Trang chủNewsKinh tếSiết chặt kỷ luật quản lý ngân sách nhà nước

Siết chặt kỷ luật quản lý ngân sách nhà nước


Chấp hành chưa nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước 

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến sáng 12/5. 

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã đề ra; thực hiện chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao; rà soát, cắt giảm mạnh các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai, tập trung nguồn lực chi cho phòng, chống dịch COVID-19 (cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết). 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết trong thực hiện, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; việc tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội còn chậm; số chuyển nguồn kinh phí sang năm sau còn lớn; một số bộ, ngành, địa phương chấp hành chưa nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, thực hiện quyết toán ngân sách và gửi về Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp còn chậm và chưa đúng quy định.





 Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà chỉ ra kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2021 chưa nghiêm. Đáng nói là nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm, đặc biệt công tác quyết toán NSNN chậm đã nêu trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục. Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu quyết toán sau thời gian chỉnh lý, tổng hợp quyết toán NSNN không phù hợp theo quy định Luật NSNN chậm được khắc phục. 

Đặc biệt, thông tin, số liệu quyết toán thu, chi, bội chi NSNN năm 2021 nêu tại báo cáo quyết toán thay đổi khá lớn so với số liệu Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2021, trong đó có các khoản tăng thu ngân sách Trung ương rất lớn chưa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phương án sử dụng trong năm 2022. 

Việc theo dõi, tổng hợp, hạch toán thông tin, số liệu đánh giá, quyết toán thu, chi NSNN không sát, điều chỉnh nhiều thông tin, số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán, thậm chí tiếp tục điều chỉnh sau thời gian tổng hợp báo cáo quyết toán ảnh hưởng rất lớn trong dự báo, lập, đánh giá dự toán NSNN, huy động nguồn vốn bù đắp bội chi, trả nợ gốc lãi trong năm và các năm sau, công tác thẩm tra quyết toán NSNN.

Cùng với đó, là những hạn chế trong việc quyết toán chi ngân sách nhà nước. Theo Báo cáo của Chính phủ, dự toán chi là 1.701.713 tỷ đồng; quyết toán 1.708.088 tỷ đồng, tăng 6.375 tỷ đồng (0,4%) so với dự toán. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng quyết toán chi NSNN (bao gồm cả số chi chuyển nguồn) rất thấp là do công tác lập dự toán chi không sát, giải ngân đầu tư công thấp, chậm tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

“Việc hủy bỏ dự toán, chuyển nguồn lớn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà nhấn mạnh. 

Xác định lộ trình xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm





Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà 

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, câu chuyện thực hiện kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách từ khâu lập, thi hành dự toán, đến quyết toán còn chậm, thiếu chính xác, phải điều chỉnh là những vấn đề đã cũ. Đồng thời đặt ra câu hỏi, tại sao những tồn tại, hạn chế được nhận diện, kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý triệt để ?

Mặt khác, theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước rất nhiều, nhưng tỷ lệ thực hiện còn rất thấp. Đơn cử, theo báo cáo chỉ có 50/198 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Ông đề nghị cần phân tích rõ nguyên nhân thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước chưa đạt là do các kiến nghị đó, hay là do ý thức của đơn vị thực hiện?  

Chỉ ra việc xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân cũng rất thấp, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh lưu ý cần phải có chế tài để xử lý với trường hợp, tổ chức cá nhân không thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương: Rút kinh nghiệm trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; làm rõ trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương chậm lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước còn nhiều sai sót, hạch toán không đầy đủ,… ảnh hưởng đến công tác thẩm định, thẩm tra, tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; xác định lộ trình xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. 

Đáng chú ý, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tăng cường việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội, từ quyết toán ngân sách nhà nước niên độ năm 2022, Quốc hội không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về ngân sách nhà nước trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi và các kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước yêu cầu xử lý tài chính trong niên độ quyết toán ngân sách nhà nước (bao gồm cả các trường hợp HĐND các cấp đã phê chuẩn quyết toán).

 

Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu yêu cầu cần đánh giá đúng tình hình khi đưa ra Quốc hội để đánh giá về một năm ngân sách cần có khen chê đúng mực, phải chỉ rõ địa chỉ và luôn nhận định đúng tình hình. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chỉ rõ, qua báo cáo Kiểm toán Nhà nước, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy còn nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Do đó, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để xử lý. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết thêm mỗi năm có đặc điểm tình hình riêng nên các báo cáo cần làm rõ, nêu rõ địa chỉ cụ thể, kiến nghị kịp thời để giải quyết các vấn đề đã nêu như: việc sửa đổi các văn bản pháp luật, rõ trách nhiệm người đứng đầu, các vấn đề về chỉ đạo việc thực hiện các kết luận của kiểm toán…/.



Source link

Cùng chủ đề

Dấu hiệu nhận diện và cách xử trí an toàn

Hoại tử da có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào của cơ thể khi mô và tế bào da bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất. Da hoại tử có sự thay đổi màu sắc bất thường, loét, đau, có mùi hôi khó chịu. Nên nhận biết sớm để xử trí vết thương...

Giá vàng thế giới có thoát khỏi ‘lời nguyền bầu cử Mỹ’?

