Trang chủChính trịNgoại giaoSau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga...

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure (phân bón) của Nga.

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU
Nga là nhà cung cấp ure chính cho EU. (Nguồn: Sputnik)

Ure đã thay thế khí đốt tự nhiên, trở thành sản phẩm tiếp theo khiến EU phải phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Tầm quan trọng của ure

Phân bón, với vai trò góp phần đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho người dân, luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước nhập khẩu tại EU. Những quốc gia này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả và chính sách thương mại do các nhà xuất khẩu áp dụng.

Urê là một hợp chất hóa học hữu cơ có nồng độ nitơ cao (46%), rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và độ phì nhiêu của đất. Vai trò quan trọng này khiến ure trở thành tài sản chiến lược trong việc đảm bảo cho lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Diễn biến giá

Trong quá trình sản xuất ure, amoniac được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào, sau đó dùng khí đốt tự nhiên. Giá của 3 mặt hàng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Giá ure đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Sự gián đoạn thị trường ure bắt đầu vào nửa cuối năm 2021 khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu manh nha. Giá khí đốt tự nhiên tăng vào năm 2021 đã dẫn đến giá các sản phẩm phái sinh của nó, đầu tiên là amoniac và sau đó là ure, tăng.

Xu hướng tăng tiếp tục khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Năm 2023, giá trên thị trường mặt hàng chiến lược này dịu bớt, bắt đầu có xu hướng giảm và sau đó tương đối ổn định cho đến hiện nay, mặc dù vẫn ở mức cao hơn năm 2021 – thời điểm trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tuy nhiên, giá ure không tăng cùng mức với giá amoniac. Tình trạng này xảy ra do các quốc gia châu Âu đã thay thế nguồn cung cấp amoniac từ Nga bằng nguồn cung cấp từ các nước khác, đặc biệt là từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, dẫn tới việc gia tăng ngay lập tức và đáng kể về giá amoniac.

Thế nhưng, điều tương tự đã không xảy ra với ure, khiến mặt hàng này dư thừa ít hơn so với amoniac và do đó, giá ure tăng ít hơn.

Vai trò của Nga

Nga là nước sản xuất và xuất khẩu ure lớn nhất thế giới. Hầu hết các nước xuất khẩu ure lớn đều là những nhà sản xuất khí đốt lớn, điều này khẳng định lợi thế so sánh mà các nhà sản xuất khí đốt có được trong sản xuất ure, ngoại trừ Trung Quốc và Ai Cập.

Đối với hai quốc gia trên, ure có tính chiến lược đến mức nhà nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngành này, giúp tăng đáng kể năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Nga cùng với Ai Cập là nhà cung cấp ure chính cho EU.

Cairo giữ vị trí nhà xuất khẩu ure lớn thứ 2 sang khối 27 quốc gia thành viên, mặc dù lượng xuất khẩu hằng năm của Ai Cập thấp hơn nhiều so với Nga. Năm 2023, lượng xuất khẩu của quốc gia Bắc Phi sang EU chỉ đạt hơn 2 triệu tấn, trong khi con số này của Nga vượt quá 6,5 triệu tấn.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng những năm gần đây, EU đã tìm cách hạn chế nhập khẩu ure từ xứ sở bạch dương, ưu tiên mua hàng của quốc gia kim tự tháp.

Năm 2022, nhập khẩu ure của liên minh này từ Mỹ, Nigeria, Oman và một số nước châu Á đã tăng đáng kể.

Như đã đề cập ở trên, quy trình thay thế amoniac của Nga không đi kèm với quy trình thay thế ure tương đương.

Nguồn cung ure từ các nước khác tăng trong khi hàng từ Nga không theo xu hướng ngược lại, trớ trêu thay, chúng đã tăng lên trong cùng thời kỳ, tạo ra sự đột biến về nguồn cung trên thị trường EU. Yếu tố quyết định chính là sự gia tăng nhu cầu của châu Âu, rất có thể nhằm mục đích phòng ngừa, do lo ngại rằng Moscow có thể sử dụng ure làm công cụ thương lượng sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Việc đổ xô vào dự trữ ure đã đẩy giá loại phân bón này lên mức kỷ lục do nhu cầu đã vượt quá nguồn cung.

