Trang chủDi sảnSâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ


VHO – Ngày 19.12, triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 1
Nguyên Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm

Đây là lần đầu tiên Khu Di tích thực hiện việc hệ thống hóa toàn bộ những cảm tưởng đã và đang lưu giữ trong suốt 55 năm qua (1969-2024) nhằm tuyển chọn những cảm tưởng tiêu biểu giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước và nước ngoài.

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch; 78 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946 – 19.12.2024).

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 2
Nguyên Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy tham quan Triển lãm

Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: Cách đây tròn 70 năm, ngày 19.12.1954, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc đã trở về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi. 

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc nhiều nơi nhưng Khu Phủ Chủ tịch đã vinh dự là nơi gắn bó với Người lâu nhất – 15 năm cuối đời. 

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 3
Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng phát biểu khai mạc

70 năm trôi qua, di sản của Người vẫn hiện hữu trong từng di tích, tài liệu hiện vật, từng góc không gian của Khu Di tích. Những con đường trong Khu Di tích tuy không còn đón bước chân của Bác mỗi ngày nhưng đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn theo lối sỏi quen đến thăm nơi ở và làm việc của Người. 

Khi tới thăm ngôi nhà của Bác, lắng nghe những câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng bài học lớn, rất nhiều khách tham quan đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng, xúc động về Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất. 

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 4
Những dòng lưu bút của Tổng Bí thư Tô Lâm về Khu Di tích

“Với niềm vinh dự, tự hào được bảo tồn, phát huy giá trị di sản nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đồng thời là nơi trực tiếp hằng ngày đón nhận tình cảm của đồng bào cùng bạn bè quốc tế kính dâng lên Bác, Khu Di tích đã tập hợp những dòng cảm xúc lắng đọng trong các trang cảm tưởng suốt 55 năm qua để thực hiện triển lãm”, bà Lê Thị Phượng chia sẻ. 

Triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” tôn vinh những giá trị di sản trường tồn để lại cho muôn đời sau và khẳng định tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế đối với tư tưởng, đạo đức, phong cách của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình. 

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 5
Các đại biểu tham quan Triển lãm

Triển lãm mang đến một không gian lắng đọng, chứa đựng vô vàn tình cảm sâu sắc, được chọn lọc từ 7.200 cảm tưởng của nhân dân trong nước và kiều bào ở khắp mọi miền, cùng 3.200 cảm tưởng quốc tế từ 90 quốc gia của các nguyên thủ, chính khách và bạn bè quốc tế trong suốt 55 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi. 

Đây là lần đầu tiên Khu Di tích thực hiện việc hệ thống hóa toàn bộ những cảm tưởng đã và đang lưu giữ trong suốt 55 năm qua (1969-2024) nhằm tuyển chọn những cảm tưởng tiêu biểu giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước và nước ngoài.

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 6
Nguyên Giám đốc Khu Di tích Phủ Chủ tịch, ông Bùi Kim Hồng tại Triển lãm

 Những dòng lưu bút này không chỉ là những lời tri ân đầy xúc động, mà còn là minh chứng sinh động cho tầm ảnh hưởng sâu rộng và tình cảm chân thành mà nhân loại dành cho Người. Mỗi cảm tưởng như một dấu ấn, thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ vô hạn đối với một lãnh tụ vĩ đại, Người đã trở thành biểu tượng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả thế giới. 

Triển lãm gồm 2 phần. Phần 1 là những dòng cảm xúc của nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao và nhân dân Việt Nam, giới thiệu tới công chúng những xúc cảm lắng đọng của các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao mỗi khi thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; những cảm tưởng chân thành, mộc mạc của đồng bào từ 63 tỉnh, thành trong cả nước; những tình cảm da diết từ kiều bào xa Tổ quốc; sự kính yêu, ngưỡng mộ của mọi tầng lớp xã hội – công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, học sinh, sinh viên… 

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 7

Phần 2 là những dòng cảm xúc của nguyên thủ, chính khách và bạn bè quốc tế từ khắp năm châu, mỗi khi họ đến thăm nơi ở và làm việc của Bác. Trong suốt 55 năm qua, đã có đại biểu của gần 90 quốc gia đến thăm Khu Di tích và để lại gần 3.200 cảm tưởng.

