daidoanket.vn/siet-chuan-dau-ra-ngoai-ngu-10293556.html

Cùng chủ đề

Tại sao người Trung Quốc sụt giảm hứng thú học tiếng Anh?

(Dân trí) - Trung Quốc hiện đứng thứ 91/116 quốc gia và vùng lãnh thổ xét về mức độ thành thạo tiếng Anh. Cách đây 4 năm, Trung Quốc đứng thứ 38/100. Tại sao có sự sụt giảm bất ngờ này? Chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, nhà chức trách Bắc Kinh từng mở ra chiến dịch dạy tiếng Anh đại trà cho người dân. Mục đích là để người dân Bắc Kinh có thể giao...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lập “cú đúp” giải nhất tài năng Anh ngữ

NDO - Từ hơn 40 nghìn thí sinh đăng ký tranh tài, Ban tổ chức Cuộc thi "Tài năng Anh ngữ dành cho học sinh, sinh viên Thủ đô" lần thứ 8, năm 2024 đã tìm ra 50 gương mặt tiêu biểu để triển khai vòng chung kết, chia đều cho 2 bảng đấu trung học phổ thông và đại học-cao đẳng-học viện. Chiều tối 7/12, tại Hà Nội, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành...

Tăng cường các giải pháp tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Cụ thể, dự thảo Thông tư mới sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi theo hướng Thông tư chỉ quy định khung, các yêu cầu, tiêu chí tối thiểu đối với các đơn vị tổ chức; không quy định chi tiết quy định và quy trình tổ chức thi như trước đây. Theo đó, các đơn vị căn cứ tiêu chí, tự xây...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kéo dài thời gian Triển lãm để phục vụ nhân dân

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết Triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12). ...

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia xây dựng đất nước

Phát biểu tại Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định tinh thần dấn thân vì quê hương, đất nước của đồng bào Công giáo, dưới sự hướng dẫn của Tổng Giám mục đã đạt được những kết quả to lớn. ...

Trí thức hiến kế để ‘đầu tàu’ bứt phá

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức kiều bào tiêu biểu cho rằng, đã đến lúc TPHCM cần trực tiếp và tích cực vận động, thu hút, sử dụng người tài cho giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình dân tộc. ...

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Đa dạng hoạt động trải nghiệm trong trường học

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, bên cạnh các hoạt động chuyên môn, thời gian gần đây, các nhà trường đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh “học đi đôi với hành”, nâng cao kỹ năng sống, phát triển năng lực, phẩm chất. ...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Trí thức góp ý chính sách phát triển TP.HCM trong kỷ nguyên mới

Ngày 22-12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Sẽ có chính sách tạo không gian thuận lợi cho đội ngũ...

Giả danh giảng viên lừa đảo sinh viên, chiếm đoạt tài sản

TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm rồi ngang nhiên chiếm.  TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá...

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh gặp gỡ trí thức năm 2024

(ĐCSVN) - “Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn thể hiện tinh thần gần gũi, cầu thị, lắng nghe trực tiếp ý kiến từ nhân dân và các trí...

10 năm tăng gấp đôi bài báo khoa học

Thông tin này được GS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra tại hội thảo "Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế" diễn ra tại TP.HCM chiều 22-12. Hội thảo do do Viện Phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam phối...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong học tập và rèn luyện ...

Mới nhất

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng...

Tai nạn trực thăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 4 người thiệt mạng

(CLO) Sáng Chủ Nhật, một chiếc trực thăng cứu thương của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi đang cố gắng hạ cánh trên nóc...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. ...

Mới nhất

Ký ức Trường Sơn

Giá cà phê phục hồi