Do vậy, trong khi EU muốn thay thế ure của Nga bằng hàng từ các nước khác thì thị trường lại diễn biến theo hướng ngược lại: nguồn cung từ nước này vẫn được duy trì, thậm chí tăng lên, trong khi hàng từ các nước khác đắt hơn lại giảm đi.

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU

Rủi ro của EU

Nga cố gắng đảm bảo mức giá ure thấp hơn so với các nhà cung cấp toàn cầu khác vì nước này có lợi thế lớn về chi phí trong sản xuất. Vì sao?

Thứ nhất, ure chứa các nguyên liệu thô (khí đốt và amoniac), đưa Moscow trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu ure lớn nhất thế giới. Thứ hai, sản xuất mặt hàng này tại Nga ít ràng buộc về môi trường hơn đối với các doanh nghiệp. Ngược lại, việc sản xuất phân bón ở EU phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

Sự phụ thuộc của EU vào ure của Nga, từ một quốc gia mà khối này đang có xung đột trên nhiều mặt, kéo theo nguy cơ đáng kể, có thể khiến giảm hoặc thậm chí ngừng nhập khẩu.

Thực tế thị trường các mặt hàng khác cho thấy, liên minh có thể tìm nhiều nhà cung cấp có khả năng thay thế hàng nhập khẩu từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, quá trình thay thế có thể mất thời gian, dẫn tới nguy cơ xảy ra tình trạng khan hiếm ure kéo dài trên thị trường EU và hậu quả là giá tăng mạnh.

Yêu cầu từ nhà sản xuất châu Âu

Trong một thị trường EU mở cửa cho sự cạnh tranh, lợi thế về chi phí của các nhà sản xuất Nga đang khiến các nhà sản xuất châu Âu gặp bất lợi. Do đó, họ đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng các biện pháp bảo hộ.

Tuy nhiên, bất kỳ sự can thiệp tiềm tàng nào của EC đều có thể bị hạn chế để tránh gây tổn hại cho nông dân châu Âu, những người sử dụng cuối cùng các loại phân bón này.

Do đó, cần có một giải pháp cân bằng để bảo vệ cả nông dân, những người phải đối mặt với sự bất ổn về giá, và các nhà sản xuất ở châu lục này, những người đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với mức giá do các nhà cung cấp Nga đặt ra.

Một cách tiếp cận khả thi có thể là đưa ra các biện pháp khuyến khích mua phân bón được sản xuất tại EU và về lâu dài sẽ thúc đẩy sản xuất trong khu vực nhiều hơn, đồng thời hướng tới giảm dần việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hóa thạch để ưu tiên sử dụng phân bón sinh học.

Tóm lại, mặc dù Nga là đối thủ địa chính trị của EU, khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure của Moscow. Có khả năng, do căng thẳng đang diễn ra giữa khối này và Nga, EC sẽ bắt đầu các hành động nhằm giảm dần sự phụ thuộc này. Vì vậy, việc tăng giá được dự đoán trước, mặc dù sẽ có những nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng để giảm chi phí cho nông dân, từ đó tránh được tác hại quá mức cho lĩnh vực này, đồng thời giảm nguy cơ căng thẳng chính trị và xã hội.





Nguồn: https://baoquocte.vn/sau-khi-dot-day-chinh-la-mat-hang-chien-luoc-cua-nga-gay-nghien-eu-dieu-tro-treu-lam-kho-lien-minh-279937.html

Cùng chủ đề

Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Phương Tây cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt Nga có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ.

Hungary có bước tiến mới với Gazprom, khẳng định việc Ukraine cắt dòng chảy khí đốt Nga không quan trọng

Gazprom thông báo, công ty này và Hungary vừa ký một biên bản ghi nhớ về khả năng tăng lượng khí đốt được cung cấp từ Nga sang Budapest.

Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’?

Hai năm sau vụ nổ đường ống Nord Stream (tháng 9/2022), Hội đồng Bảo an họp theo yêu cầu của Liên bang Nga, Moscow chỉ trích các cuộc điều tra quốc gia về vụ việc thiếu các phát hiện có tính kết luận, đồng thời thiếu hành động tập thể của cơ quan gồm 15 thành viên này.

Hungary nói kinh tế châu Âu “gặp nạn” khi dừng mua khí đốt Nga, EU đang phải trả giá cao

Ngày 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, việc Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã gây nguy hiểm đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của khối.