 Các nguyên thủ quốc gia và đại diện các tổ chức quốc tế đến Việt Nam đều xem việc thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch như một dấu ấn quan trọng trong hành trình công tác, văn hóa ngoại giao.

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 8
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong không gian giàu cảm xúc của triển lãm

Những dòng cảm tưởng chân thành, thể hiện lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ trước cuộc đời giản dị mà vĩ đại của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ suốt đời đấu tranh cho hòa bình, tự do và công lý. 

Bên cạnh đó là không gian đầy cảm xúc được chia sẻ bởi dòng cảm tưởng của các nhà hoạt động, nhà văn hóa, bạn bè và du khách quốc tế đến từ khắp năm châu.

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ  - ảnh 9
Những dòng cảm xúc da diết về Bác Hồ

Xuyên suốt là tấm lòng tôn kính khi chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu quý báu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sự ngưỡng mộ trước nhân cách cao đẹp, lòng biết ơn vì những giá trị hòa bình và tiến bộ mà Người đã góp phần vun đắp, đến sự tin tưởng vào sức sống bền bỉ của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế giới hôm nay.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/sau-lang-dong-cam-xuc-o-khu-di-tich-bac-ho-115982.html

Cùng chủ đề

Triển lãm chuyên đề phản ánh tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội

Triển lãm nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lan tỏa tinh thần chiến đấu, cống hiến của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ngày 20/12, triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ" khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu tới công chúng về những tình cảm, sự quan tâm, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Quân đội Nhân dân...

Triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”

(Tổ Quốc) - Ngày 19/11, triển lãm "Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm...

Nơi kết nối lịch sử và hiện tại, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

(CLO) Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh” do Báo Nhân Dân tổ chức là sự kết hợp giữa nghệ thuật hội họa và lịch sử, giữa thông tin tư liệu và công nghệ báo chí hiện đại... đã mang đến những trải nghiệm...

Xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quốc tế nổi bật với thông điệp hoà bình, hợp tác, cùng phát triển ...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

VHO - Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết...

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

VHO - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn được tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 93 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định số 4215/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam

VHO - Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bài đọc nhiều

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó, trong khuôn khổ hội đàm đánh giá tình hình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn thời...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Nhà- Hầm D67: Căn Hầm Lịch Sử Trong Công Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước

Nằm giữa lòng khu di tích Hoàng thành Thăng Long, công trình mang tên nhà D67 không chỉ là một di tích lịch sử bình dị mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, bất khuất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại, nơi đây chứng kiến nhiều quyết sách chiến lược được vạch ra, quyết định vận mệnh của cả dân tộc...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhưng rồi “tư duy nhiệm kỳ,” “ý chí đương đại” đã che lấp hoặc...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó, trong khuôn khổ hội đàm đánh giá tình hình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn thời...

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

VHO - Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Mới nhất

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

(Bqp.vn) - Chiều 20/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách...

Công nghệ cảnh báo sớm mưa lũ ở vùng miền núi của Quảng Ninh được dân ủng hộ, cán bộ khen

Từ năm 2020, huyện miền núi Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hệ thống cảnh báo sớm mưa lũ qua ứng dụng công nghệ hiện đại. Qua đó, chủ...

giấc mơ trở thành “Kinh đô ẩm thực mới của thế giới”

Kinhtedothi - Trong một cuộc bình chọn năm 2023 các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp đánh giá, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới. Phở bò, bún chả, bánh hỏi, nem rán, bún bò Huế, nước mắm Phú Quốc… là những món được đánh giá...

Quay màn hình iPad chỉ với vài thao tác đơn giản

Quay màn hình iPad là một tính năng hữu ích, giúp bạn ghi lại những hình ảnh, video làm tài liệu, nội dung chia sẻ với người khác. Nếu bạn chưa biết cách quay màn hình iPad thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm là người Saudi Arabia

Cập nhật thông tin liên quan tới vụ tấn công đẫm máu sau khi một chiếc xe BMW lao vào chợ Giáng sinh tối 20/12, nhà chức trách Đức đã tiết lộ danh tính của nghi phạm và cập nhật số người thương vong.

Mới nhất