Trang chủNewsNhân quyềnSau ngày 15/6, hạn hán ở các hồ thủy điện miền Bắc...

Sau ngày 15/6, hạn hán ở các hồ thủy điện miền Bắc có khả năng được cải thiện


Chú thích ảnh
Lòng sông đà phía hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình cạn trơ đáy. Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN

Nửa cuối tháng 6/2023, lượng mưa khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-20%; các nơi khác phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10- 30%. Riêng khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và một số nơi thuộc miền Tây Nam Bộ thấp hơn từ 30-40%.

“Mưa ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng tập trung vào giữa và cuối tháng 6/2023, trong đó Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 3 đợt mưa diện rộng. Như vậy, với diễn biến này, tình trạng hạn hán ở khu vực Bắc Bộ cũng như các hồ thủy điện ở miền Bắc sau ngày 15/6 có khả năng được cải thiện”, ông Hưởng chia sẻ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ  xuất hiện nhiều ngày mưa rào, dông.

Các khu vực trên cả nước đề phòng các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá (tập trung nhiều hơn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ).

Dự báo xa hơn về xu thế lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 8/2023, ông Nguyễn Văn Hưởng cho hay, tổng lượng mưa hầu hết các khu vực trong cả nước phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm. Riêng tháng 8/2023, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 5-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Mùa lũ năm 2023, trên các sông suối ít có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động 1- báo động 2, riêng các sông suối nhỏ từ báo động 2 – báo động 3, các đợt lũ chủ yếu tập trung trong các tháng 7 đến tháng 9/2023.

Ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý, tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt từ 15- 45% so với trung bình nhiều năm, tương đương năm 2022; trên sông Gâm thiếu hụt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm, thấp hơn năm 2022 khoảng 5-15%; trên sông Chảy thiếu hụt từ 10- 15% so với trung bình nhiều năm, thấp hơn năm 2022 khoảng 20-30%. Nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn tiếp tục diễn ra do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ. Lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc.

Từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 8, trên các các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 3 – 4 đợt lũ; các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm theo xu thế xuống dần.

Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 17-50%, một số sông thấp hơn 75%; riêng các sông ở Thừa Thiên –  Huế, sông Thu Bồn (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và khu vực Nam Tây Nguyên ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-35%.

“Trong thời kỳ này, cần đề phòng xảy ra khô hạn cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên”, ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý.

Tại khu vực Nam Bộ, mực nước trên sông Đồng Nai tại Tà Lài có khả năng xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ.

Từ nay đến tháng 8/2023, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-15%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều với xu thế lên dần.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hưởng cho rằng, nửa cuối tháng 6, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 – 1 độ C. Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xảy ra nhiều ngày nắng nóng, số ngày nắng nóng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng xảy ra vào ban ngày, chiều tối và đêm, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Khoảng tháng 7 đến tháng 9, do ảnh hưởng của trạng thái El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương), nắng nóng có khả năng gia tăng từ khoảng tháng 6 đến tháng 8, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Cao điểm nắng nóng tại miền Bắc tập trung vào tháng 6, tháng 7; miền Trung là tháng 6 đến tháng 8. Các đợt nắng nóng trung bình kéo dài từ 2 – 4 ngày, có đợt dài hơn. Số ngày nắng nóng năm 2023 có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2022. Nhiều khả năng xuất hiện những giá trị nhiệt độ cao nhất vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc. 

Ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh, với tình hình mưa ít, nắng nóng xảy ra sẽ làm cho dòng chảy đến các hồ giảm. Thực tế cho thấy, mực nước tại nhiều hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ ở mức rất thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát điện của các hồ thủy điện, trong khi nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc sẽ đối mặt với tình hình thiếu điện, thiếu nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân và tác động đến nhiều hoạt động sản xuất khác.

Trước tình hình trên các cấp, ngành, chính quyền địa phương và người dân cần thực hiện tốt Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025. Người dân cần tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, rút phích cắm ra khỏi ổ khi không sử dụng thiết bị điện, vệ sinh thiết bị sử dụng lâu ngày, tận dụng nguồn sáng và nguồn gió tự nhiên…



Nguồn

Cùng chủ đề

Dùng ròng rọc vượt lũ, cứu 4 người dân mắc kẹt giữa sông

(NLĐO) – 4 người dân mắc kẹt giữa sông Đăk Mi (tỉnh Quảng Nam) đã được lực lượng chức năng dùng ròng rọc vượt lũ để giải cứu an toàn. ...

Còn hơn 100.000 khách hàng các tỉnh phía Bắc mất điện, EVN đang nỗ lực khắc phục

Sáng 16-9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thông tin cập nhật về ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) và lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đến vận hành, cung cấp điện.Đường dây 500kV mạch 3 không bị sự cốĐối với việc khôi phục vận hành lưới điện cao áp, EVN cho hay đến nay đã khôi...

5 hồ thuỷ điện lớn phía Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ, hơn 5,6 triệu hộ có điện lại

​Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hôm nay (13/9) vừa phát đi thông tin cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, lưu lượng nước lớn đã đổ về các hồ thuỷ điện. Các hồ chứa thủy điện ở phía Bắc đang thực hiện mở các cửa xả để điều tiết theo điều hành của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai các...

Một làng ở Gia Lai, dân quanh năm ăn cơm nếp, nước sông Sê San xanh ngắt, hồ thủy điện mênh mông

Sau cơn mưa đầu mùa, chúng tôi có một hành trình về ngôi làng được mệnh danh “quanh năm ăn cơm nếp” này với nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Xuất phát từ TP Pleiku, tỉnh Gia Lai chúng tôi trải qua đoạn đường hơn 50 km, trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Mới nhất

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III, Bộ Tham mưu, Quân khu 5 (20/12/1994 - 20/12/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn...

Sẵn sàng cho lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia

Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 sẽ diễn ra vào tối 22/12 tới. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên chuẩn bị sẵn sàng các công tác cần thiết cho buổi lễ. ...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc.Tìm hiểu 16 di sản Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. ...

Mới nhất