Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiSau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất...

Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (bìa phải) và ông Jeremy Segay - tùy viên nghe nhìn Đại sứ quán Pháp, trao giải cao nhất của HIFF 2024 - giải Ngôi sao vàng cho đạo diễn Sheron Dayoc, phim The gospel of the beast (Phúc âm thư của quái thú), phim Philippines - Ảnh: HIFF

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (bìa phải) và ông Jeremy Segay – tùy viên nghe nhìn Đại sứ quán Pháp, trao giải cao nhất của HIFF 2024 – giải Ngôi sao vàng cho đạo diễn Sheron Dayoc, phim The gospel of the beast (Phúc âm thư của quái thú), phim Philippines – Ảnh: HIFF

GS.TS Trình Quang Phú, viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Phương Đông, chia sẻ quan điểm của ông nhân tọa đàm này tại HIFF.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, mở cửa, hội nhập quốc tế, đoàn kết và hữu nghị là nguyên tắc sống còn để tạo nên những điều kiện tiên quyết của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21.

Bởi vì, có hội nhập là có thị trường, có hội nhập là có phát triển. Hội nhập là yếu tố sống còn để phát triển không chỉ kinh tế mà cả của văn hóa.

Tuy nhiên, bất cập của hội nhập là sự biến tiết nền văn hóa. Do vậy, hội nhập nhưng không hòa tan là thuộc tính của quốc gia độc lập.

Từ HIFF, điện ảnh TP.HCM cần cơ chế để cất cánh

TP.HCM là đô thị lớn nhất Việt Nam và nằm trong tốp những đô thị lớn của thế giới, có vai trò đầu tàu cho cả nước.

Cư dân TP.HCM là quy tụ cả nước và Việt kiều trên khắp thế giới có gần đủ 54 dân tộc anh em. Vì vậy, nền văn hóa thành phố là phong phú, đa dạng, hội tụ đủ các yếu tố của cả nước.

GS.TS Trình Quang Phú

GS.TS Trình Quang Phú

Thành phố đang trong thời kỳ phát triển của cơ chế thí điểm, tôi tin rằng thành phố sẽ có định hướng và lộ trình tối ưu cho việc hội nhập quốc tế để phát triển nền văn hóa nói chung, văn học và điện ảnh nói riêng.

Nền văn hóa và nền điện ảnh thành phố sẽ hội nhập nhanh và phát triển ngang tầm thời đại khi có cơ chế để cất cánh.

Các nhà nghiên cứu quản lý điện ảnh đã đánh giá vị trí, vai trò to lớn của điện ảnh.

Là một người làm công tác khoa học, là một nhà văn, tôi nghĩ hiểu như thế này:

Điện ảnh là môn nghệ thuật cao cấp, mang tính tổng hòa của văn, của thơ, của nhạc, của họa, của kịch… nó được đưa đến công chúng bởi các nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên tài năng.

Vì vậy, nếu nói văn hóa là hồn cốt của dân tộc, thì điện ảnh là hồn cốt của hồn cốt. Khi điện ảnh cất cánh và trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn sẽ là động lực đưa tâm thức con người lên, đưa kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế du lịch.

Điện ảnh chính là nhịp cầu để kết nối con người đến với nhau.

Nói cách khác, điện ảnh là đại sứ của nhân loại, đại sứ không có biên giới. Điện ảnh có sứ mệnh tiên phong, có sứ mệnh quảng bá đất nước.

Chúng ta nhớ phim Đông Dương đã giúp thế giới biết vẻ đẹp kiều diễm của Hạ Long. Phim Người Mỹ thầm lặng đã một phần nhắc đến vẻ đẹp xưa của Sài Gòn.

Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp Phú Yên đón nhiều khách du lịch. Và bộ phim King Kong đảo đầu lâu đã làm thế giới rung động về những vùng hang động, phong cảnh sông núi hữu tình ở Ninh Bình, Quảng Bình.

Phim Chuyện của Pao đã làm người xem thích thú bởi phong cảnh thơ mộng hùng vĩ của vùng núi rừng Hà Giang.

Đặc biệt mới đây, phim A Tourist’s Guide to Love (Tình yêu qua cuộc hành trình của một du khách) giới thiệu cảnh đẹp và những nét văn hóa đậm bản sắc Việt Nam thông qua cuộc hành trình du lịch từ TP.HCM đến Hà Nội, Hà Giang của một du khách là cô gái nước ngoài.

Bộ phim làm nức lòng người xem, lọt vào top 10 phim nói tiếng Anh ăn khách nhất toàn cầu trong tuần lễ đầu công chiếu. Sau đó, nhiều du khách đến Việt Nam cho biết họ thích đến Việt Nam từ sự hấp dẫn của bộ phim.