Trong 5 lần bầu cử tổng thống Mỹ gần đây, giá vàng thế giới luôn tăng 40-50 USD/ounce trong ngày bầu cử và sau đó giảm mạnh. Liệu lần này có khác? Giá vàng giảm nửa triệu đồng/lượngCuối ngày hôm nay, 4-11, giá vàng...

Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài

Người bệnh khi mua thuốc bên ngoài sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán khi phù hợp với các tiêu chí đặt ra. Đó là nội dung mới nhất được quy định tại Thông tư số 22/2024/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành. Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoàiNgười bệnh khi mua thuốc bên ngoài sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán khi phù hợp với các tiêu chí đặt...

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, thách thức (đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi), tuy...

Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tưKhi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội nâng hạng, đón dòng vốn quốc tế

(ĐCSVN) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết các cải cách mới, đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC, đang mở ra cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi. Chiều ngày 04/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với...

Doanh nhân chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(ĐCSVN) - Tối 4/11, tại Hà Nội, dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan...

Đội tuyển futsal Việt Nam rộng cửa vào bán kết giải Đông Nam Á

(ĐCSVN) - Minh Quang và Thịnh Phát ghi bàn giúp đội tuyển futsal Việt Nam đánh bại tuyển futsal Malaysia tỷ số 2-0, qua đó rộng cửa vào bán kết tại Giải futsal vô địch Đông Nam Á 2024. Chiều 4/11, tại Thái Lan, đội tuyển futsal Việt Nam chạm trán Malaysia tại lượt trận thứ 2 bảng A Giải futsal vô địch Đông Nam Á 2024. Đây là trận đấu có tính chất quan trọng bởi Malaysia là đối...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải vì sao tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên hiện nay chiếm 7,92% "mặc dù chưa an tâm nhưng đây là con số có thể chấp nhận được”. Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại Bỉ gắn kết và phát triển. ...

Bài đọc nhiều

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng. Ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim...

Giá vàng ngày 4/11/2024: Thị trường vàng có xu hướng tăng hay giảm trong tuần mới?

DNVN - Vào ngày 4/11/2024, giá vàng trong nước vào cuối tuần duy trì ở mức ổn định. Trong khi đó, thị trường vàng thế giới đã kết thúc chuỗi tăng giá trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. ...

SEMIExpo Vietnam 2024 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam về ngành bán dẫn

Lần đầu tiên tổ chức Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/11/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Khoảng 5000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện nhiều...

Giá lúa gạo hôm nay 2/11/2024: Giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000

Giá lúa gạo hôm nay 2/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng đối với cả mặt hàng lúa và gạo. Trong đó, giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000 - 1.200 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 2/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Trong đó, giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000 - 1.200 đồng/kg. Giá gạo tăng nhẹ 50 đồng/kg. ...

Cùng chuyên mục

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi

Quảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An, Thành phố Quảng Ngãi từ đất đơn vị ở thành đất dịch vụ - công cộng đô thị. Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Quảng NgãiQuảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An, Thành phố Quảng Ngãi từ đất đơn vị ở thành đất dịch vụ - công cộng đô thị. ...

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kết luận, ngành công nghiệp của Mỹ không bị thiệt hại đáng kể do nhôm đùn ép nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kết luận, ngành công nghiệp của Mỹ không bị thiệt hại đáng kể do nhôm đùn ép nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam. ...

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội nâng hạng, đón dòng vốn quốc tế

(ĐCSVN) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết các cải cách mới, đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC, đang mở ra cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi. Chiều ngày 04/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với...

Đà giảm vẫn diễn ra do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Các chuyên gia dự đoán giá cà phê ngày 5/11 tiếp đà giảm do các quốc gia mở rộng diện tích trồng cà phê dẫn đến tăng nguồn cung toàn cầu gây áp lực lên giá. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 5/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm. Tuần này diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Fed công bố điều chỉnh lãi suất sẽ là những yếu tố tác...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024. Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu...

Mới nhất

Tác dụng với an thần tốt nhưng cần lưu ý khi dùng

Khi bị căng thẳng, kích động hoặc lo âu thái quá, mất ngủ, nhiều người thường tìm đến những loại thuốc hướng thần như Diazepam 5mg. Tuy vậy, để hạn chế tối đa tác...

Châu Âu sắp sang thanh tra IUU, Thủ tướng yêu cầu xử lý tàu cá ‘3 không’

Thủ tướng yêu cầu mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác hải sản (tàu cá '3 không') để đón đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC). ...

Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên

Theo thông tin từ một số cơ sở y tế, thời gian qua số lượng bệnh nhân nhập viện do các bệnh viêm đường hô hấp trên tăng cao. Theo thông tin từ một số cơ sở y tế, thời gian qua số lượng bệnh nhân nhập viện do các bệnh viêm đường hô hấp trên tăng cao. ...

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội nâng hạng, đón dòng vốn quốc tế

(ĐCSVN) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết các cải cách mới, đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC, đang mở ra cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi. Chiều ngày 04/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN),...

Doanh nhân chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(ĐCSVN) - Tối 4/11, tại Hà Nội, dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân...

Mới nhất