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tăng vọt, cú thoát ngoạn mục khỏi cái bóng của USD, sắp chạm mốc 3.000 USD, vàng nhẫn chốt lời

Giá vàng hôm nay 13/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng khi thoát khỏi sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá sẽ tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan nhưng đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.

Dấu hiệu thị trường khan hàng, giá tiêu Việt xuất khẩu tăng hơn 73%

Giá tiêu hôm nay 13/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp đà giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 146.000 đồng/kg.

“viên ngọc” cuốn hút của miền Tây Australia

Perth, thủ phủ của bang Tây Australia, là thành phố đầy năng động và cuốn hút, vẽ nên nét giao thoa giữa cuộc sống hiện đại và vẻ đẹp thiên nhiên yên bình.

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ghi điểm tốt hơn Phó Tổng thống Kamala Harris về việc ai sẽ điều hướng đất nước tốt hơn qua các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông.

Hành động thúc đẩy bình đẳng giới, để trẻ em gái làm chủ tương lai

Ngày 12/10, tại tỉnh Vĩnh Long, gần 300 đại biểu gồm lãnh đạo ngành giáo dục, thầy cô giáo, học sinh, cùng đại diện các cơ quan của Liên hợp quốc đã tham gia sự kiện truyền thông “Trẻ em gái làm chủ tương lai”.

Bài đọc nhiều

Bộ Ngoại giao thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 11/10, tại Trụ sở Bộ, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Việt Nam-Ấn Độ nhất trí sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương

Thủ tướng Việt Nam và Ấn Độ nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao theo hình thức linh hoạt giữa lãnh đạo 2 nước; sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương. Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44-45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ...

“Cơ hội vàng” hợp tác, giao thương cho doanh nghiệp ngành điện tử và thiết bị thông minh

‌Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện tử, Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) sẽ được tổ chức từ 30/10-1/11 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E) – 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Một cuộc chiến thương mại là “không thể tránh khỏi”

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là điều "không thể tránh khỏi"

Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vọt, cú thoát ngoạn mục khỏi cái bóng của USD, sắp chạm mốc 3.000 USD, vàng nhẫn chốt lời

Giá vàng hôm nay 13/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng khi thoát khỏi sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá sẽ tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan nhưng đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.

Dấu hiệu thị trường khan hàng, giá tiêu Việt xuất khẩu tăng hơn 73%

Giá tiêu hôm nay 13/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp đà giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 146.000 đồng/kg.

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Iran, nhiều rủi ro về nguồn cung năng lượng

Sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/10 tuyên bố mở rộng các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu của Tehran.

IMF điều chỉnh cơ chế cho vay, nhiều quốc gia ‘thở phào’ khi tiết kiệm được hàng tỷ USD

Các cải cách về cơ chế cho vay của Tổ chức Tiền tệ thế giới (IMF) công bố ngày 11/10 đưa 8 quốc gia mắc nợ thoát khỏi yêu cầu phải trả phụ phí khi vay từ IMF.

Mới nhất

Kỷ luật 3 giáo viên ở Hà Nội vì nữ sinh lớp 5 bị đánh rách mặt ngay tại trường

Sự việc được xác định diễn ra vào 14h30 ngày 28/8 tại Nhà thể chất của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)  Cụ thể, trong giờ tập Aerobic, em N.N.P.L (học sinh lớp 5A3) mâu thuẫn và bị bạn trai cùng lớp là S. đánh gây xây xước ở vùng mặt.  Sau khi xảy ra xô...

Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng đầu năm

GRDP đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSHTại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 17, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng...

Hội nghị khoa học ghép tạng toàn quốc lần thứ IX

(Bqp.vn) - Sáng 12/10, tại Hà Nội, Học viện Quân y phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị khoa học ghép tạng toàn quốc lần thứ IX với chủ đề “Ghép...

Vinh danh “100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024” | Doanh nhân | Tài Chính

Ngày 11-10, Diễn đàn "Phát triển bền vững, chinh phục toàn cầu" và Lễ vinh danh "100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024" do Vietnam Brand Purpose và Brand Finance, được tổ chức tại TP HCM.Đây là sự kiện mang đến cho doanh...

Mới nhất