Nói như vậy để thấy vai trò đại sứ, vai trò quảng bá đất nước, kích cầu du lịch của điện ảnh.

Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM có các nội dung như: Thu hút sản xuất nội địa - Phát hành toàn cầu; Liên kết và khai thác điểm mạnh nguồn lực một số địa phương và hợp tác sản xuất quốc tế - Ảnh: HIFF

Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM có các nội dung như: Thu hút sản xuất nội địa – Phát hành toàn cầu; Liên kết và khai thác điểm mạnh nguồn lực một số địa phương và hợp tác sản xuất quốc tế – Ảnh: HIFF

Hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh

TP.HCM là một kho đề tài to lớn và phong phú cho điện ảnh và văn học nghệ thuật. 300 năm hình thành và phát triển của TP.HCM biết bao điển tích, sự kiện.

Sài Gòn 100 năm trước là nơi Bác Hồ có mối tình đầu sâu sắc, nhưng Người phải hy sinh để ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn là nơi đã diễn ra ngày toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế giới.

Chúng ta có Củ Chi trong kháng chiến chỉ cách trung tâm đầu não của cuộc chiến tranh xâm lược có 30 cây số, là căn cứ vững chắc của cách mạng với 250 cây số địa đạo.

Ở đó, có biết bao câu chuyện về những mối tình đẹp của các đôi nam nữ chiến sĩ cách mạng, có biết bao câu chuyện lâm ly về sự hy sinh tinh thần, vật chất và thân xác.

Sự hy sinh anh dũng và lẫm liệt ấy ngàn năm sau vẫn là ngọn lửa sáng, nồng ấm.

Một Cần Giờ, dưới tán rừng đước sinh quyển, cửa ngõ ra biển của thành phố, ẩn giấu biết bao câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, mỗi trái tim đều rung cảm.

Một Sài Gòn, từ cơ chế bao cấp đã thoát thân đã xé rào đổi mới để trở thành TP.HCM đầu tàu của cả nước. Và đang ngoan cường đổi mới bằng cơ chế thí điểm, để luôn là đầu tàu mạnh của đoàn tàu Việt Nam.

Đây chính là đề tài cho những câu chuyện dài nhiều tập rất sâu sắc và hấp dẫn cho điện ảnh, cho văn học nghệ thuật.

Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM - Ảnh: HIFF

Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM – Ảnh: HIFF

Tôi hy vọng TP.HCM sẽ đưa điện ảnh, văn hóa ngang với kinh tế và có đầu tư đúng mức, đặc biệt có cơ chế phù hợp để phát triển điện ảnh.

Trong cơ chế, tôi nghĩ bắt buộc phải có cơ chế về vốn, cơ chế để có kịch bản hay, có đủ điều kiện để xây dựng những bộ phim có tầm cỡ.

Thành phố cũng cần có cơ chế hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh, để không chỉ chúng ta làm phim mà thế giới đến Việt Nam làm phim, và cùng chúng ta làm phim về thành phố, về Việt Nam.

Có cơ chế thích hợp, các nhà văn, các biên kịch, đạo diễn, các diễn viên điện ảnh sẽ dành tâm huyết để làm nên những tác phẩm ngang tầm thời đại.

Từ liên hoan phim quốc tế này, tôi nghĩ sẽ mở ra cho thành phố những bước đi mới huy hoàng bằng điện ảnh và cho điện ảnh.

HIFF phải HIFF phải ‘lì lợm’ để tạo nên đẳng cấp

Đó là lời nói thú vị của đạo diễn Lương Đình Dũng – giám khảo một hạng mục tại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần 1 – để HIFF dần tạo được chỗ đứng trong khu vực và trên thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng chính sách để công nghiệp văn hóa đóng góp hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình

(Tổ Quốc) - Sáng 20/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo trực tuyến Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Hội thảo được kết nối trực tuyến đến các sở VHTT, VHTTDL và các địa...

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam, phát huy truyền thống, vững bước hướng tới tương lai

Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tổng thể đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030. ...

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sinh viên Đại học Duy Tân đứng nhất khối phần mềm mã nguồn mở

Đội DTU_DZ_1 của Đại học Duy Tân đã giành giải nhất khối thi phần mềm mã nguồn mở tại cuộc thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 33 diễn ra tại Đại học Công nghiệp Hà Nội từ ngày 10 đến 13-12. ...

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa được vinh danh là "Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho Môi trường và Bền vững của Indonesia" vì những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại đất nước vạn đảo. ...

Xuân tình nguyện 2025: Cùng sẻ chia nghĩa tình mùa xuân

Chiến dịch Xuân tình nguyện 2025 tại TP.HCM đã chính thức khởi động từ ngày 22-12 cùng khoảng 3.000 chiến sĩ tình nguyện có mặt tại lễ ra quân. Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà cho biết dự kiến...

Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách

Đại học Quốc gia TP.HCM đã tinh giản biên chế gần 10 năm qua với số viên chức nhận lương từ ngân sách nhà nước hiện còn 1.154 người (khoảng 18%). Đại học Quốc gia TP.HCM vừa tổng kết nghị quyết số 18 của...

Quýt hồng Lai Vung lên chậu kiểng đi Hà Nội

Quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cung ứng cho thị trường Tết Ất Tỵ khoảng 4.000 tấn, riêng quýt kiểng trồng chậu được khách Hà Nội đặt hàng sớm, nhà vườn phấn khởi. Ông Nguyễn Hùng Dũng, ngụ xã Vĩnh Thới, huyện Lai...

Bài đọc nhiều

Hàng chục đoàn du khách mỗi ngày đến viếng thăm nhà lưu niệm Đại Tướng ở Quảng Bình

Những ngày tháng 12 lịch sử, tại nhà lưu niệm và nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, không khí tràn ngập lòng thành kính và tự hào. Hàng chục đoàn du khách, gồm cựu chiến binh, cựu công an, học sinh, sinh viên và người lao động từ khắp mọi miền đất nước, đã đến thăm viếng, dâng hương để tưởng nhớ công...

Cụ ông lấy bằng tiến sĩ Toán học ở tuổi 85

Ở tuổi 85, kỹ sư người Mỹ gốc Ấn Độ Ramesh Sharma vừa nhận tấm bằng tiến sĩ từ Đại học Texas ở Arlington (UTA) trong khuôn khổ lễ tốt nghiệp của trường khoa học. ...

Hai việc cần làm ngay của Bưu điện Việt Nam

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, có 2 việc Bưu điện Việt Nam cần làm ngay là giảm bộ máy trung gian từ 17% xuống 10% và đổi mới 30% cán bộ từ cấp trưởng ban. Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNP), chiều ngày 18/12. Năm...

Rực rỡ đêm vinh danh và trao Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam 2024

(Tổ Quốc) - Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân TP.HCM và Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Truyền thông Vinama tổ chức Lễ vinh danh và trao...

Cùng chuyên mục

Xuân tình nguyện 2025: Cùng sẻ chia nghĩa tình mùa xuân

Chiến dịch Xuân tình nguyện 2025 tại TP.HCM đã chính thức khởi động từ ngày 22-12 cùng khoảng 3.000 chiến sĩ tình nguyện có mặt tại lễ ra quân. Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà cho biết dự kiến...

iPhone 17 Pro có thể trở thành siêu phẩm của năm 2025?

Những tin đồn mới nhất cho thấy, iPhone 17 Pro sẽ được Apple nâng cấp với nhiều tính năng vượt trội so với iPhone 16 Pro. Thiết kế và chất liệu mới Nguồn tin của The Information cho biết, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ chuyển sang khung nhôm, giúp giảm trọng lượng và tạo cảm giác mỏng nhẹ hơn so với các phiên bản trước.  Các dòng iPhone Pro trước iPhone 15 Pro dùng khung thép không gỉ...

‘Gien tối’ ẩn trong DNA con người lần đầu được tiết lộ

Hồ sơ của chúng ta về bộ gen người có thể vẫn còn thiếu hàng chục ngàn "gien tối" liên quan đến nhiều bệnh khác nhau. ...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 23/12/2024

(Tổ Quốc) - Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề "Vinh quang Điện Biên Phủ- Trải nghiệm bất tận"; Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam 2024; Sau khi thắng Myanmar với tỷ số 5-0, đội tuyển...

Mới nhất

Người dân TPHCM sử dụng Metro số 1 để đi học, đi làm trong sáng đầu tuần

(Dân trí) - Nhiều người dân ở TPHCM sử dụng tàu Metro số 1 để đi học, đi làm trong ngày thứ hai tuyến này đi vào hoạt động để tránh kẹt xe. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dan-tphcm-su-dung-metro-so-1-de-di-hoc-di-lam-trong-sang-dau-tuan-20241223110117249.htm

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” với quy mô 90 gian hàng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực...

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa được vinh danh là "Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho Môi trường và Bền vững của Indonesia" vì những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại đất nước vạn đảo. ...

Mẹ vợ khởi nghiệp cùng chàng rể Tây

Ở tuổi 53, bà Lê Thị Ngọc Trinh (quê Tây Ninh) khởi nghiệp cùng con rể người Pháp mở quán ăn bán các món Việt truyền thống ở TP.HCM. Bất ngờ, quán nhận được sự ủng hộ của nhiều khách nước ngoài. Câu chuyện mẹ vợ cùng chàng rể Tây - anh Timothée Rousselin (thường gọi là Tim) mở quán ăn ở Q.1...

Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, chương trình “Tiếp cận Y tế toàn diện” là một sáng kiến quan trọng, không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền...

Mới nhất