Nói gì thì nói, nếu như yêu đương nghiêm túc, hướng đến tương lai lâu dài thì ai cũng phải nghĩ đến chuyện gặp mặt bố mẹ chồng tương lai. Đây cũng là một bước để nhiều cô gái thực hiện “khảo sát” với gia đình bạn trai. Nếu như bố mẹ đối phương thực sự hoà hợp với mình thì mới có thể tiếp tục tính toán chuyện cưới xin được. Trên thực tế, có không ít những sự việc tan vỡ mối quan hệ sau cuộc gặp mặt đầu tiên.
Mới đây, cô gái tên Tiểu Phương chia sẻ câu chuyện gặp mặt bạn trai. Cô và bạn trai yêu nhau hơn 2 năm, khi bắt đầu tính đến chuyện cưới xin thì anh ta đề nghị cô gặp mặt mẹ mình.
Bình thường, bạn trai cũng là một người chu đáo và săn sóc nhưng khi gặp mẹ, anh ta như thay đổi thành một người khác.
“Mẹ bạn trai mang đến cho tôi một cảm giác khá đáng sợ bởi bác có vẻ nghiêm khắc và ghê gớm. Gia cảnh bạn trai rất tốt, tốt hơn so với nhà tôi nên bác ấy khi nói chuyện thường tỏ ra so sánh khá nhiều. Ban đầu gặp mặt là do mẹ anh ấy đề nghị, bác bảo rằng muốn mời tôi ăn tối để gặp mặt lần đầu tiên. Địa điểm là một nhà hàng riêng tư gần nhà tôi. Tôi đồng ý và khá háo hức với cuộc gặp bởi dù sao tôi và bạn trai cũng đang tính toán đến chuyện kết hôn rồi.
Nhưng ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhìn bác gái tôi đã thấy hốt hoảng. Bác hỏi tôi rất nhiều về gia đình, anh chị em, nghề nghiệp của từng người… Hỏi han là điều tốt nhưng nó chẳng khác gì màn tra hỏi bởi mẹ bạn trai thậm chí còn hỏi đến thông gia, gia đình của nhà chồng chị gái tôi”, Tiểu Phương kể.
Suốt bữa cơm đó, mặc kệ mẹ nói gì, anh bạn trai đều gật đầu lia lịa và im lặng. Kể cả khi Tiểu Phương thấy hoang mang vì bác gái nói nhiều điều gây khó chịu, anh ta vẫn cắm cúi ăn uống. Điều này khiến cô thấy bất ổn.
Cô cho rằng đây là kiểu đàn ông sẽ nghe theo lời mẹ tất cả mọi thứ. Ban đầu khi yêu nhau, cô chưa từng tiếp xúc hay đề cập đến gia đình anh ta nên điều này vẫn được giấu kín. Bây giờ khi chính thức gặp mặt mẹ bạn trai, Tiểu Phương thấy hàng loạt điều bất ổn bủa vây.
Đi ăn bữa đầu tiên, cô thấy ngại ngần khi để người lớn tuổi chi trả hoá đơn. Cô bí mật gửi tin nhắn cho bạn trai và nói rằng cả hai sẽ thanh toán bữa này, ai lại để cho mẹ bạn trai rút ví. Tuy nhiên anh ta không trả lời.
Nhân lúc đi vệ sinh, Tiểu Phương đã đến quầy và thanh toán bữa cơm. Nhưng khi quay lại, mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát.
“Tôi không thể ngờ ý tốt của mình bị phản tác dụng. Sau khi biết tôi đã thanh toán hoá đơn, mẹ bạn trai tỏ ra rất tức giận. Bác nói rằng có vẻ tôi đang coi thường bác, nghĩ rằng bác không thể trả tiền bữa ăn hay sao mà lại thanh toán trước. Sau đó bác ấy lấy ra mấy tờ tiền, ném xuống bàn cơm rồi yêu cầu bạn trai tôi đứng lên rời đi. Tôi không nghĩ sự việc này lại gây nên sóng gió lớn đến thế.
Nhưng điều đáng nói hơn, anh bạn trai im thin thít và đi theo mẹ ngay sau đó. Anh ta chỉ quay sang tôi chép miệng rồi bảo: “Mẹ anh nói mời là mời, em còn thể hiện cái gì” rồi đi luôn. Sau đó về nhà tôi đã nói lời chia tay vì cảm thấy có kết hôn anh ta cũng chẳng bảo vệ được mình trong cuộc chiến “mẹ chồng nàng dâu”. Nhưng thực sự tôi vẫn hoang mang không biết mình đã gây nên lỗi sao lớn như thế nào mà chịu cảnh xấu hổ như thế” , Tiểu Phương chia sẻ.
Sau khi câu chuyện đăng tải, nhiều người cho rằng cách hành xử của mẹ bạn trai quả thật quá đáng. Dù sao đi nữa hành động ném tiền hay xúc phạm người khác là không nên. Nhưng nhân vật đáng lên án nhất chính là anh bạn trai. Anh ta không thể dung hoà được mối quan hệ giữa mẹ và bạn gái và nghe lời mẹ 100%. Người như thế này có cưới về thì cũng chỉ mang đến sự đau đầu và mệt mỏi mà thôi.
Số khác cũng cho rằng hành động của cô gái chưa được ổn cho lắm. Khi mẹ bạn trai nói sẽ đãi khách thì cứ để bà thanh toán. Nếu như bị giành mất phần thanh toán hoá đơn thì có thể bác sẽ cảm thấy mất thể diện và không được coi trọng.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì tình huống trên cũng không đến mức để mẹ bạn trai phải hành xử nặng nề đến thế, khiến một mối quan hệ tan vỡ nhanh chóng.
Khách Tây khen ẩm thực Việt